20/11/2021
http://thuymyrfi.blogspot.com/2021/11/huong-nguyen-tiep-tuc-sai-lam.html
1) Đêm qua, dân Sài Gòn xuống đường thật đông để tưởng
niệm hơn 23 ngàn đồng bào chết đau đớn trong dịch cúm Tàu. Tôi tôn trọng sự tưởng
niệm này. Nhưng dưới con mắt của một bác sĩ, tôi thấy mọi người lại tiếp tục
sai lầm.
2) Tưởng niệm người đã mất...Tưởng nhớ trong
trầm mặc, đau đớn, lặng lẽ và sâu lắng. Ai đã từng mất người thân, sẽ biết rằng
nỗi đau này giằng xé nhiều năm dài đăng đẳng, có khi suốt đời...
Nếu không có dịch, thì mọi hình thức đánh trống
khua chiêng để gióng lên sự kiện gì đó còn có thể bỏ qua được. Còn ngay thời điểm
này, khó lòng chấp nhận.
Một ngọn nến nhỏ thắp trước nhà hay ở ngã ba
đường, một giây phút lặng lẽ thương tiếc, tưởng niệm giữa lúc dịch giã như thế
này là đủ.
3) Theo tôi, con số nhiễm thực sự cao hơn con
số công bố trên báo đài rất nhiều. Vì bản thân là bác sĩ, tôi nhận được rất nhiều
cuộc gọi, bệnh nhân tự test ở nhà, ra kết quả dương tính, tự điều trị luôn. Họ
đã chích đủ 2 mũi vaccin, nên họ được tự do đi lại. Vì họ không báo cho phường
biết, nên họ cứ là những F0 tự do nhất trên đời !
4) Gần đây, khoa cấp cứu của bệnh viện tôi làm
việc, số lượng bệnh nhân F0 tăng đột biến, có bác sĩ nói tỉ lệ tăng giống như
thời đang đỉnh dịch.
Dân Việt Nam ưa tụ tập, bất kể sự kiện gì ! Tôi sợ
rồi lại phải trả giá đắt cho thói quen này.
5) Con cúm Tàu này dạy cho ta nhiều bài học.
Trong đó, tập sống cô đơn, ung dung tự tại để tồn tại. Trong đó, không a dua bầy
đàn để tồn tại...
HƯƠNG NGUYỄN 20.11.2021
================================
.
https://www.facebook.com/nhidu.luu/posts/1330562864013533
{Suy nghĩ sau đêm tưởng niệm đồng bào ta tử vong vì
Covid-19}
23.578 là số ca tử vong vì Covid-19 ở nước ta - đó
là số liệu mới nhất tính đến chiều tối 19-11.
Theo quan điểm chính thống của nhà nước, trong số những linh hồn đó có linh hồn
là hy sinh, có linh hồn bị tử vong (chết). Nhưng điểm chung là tất cả những
linh hồn này đều bị chết vì virus SARS-CoV-2, cũng là tác nhân gây ra cái chết
cho hơn 5 triệu người trên toàn thế giới tính đến hôm nay. Và hiện mỗi ngày
trên thế giới vẫn còn hơn 8.000 ca tử vong vì SARS-CoV-2. Họ là những người tử
vong vì Covid.
Hồi tôi ở chiến trường K, có thằng đánh nhau
chết, dẫm mìn chết; đi cải thiện té từ trên cây sầu riêng cao ngất chết, đi hái
cà phê đạp mìn hay bị địch phục bắn chết, đi ra suối bắt cá gặp lũ hay bất cẩn
rơi xuống sông suối chết; sốt rét, sốt ác tính chết… đều được phong liệt sĩ. Nếu
căng cứng theo nguyên tắc, có thằng liệt sĩ, có thằng tử sĩ nhưng đồng đội với
nhau ai nỡ…
Chết là bình đẳng nhất, bởi có hy sinh hay tử
vong vì Covid-19, cũng như tất cả chúng ta khi ra đi, đều đi tay trắng...
Hãy để những linh hồn tử vong vì Covid-19 được
ra đi thanh thản…
Và hối tiếc. Tôi muốn chúng ta, tất cả chúng
ta đi (trách nhiệm tập thể!) nên hối tiếc. Dịch Covid-19 cũng tàn phá chúng ta
khá sớm, qua 3 đợt dịch ta “chiến thắng vẻ vang”. Đợt thứ 4 là đợt “phản công”
dữ dội nhất của đại binh đoàn SARS-CoV-2 và nói thẳng là chúng ta thất thủ.
“Lúc đó chưa có thuốc điều trị, TP tập trung
xây dựng bệnh viện dã chiến để tập trung ca mắc Covid-19. Nhưng tập trung xong
ngồi đó ngó, ai khỏe vượt qua, ai mệt thì đi nằm bệnh viện. Việc này tạo áp lực
căng thẳng rất lớn. Giữ F0 lại ngăn chặn nguồn lây nhưng tập trung họ lại xong
không biết làm gì”, Bí thư TP HCM Nguyễn Văn Nên phát biểu. Thực tế là vậy.
Ông Tăng Chí Thượng, giám đốc Sở Y tế TP thẳng
thắn thừa nhận: “Nếu không có vaccine sớm, chưa biết điều gì xảy ra”.
Vậy, khi thế giới đã trải qua gần 1 năm rưỡi đối
phó với Covid-19, chúng ta cũng đã qua 3 đợt đối đầu với SARS-CoV-2 lại không học
được gì, không chuẩn bị được gì?
Chúng ta có chậm trong “chiến lược vaccine”?
Và tại sao khi có vaccine, ngoài ưu tiên cho
tuyến đầu, sao không tiêm ngay cho những người có bệnh nền, những người trên 65
tuổi? Tại sao lúc triển khai tiêm vaccine cho dân đợt đầu lại hạn chế chỉ tiêm cho
những người dưới 65 tuổi? Giá như ngay lúc đó cho những đối tượng này tiêm
vaccine trước thì con số tử vong mà chúng ta tưởng niệm hôm nay sẽ khác, chắc
chắn sẽ ít hơn. Và sẽ ít hơn nếu chúng ta…
GS Nguyễn Văn Tuấn trích câu này rất ý nghĩa:
“Trong y khoa có câu: “Mỗi bác sĩ ngoại khoa đều mang theo mình một nghĩa trang
nhỏ, nơi mà họ đến để bày tỏ những cay đắng và thương tiếc, nơi mà họ phải tìm
câu trả lời cho những thất bại của mình". Tương tự, Bộ Y tế cũng có nhiều
nghĩa trang như thế”…
Thôi, hãy để hơn 2,3 vạn đồng bào mình yên nghỉ…
Ở thế giới bên kia, tất cả họ đều bình đẳng…
.
============================================
.
.
https://www.facebook.com/huu.nguyet.56/posts/633640667641137
1. Lẽ ra, lãnh đạo
thành phố không nên phân biệt dân với dân.
Thành phố vật vã trong đại dịch, người giàu
cũng mất người nghèo cũng mất, đâu cũng cũng là dân nước mình.
Thành phố nếu rộng rãi đã quyết, “Tất cả các hộ
dân trên địa bàn thành phố sẽ nhận được hỗ trợ…”.
Chắc chắn, người có điều kiện sẽ nhường lại
cho người khó khăn hơn. Mà khi ấy cũng sẽ không có cảnh rà soát danh sách, rồi
này kia kia khác.
Tiếc rằng, lãnh đạo thành phố lại minh định rạch
ròi phận dân.
2. Nghĩa tử là
nghĩa tận, tử bất đắc xét, hết cõi tạm lúc về tay trắng như nhau.
Nhưng, đến lúc này rồi, thành phố vẫn phải
phân biệt tử vong với hy sinh, đồng bào với chiến sĩ, mà chiến sĩ nào không là
con là em của nhân dân, chiến sĩ nào không là huyết nhục của đồng bào…
Lãnh đạo thành phố đừng vậy nữa, đừng cố phân
biệt giai tầng nhân dân nữa, đừng làm cho nhân dân có cảm giác bị phân loại nữa.
3. Không ai nghĩa
tình, lại hành xử vậy, bao giờ!
.
No comments:
Post a Comment