Nhân
ngày “học trò nhớ ơn thầy giáo”…
Trương
Nhân Tuấn
20/11/2021
https://baotiengdan.com/2021/11/20/nhan-ngay-hoc-tro-nho-on-thay-giao/
“Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”; “Không thầy đố
mầy làm nên”… là các câu ca dao của Việt Nam nói lên “nghĩa vụ” của người con,
của người học trò đối với bậc phụ mẫu và thầy giáo.
Văn minh Trung Hoa mà Việt Nam ảnh hưởng sâu đậm
còn nhấn mạnh vai trò của người thầy trong xã hội. Thứ bậc của người thầy đứng
trên cha mẹ: “Quân, sư, phụ”. Đứng đầu là vua, kế đến là thầy, sau chót mới là
cha (mẹ). Đọc truyện, hay coi phim Trung Hoa ta thấy người học trò là “đệ tử”,
gọi thầy là “sư phụ”. “Sư” là thầy và “phụ” là cha. Thầy đứng trên cha.
Việt Nam ảnh hưởng sâu xa văn minh Trung Hoa.
Trật tự xã hội ở Việt Nam đã được định hình như vậy, kéo dài hàng ngàn năm.
Trong suốt quảng thời gian đó ta không hề thấy có cái gọi là “ngày của thầy”,
“ngày của mẹ” hay “ngày của cha”. Đây không phải là một sự thiếu sót trong quá
trình xây dựng xã hội và quốc gia. Bởi vì xã hội Việt Nam ngày đó con cái luôn
phụng dưỡng cha mẹ già. Con cái coi đó là “nghĩa vụ tự nhiên” của mỗi người
con. Có gia đình, cả họ ba, bốn đời sinh sống chung trong một ngôi nhà.
Tương tự học trò luôn kính trọng thầy cô, coi
đó là “nghĩa vụ” của học trò. “Phụng dưỡng cha mẹ già” và “kính trọng thầy cô”
đã trở thành những “giá trị cốt lõi” xây dựng nên quốc gia tên gọi Việt Nam.
Cho dầu thù nghịch với tư tưởng bành trướng của
lãnh đạo cộng sản Trung Quốc, nhưng cái nào (của văn minh Trung Hoa) “tốt”, cái
nào “hay” ta phải nhìn nhận rằng nó “tốt” và “hay”. Văn minh Trung Hoa không phải
do tập đoàn vô luân cộng sản xây dựng nên. Cộng sản Trung Quốc hay cộng sản Việt
Nam đều xuất phát từ một lò duy vật, vô nhân tính.
Cái nào “tốt” ta giữ. Cái nào đồi phong bại tục,
hủ bại… ta bỏ.
Những cái đã được thời gian thách thức, được
xã hội chọn lọc và lưu truyền đời này sang đời khác… những cái đó trở thành các
“giá trị nền tảng”. Người ta thấy không cần phải rườm rà, đặt ra các ngày lễ
như “ngày của mẹ”, ngày “học trò nhớ ơn thầy giáo” v.v…
Thời trước, con cái hỗn láo với cha mẹ, học
trò bất nghĩa với thầy cô… xã hội sẽ trừng phạt đứa con bất hiếu, đứa học trò bất
nghĩa.
Xã hội bây giờ, với chủ nghĩa duy vật được
sùng bái, người ta trọng “bề ngoài”. Thực tế cho thấy là càng có nhiều “ngày lễ”
về cha, mẹ, thầy cô… thì số phận cha, mẹ, ông bà… càng “thê thảm”.
Chuyện ông bà bị cháu con bạc đãi. Chuyện con
cái đuổi cha mẹ già ra khỏi nhà… Chuyện con cái kiện cha mẹ, con cái đầu độc,
giết cha mẹ để lấy của cải… là chuyện “thường ngày”…
Quan hệ thầy trò thời xã nghĩa cũng không còn
như ngày xưa. Đọc báo ta thấy các chuyện thầy giáo hiếp dâm học trò, thầy giáo
“mua trinh” học trò… là chuyện cơm bữa. Chuyện gian lận thi cử, chuyện bằng cấp
giả, chuyện học giả bằng thật… là chuyện thường tình. Ta có thể nói rằng 90% đảng
viên CSVN có bằng cấp giả, học giả bằng thật.
Nhìn thực tế xã hội chỉ đem lại sự chua chát.
Họ trò tốt nghiệp cử nhân, thạc sĩ… đa số không có công ăn chuyện làm. Một số lớn
cử nhân, thạc sĩ phải giấu bằng cấp để xin việc làm, chạy xe grab hay làm phụ hồ.
Trách nhiệm là do thầy dạy, do mô hình phát
triển quốc gia không phù hợp, hay do gia đình?
Những người tiêm nhiễm “văn hóa cổ”, kiểu người
VNCH ở miền Nam ngày xưa, hiển nhiên phải chậc lưỡi thở than. Đạo đức xã hội,
giềng mối giống nòi nay đã “nát bét” hết rồi.
Càng gò ép người dân phải “ơn đảng, ơn nhà nước”,
hay buộc học trò phải “nhớ ơn thầy”, càng làm cho xã hội sống trong giả dối. Xã
hội Việt Nam đã từ lâu là “xã hội đạo đức giả”.
Thỉnh thoảng tôi viết bài chỉ trích lề lối cai
trị độc tài, ngu dân của đảng CSVN thì mỗi lần có những lời biện hộ kiểu “vị thế
của Việt Nam ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế”. Ông chủ tịch nước
này, ông thủ tướng nọ của Việt Nam được tiếp đón long trọng ở nước ngoài…
Biện hộ kiểu vậy chỉ cho người dân Việt Nam thấy
rằng mục tiêu của đảng CSVN là củng cố vị thế của đảng, hay của đảng viên lãnh
đạo cao cấp… trước trường quốc tế. Trong khi trách nhiệm của người lãnh đạo quốc
gia là “phục vụ cho người dân”, chăm lo cho đời sống của người dân… chớ không
phải để phục vụ cho đảng, hay cho đảng viên.
Hôm qua tôi có đăng lại bài phê bình vụ “mừng ngày nhà giáo VN” viết từ năm 2016. Nhiều người
(thầy giáo, cô giáo) chỉ trích. Tôi tái khẳng định lại ý kiến của tôi là không ủng
hộ vụ “mừng ngày thầy giáo” kiểu duy vật bây giờ.
Có một thời gian thầy giáo, cô giáo VN bị liệt
vào thành phần “phản động”, tức là giai cấp “trí” trong bốn giai cấp “trí, phú,
địa, hào” cần tiêu diệt. Một số lớn các vị “giáo sư đáng kính” của VN đương đại
là những đứa học trò đã từng quăng đá cho tới chết thầy cô của chúng trong thời
kỳ “cách mạng văn hóa”, thập niên 50 thế kỷ trước ở Bắc VN.
Tôi cho rằng toàn bộ nhân sự thuộc ngành giáo
dục của VN, thay vì yêu cầu học trò “nhớ ơn” mình, họ cần phải “nhìn lại” lịch
sử, cần phải kiểm điểm lại trên thực tế mình đã giúp gì cho học trò nói riêng
và xã hội Việt Nam nói chung?
Bằng cấp của VN không nơi nào nhìn nhận. Học
trò đào tạo không bao nhiêu đứa sinh sống bằng cái học của mình.
Thầy không có tư cách của thầy thì trò không
có nghĩa vụ của trò. Cái học ngày nay đã hỏng rồi. Hỏng hiểu theo nghĩa “thời
thế”.
Chính sách giáo dục của đảng đã làm tan nát hết
cả trật tự xã hội truyền thống của VN. Nhưng trách nhiệm của thầy cô cũng không
nhỏ. Thay vì cố gắng gượng lại, giữ được cái nào hay cái đó. Họ càng thúc đẩy
cho quá trình hủy diệt thêm nhanh.
.
----------------------------------------------------------------
.
.
Trương
Nhân Tuấn
20/11/2021
https://baotiengdan.com/2021/11/20/mung-ngay-nha-giao-viet-nam/
Ngày 20 tháng 11 là ngày “nhà giáo Việt Nam”.
Ý nghĩa của ngày này là gì? Theo các trang dữ liệu mở trên internet, ngày “thầy
giáo VN” lấy hứng từ “hiến chương quốc tế” của các nhà giáo tổ chức tại Ba lan
năm 1949, mục đích nhằm chống lại lề lối giáo dục tư sản, phong kiến, xây dựng
một nền giáo dục tiến bộ.
Đợt “cách mạng văn hóa”, ở VN cũng như ở TQ,
thập niên 50 thế kỷ trước, mục đích là chống lại “lề lối giáo dục tư sản, phong
kiến” đồng thời “xây dựng một nền giáo dục tiến bộ”.
Kết quả ra sao, đọc lại lịch sử mọi người hẵn
phải “rợn da gà”. Thầy giáo thuộc giai cấp “trí”, tức là giai cấp đứng đầu bốn
giai cấp (trí, phú, địa, hào) cần phải tiêu diệt. Biết bao nhiêu thầy giáo, cô
giáo đã phải bỏ mạng oan uổng, bằng những phương pháp nhục nhã, dưới sự hành hạ
của những đứa “học trò yêu dấu” ngày xưa.
Văn hóa truyền thống “tôn sư trọng đạo” của Á
Đông tồn tại từ ngàn năm bỗng chốc tiêu tan.
Bên Trung Quốc, có những giáo sư đại học danh
tiếng đã bị sinh viên làm nhục, trói tay, kéo lê dưới đất cho tới chết.
Không biết từ bao giờ ngày này lại trở thành
ngày “tôn sư trọng đạo”. Tức là ngày học trò nhớ ơn thầy giáo.
Ngày nhà giáo bị bạc đãi, “thê lương” như vậy
có nên “ăn mừng” hay không? Theo tôi, ngày này nên là ngày thầy giáo, cô giáo
ngẫm lại, tự vấn lại mình.
“Bốn ngàn năm dân không chịu lớn”, thực ra là
chỉ mới vài thập niên nay thôi, dân không chịu lớn, cũng như VN là một quốc gia
ngoại lệ không chịu phát triển.
Tại cha mẹ hay tại thầy cô?
Tới năm 1975, miền nam VNCH vẫn còn “trên cơ”
rất xa (về giáo dục) so với các nước lân bang như Nam Hàn, Thái Lan, Đài Loan…
Dĩ nhiên ta không thể phủi ơn bọn Tây thực dân đã xây dựng sẵn nền tảng hạ tầng.
Hệ thống giáo dục, từ tiểu học lên tới đại học, từ trường ốc cho tới chương
trình, giáo khoa, sư phạm… đều được tổ chức bài bản. Bằng cấp của VNCH thời đó,
như kỹ sư, bác sĩ, luật sư… được các nước tiên tiến công nhận.
Tất cả những thứ đó, sau năm 1975, bị liệt vào
“giáo dục tư sản”, bị tiêu diệt, xóa bỏ, nay không còn vết tích.
Thầy giáo, cô giáo… hiện nay nghĩ gì về hiện
tượng cử nhân tốt nghiệp ra trường thất nghiệp dài dài? Có người phải giấu bằng
cấp, xin đi học nghề, để hy vọng có được việc làm.
Dĩ nhiên không phải lỗi hoàn toàn của người
làm công tác giáo dục. Nhưng khi một người thầy nhìn đám học trò mà mình dạy dỗ
phải lao nhao thất nghiệp, những gì mình dạy cho chúng đều không chút hữu dụng.
Ta có thể đòi hỏi những đứa học trò đó phải “nhớ ơn” mình không?
Tôi cũng nghĩ rằng, không thiếu những bậc trưởng
thượng về giáo dục ở VN hiện nay, đang vui vẻ trước những quà tặng cũng như những
lời chúc tụng của học trò, lại là những đứa trẻ ngày xưa đã đấu tố thầy giáo,
cô giáo nó cho đến chết.
No comments:
Post a Comment