Mỹ - Trung tranh đấu,
Biden có bỏ quên nhân quyền ở Việt Nam?
BBC
News Tiếng Việt
17 tháng 11 2021
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-59319609
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/11D8A/production/_121589037_202012asia_vietnam_wr.jpg
Các tù nhân chính
trị VN (từ trái qua): Phạm Chí Dũng,, Phạm Đoan Trang, Lê Hữu Minh Tuấn, Cấn Thị
Thêu, Trần Đức Thạch, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư, Đinh Thị Thuy Thủy, Nguyễn
Tường Thụy.
Từ khi nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ đầu năm 2021,
ông Joe Biden đã nhấn mạnh cam kết bảo vệ nhân quyền trên thế giới, tương tự
như giai đoạn tranh cử khi ông đã nói sẽ "chống tham nhũng, bảo vệ trước
chủ nghĩa độc đoán, và thúc đẩy nhân quyền".
Hồi ký của Ted Osius đầy
'nhiệt tình hòa giải' với người Việt Nam
Việt Nam: 'Thiếu lao động'
vì Covid ảnh hưởng tới Nike và Adidas
Các chuyên gia nói về
cam kết của Việt Nam ở COP26
Mặt khác, để giải quyết các vấn đề chiến lược
lớn hơn với Trung Quốc, chính phủ Hoa Kỳ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Việt
Nam, đất nước mà Amnesty International nói "các vụ bắt giữ và truy tố tùy
tiện những người bảo vệ nhân quyền tăng lên đáng kể trong năm 2020".
BBC News Tiếng Việt hỏi một số nhà hoạt động nhân
quyền và nhà nghiên cứu để nghe nhận định của họ về chính sách nhân quyền của
chính phủ Joe Biden với Việt Nam.
Đối thoại Nhân quyền Hoa Kỳ - Việt Nam lần thứ
25 vừa được tổ chức ngày 9 tháng 11 năm 2021 tại thủ đô Washington.
Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Dân chủ, nhân quyền
và lao động Lisa Peterson và Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao kiêm Vụ trưởng
Vụ Tổ chức quốc tế Đỗ Hùng Việt dẫn đầu hai đoàn đối thoại phía Hoa Kỳ
và Việt Nam.
Thông cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói:
"Đối thoại lần này tập trung vào thảo
luận các vấn đề nhân quyền thuộc nhiều chủ đề, bao gồm tự do biểu đạt, tự do
tôn giáo và tín ngưỡng, quyền lao động, pháp quyền và cải cách tư pháp, hợp tác
đa phương về nhân quyền, và một số vụ việc cụ thể được quan tâm. Đối thoại cũng
bàn về nhân quyền của những cá nhân với những hoàn cảnh dễ bị tổn thưởng, chẳng
hạn các nhóm người dân tộc thiểu số, người đồng tính, song tính, chuyển giới,
liên giới tính hay giới tính không rõ ràng, và người khuyết tật."
Hoa Kỳ nói:
"Cam kết thúc đẩy tôn trọng nhân quyền của Hoa
Kỳ là nền tảng của quốc gia chúng tôi và cũng là một trụ cột trong chính sách đối
ngoại. Việc thúc đẩy và bảo vệ sự tôn trọng nhân quyền ở Việt Nam tiếp tục là một
ưu tiên của chính quyền Biden-Harris và trong mối quan hệ Hoa Kỳ - Việt
Nam."
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/3908/production/_116400641_gettyimages-479793382.jpg
Tổng Bí thư Đảng Cộng
sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng nâng ly chúc mừng trước khi dùng bữa trưa với Phó
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 07/7/2015 tại
Washington
'Không đủ'
Tuy vậy, nói với BBC News Tiếng Việt, ông
Phil Robertson, phó giám đốc Human Rights Watch phụ trách châu Á, cho rằng
cuộc họp như vậy là không đủ.
"Nếu chính quyền Joe Biden thực sự muốn cải thiện
tình hình nhân quyền ở Việt Nam, họ cần nâng tầm lên xa hơn cuộc đối thoại
này."
"Các cuộc đàm phán song phương này đã trở nên
quá thuận tiện, cho phép các vấn đề về nhân quyền được hoãn lại, dành riêng
trong cuộc đối thoại hàng năm thay vì được lồng ghép trong mối quan hệ song
phương, và được nêu ra thường xuyên trong quan hệ hàng ngày giữa Washington và
Hà Nội," ông Phil Robertson bình
luận.
Từ tổ chức nhân quyền Amnesty International, Carolyn
Nash, phụ trách châu Á, bày tỏ ý kiến tương tự.
"Chính phủ Việt Nam đã liên tục đàn áp không ngừng
đối với quyền tự do ngôn luận và bất đồng chính kiến. Họ không khoan dung đối với
bất kỳ phê bình nào đối với Nhà nước."
"Hồ sơ vi phạm như vậy cần có tác động để chính
phủ Biden nói chuyện với Việt Nam trong tương lai, vượt ra khỏi khuôn khổ đối
thoại nhân quyền," Carolyn Nash nói.
Việt Nam đã nhanh chóng trở thành đối tác quan
trọng của Hoa Kỳ trong khoảng 10 năm qua.
https://ichef.bbci.co.uk/news/768/cpsprodpb/1002/production/_121589040_tv071902486.jpg
Người đi xem bóng
đá ở Hà Nội
Đối tác lớn
Mối quan hệ song phương được định hướng bởi
Quan hệ Đối tác Toàn diện Hoa Kỳ - Việt Nam ký kết năm 2013, và 25 năm quan hệ
ngoại giao được kỷ niệm vào năm 2020.
Thương mại song phương đã tăng trưởng từ 451
triệu USD vào năm 1995 lên hơn 90 tỷ USD vào năm 2020.
Hoa Kỳ có nhiều dự án hỗ trợ Việt Nam trong
các lĩnh vực như ứng phó với biến đổi khí hậu, xử lý dioxin, nâng cao chất lượng
hệ thống y tế và giáo dục của Việt Nam.
Từ tháng 5 năm 2016, Hoa Kỳ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh
cấm bán vũ khí sát thương đối với Việt Nam và tiếp tục hỗ trợ Việt Nam về an
ninh hàng hải - bao gồm thông qua Sáng kiến An ninh Hàng hải, chương trình Hợp
tác Giảm thiểu Đe dọa và quỹ Hỗ trợ tài chính Quân sự Đối ngoại.
Joshua Kurlantzick, nhà nghiên cứu về Đông Nam Á ở
Council on Foreign Relations (CFR), Washington, DC, nói với BBC News Tiếng Việt rằng tầm nhìn chiến lược đang là ưu tiên
hàng đầu.
"Mặc dù chính quyền Hoa Kỳ, ở một mức độ nào
đó, sẽ tập trung vào nhân quyền, nhưng tôi không nghĩ đó sẽ là ưu tiên trong
quan hệ với Việt Nam, bởi
vì các khía cạnh chiến lược của mối quan hệ Việt - Mỹ ở thời điểm này vượt trội
hơn hầu hết các vấn đề khác, bao gồm cả vấn đề nhân quyền."
Phil Robertson, từ Human Rights Watch, cũng
cho rằng căng thẳng Mỹ - Trung có tác động tới cách Hoa Kỳ và Việt Nam giao thiệp.
"Khi quan hệ kiểu chiến tranh lạnh giữa Mỹ và
Trung Quốc ngày càng xấu đi, Việt Nam đang chơi một trò chơi khôn ngoan bằng
cách thu hút tăng cường đảm bảo an ninh từ Mỹ, đồng thời gạt bỏ những chỉ trích
của chính phủ Mỹ về nhân quyền."
"Hoa Kỳ cần khẩn trương hành động để đảo ngược
xu hướng này, và cần nói rằng nên có những cải thiện nghiêm túc đối với nhân
quyền, dân chủ và quản trị tốt ngay từ bây giờ để giúp cho cả nhà nước Việt Nam
và người dân Việt Nam," ông Phil Robertson
cho biết quan điểm.
https://ichef.bbci.co.uk/news/768/cpsprodpb/5E22/production/_121589042_tv071410321.jpg
Hình chụp ở Hà Nội
ngày 20/10/2021
Tương lai?
Báo
cáo nhân quyền Việt Nam 2020, do Bộ Ngoại giao Mỹ công bố tháng Ba 2021, nói Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là "một nhà nước độc tài do một đảng duy nhất - Đảng Cộng sản
Việt Nam - cầm quyền".
Báo cáo này nói những vấn đề lớn về quyền con
người ở Việt Nam bao gồm "việc tước đoạt sinh mạng trái luật hoặc tùy
tiện của chính quyền; tra tấn bởi các nhân viên chính phủ; bắt và giam giữ người
tùy tiện của chính quyền; tù nhân chính trị; những vấn đề lớn về tính độc lập của
tư pháp; sự can thiệp tùy tiện hoặc trái luật vào đời sống riêng tư; hạn chế
nghiêm trọng tự do biểu đạt, tự do báo chí, tự do Internet..."
Bộ Ngoại giao Việt Nam khi đó nói:
"Việt Nam ghi nhận việc Báo cáo nhân quyền thường
niên năm 2020 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã nêu các tiến triển tích cực của Việt
Nam trong việc bảo vệ quyền con người.
"Tuy nhiên, Báo cáo vẫn đưa ra một số nhận định
thiếu khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế
tại Việt Nam.
Việt Nam luôn sẵn sàng trao đổi thẳng thắn, cởi mở
và trên tinh thần xây dựng với Hoa Kỳ về những vấn đề còn có sự khác biệt, để
tăng cường hiểu biết và đóng góp vào sự phát triển của quan hệ Đối tác toàn diện
giữa hai nước."
Mặt khác, một
tài liệu đăng trên trang Sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội nói: "Một
ưu tiên của Hoa Kỳ là giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi của Việt Nam thành một
xã hội dân chủ được cai trị tốt hơn với nền kinh tế dựa trên thị trường. Các
chương trình trợ giúp của Mỹ sẽ tăng cường tính pháp trị, tư pháp độc lập và
thúc đẩy cho xã hội dân sự trở nên sống động hơn."
Văn bản này nói: "Hoa Kỳ cũng sẽ hỗ trợ
xây dựng năng lực cho ngành y tế Việt Nam để có thể ngăn ngừa, chăm sóc và điều
trị các bệnh HIV/AIDS, cúm gia cầm và đại dịch cúm. Hoa Kỳ sẽ giúp cải thiện
các dịch vụ xã hội cho đối tượng dân số dễ bị tổn thương và phát triển giáo dục
đại học. Hoa Kỳ cũng đẩy mạnh hợp tác song phương trong việc khắc phục hậu quả
dioxin, giải quyết những khó khăn về biến đổi khí hậu và các vấn đề môi trường
khác. Cuối cùng, các chương trình hỗ trợ sẽ tăng cường hợp tác quân sự, an ninh
biên giới, hợp tác chống khủng bố và xóa bỏ vật liệu nổ còn sót lại của chiến
tranh, chống ma túy và nạn buôn người."
Giáo sư về quan hệ quốc tế Robert Sutter, từ
Elliott School of International Affairs, Đại học George Washington, Hoa Kỳ, nói
với BBC News Tiếng Việt rằng nhân quyền vẫn là quan tâm của chính phủ Joe
Biden.
"Ông Biden và đảng Dân chủ của ông rất quan tâm
đến nhân quyền và dân chủ. Tuy nhiên, ông Biden cũng muốn mối quan hệ với Việt
Nam tiến xa hơn vì họ có nhiều điểm chung. Vấn đề nhân quyền là quan trọng đối
với chính quyền hiện nay nhưng nó không phải là trở ngại lớn để tăng cường quan
hệ với Việt Nam."
Trong sự nghiệp làm cho chính phủ Hoa Kỳ (1968-2001),
ông Sutter từng là giám đốc phân ban Trung Quốc tại Phòng Tình báo và Nghiên cứu,
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Theo ông Robert Sutter, nhìn chung, Hoa Kỳ sẽ
vẫn cố gắng thúc đẩy các giá trị mà nước này được cho là đại diện.
"Xu hướng ngả về các chính phủ độc đoán trên thế
giới, bao gồm cả ở Trung Quốc, là mối quan tâm của đảng Dân chủ. Chính quyền
Biden muốn chống lại xu hướng đó. Họ không muốn lật đổ các chính phủ đó nhưng
Hoa Kỳ sẽ thúc đẩy các giá trị dân chủ và quản trị tốt hơn."
Từ tổ chức nhân quyền Amnesty International,
Carolyn Nash bày tỏ quan điểm: "Chính phủ lạm dụng công nghệ giám sát, phá
bỏ các phương tiện truyền thông độc lập, nhắm vào các nhà hoạt động và bảo vệ
nhân quyền - đây là những vũ khí quen thuộc của các chính phủ đàn áp trên thế
giới. Nếu Hoa Kỳ không lên tiếng mạnh mẽ và nhất quán về những vụ này ở Việt
Nam, thì làm sao chính quyền Biden có thể được coi trọng khi chỉ trích những
hành vi tương tự ở Trung Quốc?"
No comments:
Post a Comment