Khi
“minh quân” không còn tỉnh táo!
08/11/2021
https://baotiengdan.com/2021/11/08/khi-minh-quan-khong-con-tinh-tao/
Bắt giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức Nguyễn Minh Quân.
Bản tin đập vào mắt. Giáng liền hai suy nghĩ: Thành phố mới ra đời, sao đã vậy?
Thêm một bác sĩ nữa nhúng chàm, mà lại là một “hiện tượng lạ” của ngành y tế
thành phố, sao lại đến nông nổi này?
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/11/1-27.jpg
Ông Nguyễn Minh
Quân (trái). Ông Nguyễn Văn Lợi (phải) . Ảnh trên mạng
Bài phỏng vấn Nguyễn Minh Quân trên tờ báo Đảng
của thành phố tháng 2.2019 còn đó: “Từ mô hình này (tức khám bệnh thông minh, bệnh
án điện tử), BV cũng quản lý được chi phí điều trị, vật tư y tế đến từng sợi chỉ,
từng tấm phim X-Quang”, ““Bệnh án” liên quan đến sức khỏe, tính mạng của con
người. Nó mang tính pháp lý cao và là tài liệu mật nên phải thực hiện rất chặt
chẽ, không cho can thiệp, chỉnh sửa”… Vậy tại sao lại để dính tội “vi phạm quy
định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” theo điều 222 Bộ luật hình sự năm
2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, “đã thông đồng, câu kết thực hiện hành vi trái
quy định của Luật đấu thầu trong việc mua sắm vật tư trang thiết bị y tế tại Bệnh
viện TP Thủ Đức gây thiệt hại nghiêm trọng tài sản Nhà nước”.
Một vị giám đốc nhưng trực tiếp giữ đường dây
nóng của bệnh viện để xử lý nhanh, kịp thời những phản ánh của bệnh nhân đồng
thời để các trưởng khoa tập trung lo chuyên môn, lại có chút thời gian nghỉ
ngơi, tái tạo sức lao động. Con người có cái suy nghĩ, tâm niệm và hành xử ấy
sao lại dễ “thông đồng, câu kết” mà làm chuyện phi pháp?
Khuôn mặt đó, thành quả lao động đó, vốn đã được
chính bệnh nhân, người dân công nhận trong suốt thời gian dài đã từng thuyết phục
chúng tôi, không một giây đắn đo khi lựa chọn tiếng nói của người-vì-dân.
Chẳng lẽ, từ quận lên thành, mới chưa được năm
tròn mà đã “hương đồng gió nội bay đi… hết rồi”? Hay còn một lẽ nào khác?
Chuyện vỉa hè kể nghe chơi, hồi ổng mới zìa, ổng
có đánh tiếng cho anh em, ai lỡ làm bậy, ai vì “nguyên nhân khách quan lẫn chủ
quan” mà làm sai, làm trật thì ổng chừa cho cái “lề”, cho luôn mấy tháng đặng kịp
mà rút lại, sửa sai. Còn sau đó, ai sai nấy chịu.
Nhiều người vẫn cho rằng do cơ chế mà mất lắm
người tài. Cũng đúng. Mà sao cơ chế ấy vẫn cứ tồn tại? Hay nó do chính những kẻ
bất tài dựng nên để tồn tại? Nhưng đã là người có tài, sao không đủ “tài” mà vượt
qua những ngóc ngách đen ngòm của thứ cơ chế đầy khuyết tật ấy?
Đâu phải đợi đến cái văn bản kết luận số 14 của
Bộ chính trị bảo vệ người tài, bảo vệ “cán bộ năng động, sáng tạo, vì lợi ích
chung” thì người tài mới an toàn, cán bộ dám nghĩ dám làm mới dám… phi thân.
Tôi vẫn nghĩ, người có tài và đủ đức – cái
nhân tính căn bản nhứt là sự trung thực, không lấy gì, của ai bất cứ cái gì
không thuộc về mình, không do sức mình làm nên – thì chẳng cần kết luận, nghị
quyết bảo vệ gì ráo. Trí tuệ và phẩm giá của họ là thứ rào chắn tự vệ. Còn lỡ
như “sinh bất phụng thời” mà gặp thói nhiễu nhương của tứ phường sai nha thì cậy
cái tài đức ấy mà ẩn mình, tránh chốn lao xao mua quan bán tước, cũng là sự
minh triết vậy!
Nhẽ, cha mẹ đã cho cái hình hài, trí não “minh
quân”, sao lại chập choạng trong chốn u u minh minh ấy. Ngày vừa chân ướt chân
ráo ra trường, cậu bác sĩ trẻ Minh Quân đã chủ động xin về Trung tâm y tế quận
Thủ Đức, chuyên điều trị tâm thần. Biết vậy, cứ làm luôn ở đấy, có phải “tỉnh
táo” hơn không?
.
No comments:
Post a Comment