https://www.facebook.com/quocan.mai/posts/10219027137581893
Trong góc độ cá nhân người viết, đợt bùng dịch thứ
5 mới thực sự là thước đo lớn về khả năng thích nghi với biến cố lớn của người
Việt.
Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi nói ông nhận
được nhiều ý kiến cho rằng khi tình hình dịch đang tăng lên mà thành phố lại
cho mở ra nhiều dịch vụ.
Nhiều quận huyện đã đổi màu xanh sang vàng,
vàng sang cam. Nhiều ổ dịch mới được phát hiện. Thành phố đánh giá lại việc bán
ăn uống tại chỗ, hiểu đơn giản, có đóng ăn uống tại chỗ không.
Với kinh nghiệm đau thương suốt thời gian
phong toả, chủ một chuỗi quán cafe với 6 quán tại Sài Gòn đã nói nếu lần này
phong tỏa nữa thì anh đóng luôn. Nhưng anh chủ này vẫn chưa “xanh mặt” bằng giới
F&B Sài Gòn với những chuỗi hàng chục quán cafe, nhà hàng có nguy cơ đóng cửa.
Số lượng người lao động tại mỗi chuỗi lớn có thể tính bằng số trăm, số ngân
cũng có thể bị ảnh hưởng.
Chính quyền nên thấy rằng sau gần 40 ngày Sài
Gòn mở cửa, Sài Gòn đã không chết nhiều vì Covid như thời gian lập chốt, bồng
súng gác, đi chợ hộ. Nhưng nhân dân cả nước cũng nên thấy rằng tiêm mũi 2, mũi
3 hay thậm chí mũi 4 cũng không phải là an toàn 100% trước Covid.
Thì chính quyền cần mở một lối thoát kinh tế
sau kiệt quệ. Thì nhân dân vui lòng đừng đi xem livestream, đừng chen chúc lên
tàu điện để thỏa mãn trí tò mò. Mọi công sức chống dịch đều có thể đổ sông đổ
biển vì chính sách sai lẫn vì sự thiếu ý thức.
Người viết tìm hiểu thì được biết các tỉnh
đang “chủ động chống dịch”. Đó là một thuật ngữ đầy chính trị từ trung ương
song nếu “chủ động chống dịch” mà lại dồn các F vô một chỗ thì khác chỉ câu
chuyện Sài Gòn từng làm để rồi quá tải.
Không có ai an toàn 100% trước Covid cả! Chỉ cần
nhớ điều đó và 5K, kể cả “tứ trụ”, kể cả thứ dân.
Rất nhiều tỉnh có số ca vượt Bắc Giang giai đoạn
bùng dịch thứ 3. Các tỉnh ấy điều kiện kinh tế rõ ràng không bằng Đồng Nai,
Bình Dương và Sài Gòn. Thậm chí, kể cả Hà Nội, nơi có đầu não Ba Đình, cũng
không thể không nhìn vào cách chống dịch duy ý chí dồn dân ngoáy mũi tìm Covid,
dồn các F vào một khu tăng nguy cơ lây lan.
Trong đánh giá của người viết sau 20 tháng chống
dịch, ngay cả những y bác sĩ thiện chiến nhất cũng đã mỏi mệt lắm rồi. Nền kinh
tế nếu nhìn vào sức khỏe kinh tế của Sài Gòn-trung tâm kinh tế cả nước-cũng đã
mệt mỏi lắm rồi.
Trước biến cố lần này, giải pháp chỉ có thể đến
từ sự bình tĩnh nhìn nhận lại. Nhìn nhận sự “xé rào” của Củ Chi dùng đông y ra
sao mà không ca nào tử vong. Nhìn nhận việc những bác sĩ xông xáo vào khu F0
như anh Phan Xuân Trung “chỉ chiêu” súc họng bằng nước muối, xông mũi bằng tinh
dầu mấy tháng trước để mới đây ông Phan Văn Mãi Chủ tịch UBND TP.HCM cũng khuyến
khích dân làm điều này.
Chứ không phải những quyết định mang tính duy
ý chí!
Vì khi dịch bùng ở khu Long An, TP.HCM, Bình
Dương, Đồng Nai thì trung ương có thể cử 10.000 quân “đi chợ hộ”; chứ dịch bùng
trên cả nước đồng loạt thì quân nào cử đi cho đủ?
Với người viết, đợt dịch lần 5 này là biến cố
lớn nhất quốc gia khi độ dàn trải của nó quá rộng (55/63 tỉnh) và số F0 mới
đang tăng nhanh và nhiều.
Chống dịch cần lắng nghe các nhà khoa học về dịch
tễ, các bác sĩ “thực chiến” với F0 và những người có kinh nghiệm ra vào tâm dịch
mà vẫn an toàn.
Chứ không phải nghe những thầy dùi truyền
thông ngạo nghễ, những bản báo cáo nhung nhúc uyển từ.
P/s: Những kỹ năng sinh tồn
cơ bản trước Covid và chữa F0 tôi viết nhiều và đều cập nhật trước và trong mỗi
đợt dịch. Vui lòng xem trong comment & xem lại các bài viết cũ.
Hình ảnh cuối trang : https://www.facebook.com/quocan.mai/posts/10219027137581893
.
.
Các
anh chị nên share link này. Nó có thể cứu được nhiều người.
https://www.facebook.com/1608577719/posts/10219024972167759/?d=n
.
Sau
gần 2 năm dịch bệnh, đúc kết được 1 số vấn đề để sống chung với lũ:
1. Về
chính quyền: Nên dành toàn lực vào xây dựng các bệnh viện dã chiến trị Covid,
ko nên chuyển công năng các bệnh viện khác vì mọi người bệnh đều bình đẳng.
Xây dựng 1 bộ khung phương án hoàn chỉnh cho cả
nước, không để mỗi nơi 1 kiểu, ngăn sông cấm chợ nhau.
2. Về y tế: Tập trung toàn bộ nguồn lực chữa
trị cho các ca bệnh nặng. Đẩy mạnh y tế cơ sở đến tận xã phường thôn xóm để hỗ
trợ các ca bệnh nhẹ ko triệu chứng ở nhà. Không cách ly tập trung mà cách ly tại
nhà có kiểm soát. Không xét nghiệm đại trà để tập trung đông người. Xây dựng 1
kế hoạch tiêm chủng khoa học, chia giờ chia ngày chia nhóm để tránh tập trung (
phường tôi vừa rồi hô đi tiêm phải hơn 2000 người tập trung 1 lúc tại cổng trường,
rất nguy hiểm).
3. Về người dân: Tự nâng cao ý thức phòng bệnh,
thực hiện nghiêm việc cách ly tại nhà, thực hiện tốt 5K. Tự nâng cao sức khỏe bản
thân.
4. Về báo chí: Khi đã xác định sống chung với
dịch, tránh dùng các từ mạnh gây hoang mang dư luận, bất ổn trong đời sống nhân
dân.
Chúng ta không chủ quan nhưng cũng ko nên bi
quan tiêu cực quá. Hãy nhẹ nhàng vượt qua đại dịch này.
.
https://apianokey.wordpress.com/.../tiem-chung-dien-rong.../
APIANOKEY.WORDPRESS.COM
tiêm chủng diện rộng và tác động của nó.
tiêm chủng diện rộng và tác động của nó.
No comments:
Post a Comment