Cá Voi Xanh: Hệ quả
kinh tế và chính trị cho VN khi ExxonMobil rút đi
Mỹ Hằng
BBC News Tiếng Việt
4 tháng 11 2021
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-59146448
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/ACD2/production/_121324244_gettyimages-1325607240.jpg
Một dàn khoan trên
Biển Đông (ảnh chỉ có tính chất minh họa)
Tập đoàn dầu khí Mỹ ExxonMobil được cho là đang xem
xét rút lui khỏi dự án Cá Voi Xanh trị giá hàng tỷ đôla với Việt Nam trên Biển
Đông. Nếu đúng kế hoạch, quyết định của ban giám đốc đã được chốt vào cuối
tháng 10, hiện chỉ còn chờ công bố.
Dự án Cá Voi Xanh mà ExxonMobil nắm 64% cổ phần
đã hoàn tất thiết kế tổng thể, chuẩn bị chuyển sang giai đoạn phát triển mỏ,
nhưng bị 'tắc' sau 3 năm đàm phán các điều khoản hợp đồng không thành công với
chính phủ Việt Nam.
Việt Nam, một lần nữa, đứng trước các tổn thất
lớn không chỉ trong lĩnh vực kinh tế.
Nguyên nhân của sự việc này là gì và bài học
nào được rút ra ở đây?
Có sức ép từ Trung
Quốc?
Việc Exxon Mobil muốn rút khỏi mỏ Cá Voi Xanh
trên thực tế đã được đề cập từ lâu. Tuy nhiên thời điểm hiện tại được coi mang
tính quyết định, khi các thương thảo thất bại kéo dài nhiều năm gây đội vốn, giảm
hiệu quả đầu tư, cộng thêm khó khăn về tài chính do dịch Covid khiến để càng
lâu sẽ càng khó cho ExonMobil rút khỏi dự án.
Chuyên gia trong ngành dầu khí, ông Nguyễn
Lê Minh, nói với BBC News Tiếng Việt rằng nguyên nhân vụ rút lui, theo ông,
chỉ đơn thuần vì kinh tế.
Cá Voi Xanh: 'ExxonMobil
muốn gây sức ép lên chính phủ VN'
Vụ Repsol: Phía sau hàng
trăm triệu đôla VN phải đền bù là gì?
Cá Voi Xanh: Trung Quốc
hay giá điện mới là lý do thật?
"Về mặt địa lý, mỏ Cá Voi Xanh chỉ cách bờ
90km, nằm hoàn toàn trong thềm lục địa Việt Nam, nên không có chuyện bị gây sức
ép về chính trị.
"Ngoài ra ExxonMobile hoàn toàn có thể chọn
cách 'đánh trận giả', đợi chuyển nhượng dự án thành công, 'được giá', rồi mới
chính thức công bố việc rút khỏi dự án.
"Tuy nhiên họ không làm vậy, chứng tỏ họ
không còn mặn mà với dự án nữa, và cũng không chịu sức ép nào ngoài nhu cầu nội
tại. Trong đó còn phải kể đến xu hướng chuyển dịch đầu tư vào năng lượng sạch,
xanh, năng lượng tái tạo theo đúng các cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường."
Cùng quan điểm này, giảng viên luật quốc tế, ông
Hoàng Việt, chia sẻ nhận định với BBC:
"Thứ nhất, thời gian qua, giá dầu trên thế
giới nhiều lúc sụt giảm khiến hoạt động kinh doanh của Exxon Mobil không thuận
lợi. Đo đó, họ cần cắt giảm một số dự án ít lợi nhuận để tập trung vào các dự
án có lợi nhuận cao hơn.
Thứ hai, việc đàm phán hợp đồng ở mỏ Cá Voi
Xanh kéo dài, không theo đúng tiến độ nên khó thu xếp vốn và giảm hiệu quả đầu
tư. Chưa kể, phía hạ nguồn chưa chốt xong giá khí, điện, chưa biết chắc chắn mốc
thời gian khi nào dự án mới triển khai. Do đó, Exxon Mobil cho rằng khả năng
sinh lời của dự án không được như dự tính ban đầu. Dẫn đến việc họ muốn
rút."
Bill Hayton, tác
giả cuốn "Biển Đông: Cuộc đấu tranh quyền lực ở châu Á" (2014), cũng
nghiêng về lý do thương mại khi ExxonMobil mới công bố ý định rui lui hồi tháng
9/2019.
Biển Đông: Phát hiện Mỏ
Kèn Bầu 'lớn nhất' lịch sử, VN có lo TQ can thiệp?
Bốn kịch bản Bắc Kinh có
thể thực hiện 'nếu bị VN kiện ra tòa quốc tế'
Repsol nhượng cổ phần ba
lô dầu: TQ đe dọa thành công VN trên Biển Đông?
"Exxon đang chịu áp lực phải tăng giá cổ phiếu
vì vậy họ phải bán tài sản để mua lại cổ phiếu... Exxon đã mặc cả với chính quyền
Việt Nam về giá khí đốt của dự án Cá Voi Xanh trong nhiều năm mà không đạt thỏa
thuận… Tin đồn về việc mỏ này nhiễm CO2 có nghĩa phát triển mỏ này có thể tốn
kém hơn nhiều suy nghĩ ban đầu. Vì vậy, theo tôi việc này có vẻ như là do áp lực
thương mại chứ không phải do áp lực chính trị từ Bắc Kinh," ông Bill Hayton viết trên Twitter.
Với vị thế là tập đoàn dầu khí hàng đầu thế giới,
ExxonMobil đã 'cảm thấy rất khó chịu' khi chính phủ Việt Nam, lẽ ra, phải nỗ lực
hợp tác, làm đúng các thoả thuận như ban đầu hai bên đã ký kết, nhưng lại không
làm, theo ông Hoàng Việt.
Ngoài vô số luật và quy định chồng chéo, phía
Việt Nam còn vướng các yếu tố chính trị, khi những người tiền nhiệm trong ngành
dầu khí, như ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh, đã bị truy tố và kỷ luật.
"Vì vậy, những quan chức phụ trách dự án
Cá Voi Xanh rất ngại ngần trước việc đưa ra các quyết định, do có thể phải chịu
trách nhiệm sau này. Những điều này đưa đến kết cục là ExxonMobil muốn
rút," ông Hoàng Việt phân tích.
Tuy nhiên, giới quan sát cũng không loại trừ
khả năng sức ép từ Trung Quốc.
GS Carl Thayer từ Úc từng tiết lộ với BBC
trong cuộc phỏng vấn hồi tháng 9/2019 rằng một quan chức Việt Nam nói với ông
rằng sau vụ Trung Quốc đưa tàu tới Bãi Tư Chính và vụ liên doanh dầu khí
Rosneft rút lui khỏi một dự án khoan thăm dò cũng ở Bãi Tư Chính do sức ép từ
Trung Quóc, sẽ đến lượt dự án Cá Voi Xanh bị Trung Quốc để ý đến.
Ai sẽ tiếp quản mỏ
Cá Voi Xanh?
ExxonMobil sẽ chuyển nhượng lại toàn bộ 64% cổ
phần dự án (khâu thượng nguồn) cho phía chủ nhà (PetroVietnam hoặc một đối tác
tiềm năng khác, theo nhận định của ông Nguyễn Lê Minh với BBC.
Để được chuyển nhượng quyền điều hành mỏ khí
Voi Xanh, Việt Nam cần đàm phán với ExxonMobil và cần bỏ ra ít nhất hơn 300 triệu
đôla đền bù.
Trong trường hợp đàm phán thất bại, ExxonMobil
có quyền về mặt pháp lý để chuyển nhượng dự án Cá Voi Xanh cho một bên thứ ba.
Bên thứ ba này, không loại trừ có thể rơi vào
tập đoàn dầu khí Trung Quốc vì họ có tiềm lực và cũng đã bày tỏ sự quan tâm tới
mỏ Cá Voi Xanh, theo ông Nguyễn Lê Minh.
Chồng chéo về luật
pháp và quản trị
Dự án Cá Voi Xanh có tổng mức đầu tư khoảng 10
tỷ đô la, ban đầu rất hứa hẹn, nhưng nay có nguy cơ thất bại cao, do liên quan
nhiều bên, nhiều luật phức tạp, gây mất rất nhiều thời gian, làm mất cơ hội đầu
tư và hiệu quả kinh tế, các nhà quan sát cho biết.
Theo một chuyên gia quan sát Biển Đông thì
"mớ bòng bong luật" ở đây gồm Luật Dầu khí (đối với khâu thượng nguồn,
gồm giàn khai thác, các giếng khoan, ống ngầm nội mỏ), luật Xây dựng (đối với
khâu trung nguồn, gồm đường ống vận chuyển khí; và khâu hạ nguồn, gồm nhà máy xử
lý khí và các nhà máy điện), và Luật Đầu tư công (liên quan phần vốn nhà nước).
Bên cạnh đó, mỏ Cá Voi Xanh có hàm lượng C02
cao nên cần áp dụng công nghệ khai thác tiên tiến, dẫn đến chi phí đầu tư cao,
khiến giá bán khí không được cạnh tranh.
Việc này dẫn đến bế tắc kéo dài nhiều năm
trong đàm phán giá bán khí - điện, gây mất cơ hội đầu tư.
Ngoài ra, sau đại dịch Covid và suy thoái kinh
tế toàn cầu, cả ExxonMobil và Petrovietnam đều khó khăn về tài chính và đều muốn
tái cơ cấu đầu tư theo các ưu tiên riêng.
"Về phía ExxonMobil là chuyển dịch sang đầu tư
năng lượng sạch. Còn PetroVietnam là tập trung dòng tiền vào Lô B, nằm ở bể
Malay-Thổ Chu thuộc phía Tây Nam Việt Nam, theo phân cấp mức độ ưu tiên và tiến
độ, chứ không vào mỏ Cá Voi Xanh nữa,"
theo ông Nguyễn Lê Minh.
Việt Nam sẽ thiệt
hại gì?
Các chuyên gia cũng cho BBC biết, dự án Cá Voi
Xanh nếu được triển khai sẽ thúc đẩy tăng trưởng các tỉnh miền Trung Việt Nam,
làm thay đổi diện mạo và cân bằng cấu trúc kinh tế xã hội giữa các vùng miền.
Dự án cũng sẽ đóng góp khoảng 20 tỷ đô la vào
ngân sách nhà nước, là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo ra khoảng từ
3000 đến 4000 việc làm chất lượng cao cho các tỉnh miền trung; thu nhập xã hội
từ thuế và lợi tức đầu tư ở các khu công nghiệp, thu hút đầu tư trực tiếp từ nước
ngoài (FDI), các chuyên gia trả lời phỏng vấn cho biết.
Ngoài ra, Cá Voi Xanh còn được dự kiến trở
thành "một dấu mốc" để Việt Nam thúc đẩy các dự án trọng điểm ở khu vực
ngoài khơi miền Trung trong tương lai, bao gồm mỏ Kèn Bầu.
Nếu không tiếp tục dự án Cá Voi Xanh, tất
nhiên, các cơ hội này không còn. Vì đây không chỉ là kinh tế, đây còn là vấn đề
chính trị và chiến lược, theo giới quan sát.
Theo ông Hoàng Việt, trong bối cảnh Trung Quốc
đang sử dụng sức mạnh và sự đe doạ để đạt được mục tiêu độc chiếm biển Đông, hoạt
động ở mỏ Cá Voi Xanh được coi cách Việt Nam lấy lại thế cân bằng, do Trung Quốc
không dễ đe dọa một tập đoàn lớn của Mỹ như ExxonMobil.
Hoàng Việt : VN đã 3 lần rút dự án dầu khí. . . .
Trước sức ép từ Trung Quốc, năm 2017, Việt Nam
đã phải yêu cầu công ty Repsol của Tây Ba Nha huỷ bỏ việc thăm dò tại Lô 136.3
trên Biển Đông.
Năm 2018, Việt Nam tiếp tục yêu cầu Repsol huỷ
bỏ dự án đang tiến hành tại Lô 07.3.
Năm 2020, Việt Nam huỷ bỏ việc thăm dò và khai
thác mới tại Lô 06.1.
"Sau ba lần Việt Nam rút dự án dầu khí trên Biển
Đông, lần này, nếu ExxonMobil rút, các tập đoàn dầu khí trên thế giới sẽ e ngại
việc đầu tư vào Việt Nam Việc này sẽ có tác động nhiều mặt và lâu dài đến sự
phát triển của ngành dầu khí cũng như uy tín của chính phủ Việt Nam, tạo đà cho
Trung Quốc tiếp tục lấn lướt Việt Nam trên biển Đông," ông Hoàng Việt nói.
Bài học cần rút ra
Theo ông Lê Minh, về mặt quản lý nhà nước,
chính phủ Việt Nam cần phải có những thay đổi, chỉnh sửa về luật định hiện hành
và các ưu tiên chiến lược.
Quy trình phê duyệt các dự án dầu khí và một số
điều khoản chi tiết khác cần được luật hóa để phù hợp với thông lệ quốc tế, nhằm
thu hút đầu tư và dễ áp dụng hơn.
Chính phủ Việt Nam cũng cần phải tái tạo chính
sách thu hút đầu tư, bằng các cam kết về một môi trường đầu tư bền vững, an
toàn và có nhiều hứa hẹn, bao gồm sự nhất quán trong chính sách, luật và thuế.
Về chiến lược, chính phủ Việt Nam cần duy trì
đường lối đa phương hóa các hợp tác dầu khí trên Biển Đông, điểm nhấn là hai cường
quốc Nga và Mỹ.
Ông Hoàng Việt còn cho rằng khả năng quản trị
của Việt Nam trước các dự án như Cá Voi Xanh chưa tỏ ra hiệu quả. Các luật và
quy trình chồng chéo và phức tạp khiến nhà đầu tư nước ngoài dễ nản lòng. Đó là
tất cả những vấn đề mà chính quyền Việt Nam cần phải khắc phục nếu muốn thu hút
đầu tư nước ngoài để phát triển ngành dầu khí.
------------
Xem
thêm:
'Vành đai, Con đường' sẽ
gặp khó do TQ xây đảo?
Cùng các nước phương Tây,
Đức cử tàu Bayern tới Biển Đông
'Xa lộ Tự do' đối trọng
'Một Vành đai' của TQ?
Gia hạn hiệp ước hữu nghị,
ông Putin chúc sinh nhật Đảng CS TQ
---------------
TIN LIÊN QUAN
.
Biển Đông: Phát hiện Mỏ
Kèn Bầu 'lớn nhất' lịch sử, VN có lo TQ can thiệp?
5 tháng 8 năm 2020
.
Vụ Repsol: Phía sau hàng
trăm triệu đôla VN phải đền bù là gì?
25 tháng 6 năm 2020
.
Cá Voi Xanh: 'ExxonMobil
muốn gây sức ép lên chính phủ Việt Nam'
12 tháng 9 năm 2019
.
Cá Voi Xanh: Tìm hiểu
‘khó khăn’ của ExxonMobil và PetroVietnam
12 tháng 9 năm 2019
.
Bốn kịch bản TQ có thể
thực hiện 'nếu bị Việt Nam kiện ra tòa quốc tế'
17 tháng 6 năm 2020
.
Repsol nhượng cổ phần ba
lô dầu: TQ đe dọa thành công VN trên Biển Đông?
20 tháng 6 năm 2020
.
17 tháng 7 năm 2020
No comments:
Post a Comment