Anh-Việt
ký nhiều thỏa thuận trong chuyến đi của Thủ tướng Phạm Minh Chính
BBC
News Tiếng Việt
1 tháng 11 2021
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-59122128
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có ngày đầu tiên bận
rộn trong chuyến công du tới Glasgow, Scotland tham dự hội nghị thượng đỉnh
chống biến đổi khí hậu, COP26.
Với ngày đầu tiên chủ yếu dành cho nghi lễ,
hôm 31/10, nhà lãnh đạo Việt Nam đã tham dự và chứng kiến lễ ký kết hàng loạt
các thỏa thuận hợp tác Việt - Anh.
Trong ngày thứ hai, Thủ tướng Chính đã được Thủ
tướng nước chủ nhà, Boris Johnson, và Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres chào
đón. Theo kế hoạch, ông có bài phát biểu tại hội nghị vào chiều 1/11.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/D99E/production/_121301755_gettyimages-1236270125.jpg
Thủ tướng Anh Boris
Johnson (trái) và Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres (phải) chào đón Thủ tướng Phạm
Minh Chính trong ngày thứ hai kỳ họp thượng đỉnh COP26, 1/11/2021
COP26: Việt Nam mang đến
'sáng kiến và chính sách cụ thể'
Hợp tác Anh-Việt: ‘Tiêm
vaccine chỉ là một nửa công việc’
Đại sứ Gareth Ward nói về
thương mại Anh - Việt
Tháp tùng Thủ tướng là dàn lãnh đạo hùng hậu
của Việt Nam, với tám bộ trưởng và nhiều quan chức cao cấp khác, cùng giới
lãnh đạo doanh nghiệp.
Có mặt trong phái đoàn cấp cao của Việt Nam
gồm bộ trưởng các bộ Công an, Ngoại giao, Tài nguyên - Môi trường, Kế hoạch Đầu
tư, Công Thương, Tư pháp, Thông tin - Truyền thông, Nông nghiệp - Phát triển
Nông thôn.
Ký kết nhiều thỏa
thuận
Ông Phạm Minh Chính trong ngày đầu tới nơi đã
gặp Thủ hiến Scotland, bà Nicola Sturgeon.
Tại cuộc gặp, được biết ông đã đề nghị
Scotland hỗ trợ về vaccine, thuốc men và các thiết bị y tế cần thiết cho việc
phòng chống, điều trị Covid-19, và hứa hẹn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
Scotland nói riêng, doanh nghiệp Anh nói chung, mở rộng đầu tư vào Việt Nam.
Tin
cho hay có tổng số 26 thỏa thuận được ký kết trong chuyến đi, trong các lĩnh vực
bảo vệ môi trường, giáo dục đào tạo, chuyển giao công nghệ về quản lý đất
đai, công nghệ sản xuất thuốc phòng chống Covid-19, với tổng trị giá hàng tỷ
đô la.
Trong số các công ty ký kết lần này, đáng chú
ý có hai hãng hàng không tư nhân là Vietjet và Bamboo Airways, tập đoàn Sovico
chuyên về dịch vụ, sản phẩm tài chính, ngân hàng, hàng không, bất động sản và
công nghiệp, tập đoàn giáo dục EMG Education, và tập đoàn Vingroup.
Vietjet ký với Rolls-Royce về việc cung cấp
động cơ và dịch vụ động cơ máy bay thân rộng với hợp đồng trị giá 400 triệu
đô la, trong lúc Sovico ký với Viện Đại học Oxford về tài trợ giáo dục 155 triệu
bảng Anh.
Bamboo Airways 'mở hàng' bằng chuyến bay đặc
biệt chở một số lãnh đạo Việt Nam, trong đó có Bộ trưởng Công an Tô Lâm,
sang Anh, tuy đường bay chính thức nối Hà Nội và TP Hồ Chí Minh tới London sẽ
chỉ bắt đầu từ cuối năm nay.
Từ Việt Nam, Đại sứ Anh Gareth hôm 1/11/2021
đăng trên Facebook cá nhân: "Hoan nghênh Ngài Thủ tướng Phạm Minh Chính đến
Anh Quốc! Rất vui vì 26 thỏa thuận được ký kết với tổng trị giá hàng tỷ USD về
thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, bảo vệ môi trường... và rất vui là
phía Anh có thể tiếp thức hỗ trợ Việt Nam với thiết bị y tế phòng chống
COVID-19."
Vấn đề người nhập cư lậu từ VN vào
Anh
Chống buôn người, nhập cư trái phép, đối thoại
về nhân quyền (dù vẫn còn nhiều khác biệt) nằm trong số các lĩnh vực hợp tác
tích cực giữa hai nước.
Theo trang
UKinVietnam của Đại sứ quán Anh tại Hà Nội hôm 01/11, Bộ trưởng Bộ Công an
Việt Nam, Tô Lâm đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Bộ Nội vụ Vương quốc Anh, Priti
Patel.
Đón người đương nhiệm VN trong chuyến thăm tới
London, bà Patel "nhấn mạnh các nỗ lực chung của hai bên là minh chứng cho
thấy hai chính phủ có thể chung tay giải quyết và phòng chống tội phạm nghiêm
trọng và có tổ chức. Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh Việt Nam và Vương quốc Anh cần
hợp tác chặt chẽ và đổi mới hơn nữa để đấu tranh với các hiểm họa tội phạm tại
hai nước".
Vẫn nguồn tin này cho hay Cơ quan Bảo vệ Biên
giới Anh cũng đã trao tặng trang thiết bị trị giá 10.000 bảng Anh cho Bộ Công
an Việt Nam nhằm hỗ trợ các hoạt động hợp tác quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực
phòng chống tội phạm xuyên quốc gia.
Hợp tác trong lĩnh vực an ninh, đặc biệt là
trong việc chống buôn người, đã diễn ra giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Nội
vụ Anh Quốc từ nhiều năm nay.
Tuy nhiên, đây vẫn là vấn đề còn cần nhiều nỗ
lực từ giới chức hai phía.
Hồi cuối năm 2019, vụ 39 di dân người Việt tử
nạn trong vụ xe thùng đông lạnh vào Anh đã gây sốc cho toàn thế giới, và cho đến
nay vẫn là câu chuyện nhức nhối ở Anh.
Mới đây, hồi cuối tháng 10, kênh BBC 2 ở Anh
phát sóng bộ phim tài liệu nói về thảm kịch này.
Ngoài các hoạt động doanh nghiệp của nhiều cựu
sinh viên, doanh nhân ở lứa tuổi mới hội nhập và có khá nhiều thành công đáng
khích lệ, câu chuyện về cộng đồng người Việt hoặc gốc tại Anh cũng có mảng
tối.
Các báo Anh thường xuyên đưa tin về những vụ cảnh
sát phá ổ trồng và buôn bán cần sa, buôn ma tuý và cho rằng thủ phạm thường là
"những người đàn ông Việt trẻ", và "có khi còn là nô lệ trẻ
em".
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/13BBE/production/_120403808_migrants3.jpg
Tháng 9/2021: một
nhóm 'thuyền nhân mới' vào Dover từ các nước châu Âu như Pháp, Bỉ. Báo Anh, tờ
The Independent cho rằng trong tháng 8 có "ít nhất hàng chục người từ
VN" đi sang Anh từ Pháp bằng cách nhập vào dòng người Afghanistan, Iran,
Iraq, châu Phi
Việc dòng người tiếp tục từ Việt Nam vào Anh
bằng đường biển hai năm sau vụ tử vong ở Essex, và gần đây là vào cùng các nhóm
di dân Afghanistan, Sri Lanka, châu Phi, trở thành vấn đề đẩy căng thẳng Anh và
Pháp lên rất cao.
Những điều này khiến Bộ trưởng Nội vụ Anh,
bà Priti Patel phải ra trả lời trước Quốc hội trong tháng 10 vừa qua, và tiếp
tục nêu quan điểm cứng rắn nhằm "ngăn làn sóng vượt biển nguy hiểm" tới
Anh sau Brexit.
https://ichef.bbci.co.uk/news/616/cpsprodpb/160DB/production/_121313309_tolam9606_n.jpg
Theo trang
UKinVietnam của Đại sứ quán Anh tại Hà Nội hôm 01/11, Bộ trưởng Bộ Công an Việt
Nam, Tô Lâm đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Bộ Nội vụ Vương quốc Anh, Priti Patel
Với thủ tướng Boris Johnson, sinh mạng chính
trị của ông hai năm tới cũng phần nào phụ thuộc vào "thành công của
Brexit" được hiểu là giành lại quyền tự chủ cho Anh (từ EU) trong việc kiểm
soát dòng người đổ vào từ châu Phi, châu Á, gồm cả người Việt Nam.
Vì thế, phía Anh chắc chắn sẽ tỏ ra cứng rắn với
tất cả các quốc gia bị cho là không làm đủ để giúp chính phủ của đảng Bảo thủ đạt
cam kết bầu cử về di dân của họ.
Vấn đề một số tờ báo Anh nêu ra là nhiều quốc
gia quá dễ dãi trong việc để dòng tiền lậu và dòng người di chuyển qua biên
giới của họ, góp phần vào làn sóng di dân quốc tế.
Hiện tượng các quan chức địa phương, cảnh
sát, cơ quan cấp phát visa ở bắc Iraq, Belarus hoặc vì thiếu kinh nghiệm,
hoặc vì tham nhũng hay động cơ chính trị đã tiếp tay cho di dân lậu sang Tây
Âu hiện đã được các ban chuyên án tại Anh, kết hợp với Đức, Pháp, Ba Lan
nghiên cứu và sẽ dần dần làm sáng tỏ.
---------------------------------------
Xem
thêm về quan hệ Anh - Việt:
VIDEO : Đại sứ Đại sứ Anh hy vọng mỗi người dân
Việt Nam sẽ cùng chung tay chống lại nạn mua bán ngà voi
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-59122128
-------------------
TIN LIÊN QUAN
.
Video, Đại sứ Anh tại Việt
Nam: 'Tự do báo chí đóng vai trò quan trọng'
3 tháng 5 năm 2021
.
Đại sứ Gareth Ward nói về
thương mại Anh-Việt và đối tác chiến lược
11 tháng 10 năm 2018
.
COP26: Việt Nam mang đến
'sáng kiến và chính sách cụ thể'
30 tháng 10 năm 2021
.
Hợp tác Anh-Việt chống
Covid: ‘Tiêm vaccine mới chỉ là một nửa công việc’
26 tháng 3 năm 2021
No comments:
Post a Comment