20 năm vụ 11/9: Thế giới
có an toàn hơn?
BBC
Tiếng Việt
10 tháng 9 2021, 20:18 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/world-58518516
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/14793/production/_120495838_gettyimages-1339182168.jpg
Một lá cờ Mỹ và hoa
được đặt gần tên của một nạn nhân tại Đài tưởng niệm vụ 11/9 tại khu Ground
Zero hôm 8/9/2021 ở New York, Hoa Kỳ
Thế giới chưa an toàn và sẽ không an toàn chừng nào
các lực lượng khủng bố trên thế giới vẫn còn tồn tại, một nhà báo, cựu phóng
viên đài VOA từ Washington D.C. nói với BBC News Tiếng Việt hôm thứ Năm.
Sự kiện nước Mỹ bị tấn công vào ngày 11 tháng
09 năm 2001 đã thức tỉnh thế giới về một chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan
đang tồn tại trong lòng các nước Trung Đông.
Giờ đây, sau 20 năm, liệu người Mỹ có cảm thấy
an toàn hơn hay họ vẫn lo sợ về một cuộc tấn công khủng bố khác trên đất nước
Hoa Kỳ hay nhằm vào công dân Mỹ ở nước ngoài.
Chống khủng bố bằng
chiến tranh 'khủng bố'?
Tại cuộc hội luận chuyên đề Bàn Tròn Thứ Năm của
BBC News Tiếng Việt hôm 09/09/2021 đánh dấu 20 năm sự kiện khủng bố xảy ra tại
Hoa Kỳ ngày 11/9/2001, Tiến
sỹ Vũ Quang Việt, cựu chuyên viên Liên Hiệp Quốc, người từng làm việc
tại một văn phòng đặt tại Tòa Tháp Đôi ở New York trước thời điểm xảy ra vụ tấn
công, cho rằng cuộc chiến tranh do Mỹ phát động chống lại chủ nghĩa khủng bố
trên toàn thế giới thực chất là một 'cuộc chiến tranh khủng bố'.
Hội
luận BBC nhân tròn 20 năm vụ khủng bố 9/11 tại nước Mỹ
Taliban: Từ rừng núi về,
làm sao quản lý đô thị?
Tổng thống Biden: 'Nước Mỹ
sẽ săn lùng và khiến các người phải trả giá!'
Mỹ cảnh
báo nguy cơ khủng bố 911
"Bây giờ đặt vấn đề là chống khủng bố bằng
cách làm một cuộc chiến tranh khủng bố dân trị dân thì có thể giải quyết được vấn
đề gì không?", cựu Vụ trưởng Vụ Thống kê của Liên Hợp Quốc đặt vấn đề trên
quan điểm riêng.
"Tôi nghĩ rằng không thể, nghĩa là mình
phải tự bảo vệ mình, nếu có khủng bố thì phải có tất cả các biện pháp để mà tự
bảo vệ dân mình, tự bảo vệ nước mình.
"Nhưng mà làm một cuộc chiến tranh khủng
bố để chống khủng bố để mà thay đổi tư tưởng người ta thì điều đó rất là khó
thành công."
TS. Vũ Quang Việt dẫn chứng việc Hoa Kỳ rút
quân khỏi Afghanistan trong tháng 8/2021 như là một minh chứng cho sự 'thất bại'
và lý giải cho nhận định trên quan điểm riêng của ông rằng đây là một 'cuộc chiến
tranh khủng bố', ông nói:
"Chiến tranh mà muốn đánh bất cứ chỗ nào,
tấn công cả vào những người không liên quan, tấn công dân lành thì cái đó nó xảy
ra nhiều vấn đề. Thì tôi nghĩ đó là một thứ chiến tranh khủng bố."
"Mỹ hay các nước Tây phương muốn phát triển
đa nguyên tự do dân chủ thì là phải ủng hộ chứ không phải vác quân đánh giùm.
"Nếu mà vác quân đánh giùm tôi nghĩ chẳng
khác gì khủng bố."
Cùng tham gia hội luận, từ Washington D.C., nhà báo Phạm Trần, cựu
phóng viên, ký giả đài VOA chia sẻ quan điểm khác của mình về cuộc chiến tranh
chống khủng bố của Hoa Kỳ:
"Tôi không nghĩ đó là một cuộc chiến
tranh khủng bố do Mỹ chủ trương để mà chống lại một lực lượng khủng bố khác.
"Thật sự theo lời của ông Tổng thống
George W. Bush vào tối ngày 11 tháng 9 năm 2001 thì ông ấy nói rõ ràng là phản ứng
của Hoa Kỳ là bảo vệ tự do, bảo vệ nền luật pháp của thế giới, không thể nào mà
để cho các lực lượng phá hoại tự do hành động chống lại nước Mỹ hay chống lại bất
cứ một nơi nào trên thế giới.
"Tôi cho đó là một lý tưởng tự do chống lại
chủ trương khủng bố của quân khủng bố chứ không phải là Hoa Kỳ phát động một cuộc
chiến tranh khủng bố để chống lại lực lượng khủng bố khác."
VIDEO : Khủng bố ngày 11/9: 102 phút làm thay đổi
nước Mỹ và thế giới
https://www.bbc.com/vietnamese/world-58518516
Ông Phạm Trần giải thích thêm quan điểm của mình:
"Là bởi vì lý do nước Mỹ bị tấn công là
do lực lượng Al-Qaeda và do Osama bin Laden lãnh đạo lúc đó đang ẩn náu ở bên
Afghanistan.
"Ông Bush đã yêu cầu lực lượng Taliban phải
bắt và trao trả Osama bin Laden cho nước Mỹ, nhưng Taliban từ chối.
"Bởi vậy, ngày 7 tháng 10, Tổng thống
Bush đã họp với các nước đồng minh và đã ra lệnh cho các máy bay Mỹ và các máy
bay của NATO cùng hợp tác ném bom xuống các vị trí của quân Al-Qaeda và quân
Taliban, chứ không phải là nước Mỹ khơi động cuộc chiến, mà đây là chống lại lực
lượng khủng bố khi nước Mỹ không bị tấn công."
Xây dựng dân chủ
thiếu dự án?
Từ Paris, Tiến sỹ Nguyễn Văn Huy, nhà dân tộc học có
nghiên cứu về văn hóa Islam và Trung Đông, đưa ra bình luận khi nhìn lại vụ tấn
công khủng bố 11/9 và cuộc chiến chống khủng bố của Hoa Kỳ:
"Tôi cho rằng nếu nước Mỹ muốn cố gắng phổ biến
tự do dân chủ của mình, tức là sức mạnh của các quốc gia phương Tây, là phải
đào tạo một thành phần lãnh đạo địa phương, tức là những người gốc đó.
"Thứ nhất là phải giúp họ có một dự án chính trị,
họ muốn xây dựng cái gì mới được.
"Nhìn kỹ lại Việt Nam Cộng hòa ngày xưa thì thấy
giống như Afghanistan ngày nay hoặc Iraq, những thành phần được Mỹ giúp lên
không có dự án nào hết. Họ chỉ nói là anh được bầu cử tự do và anh thành lập những
gì anh muốn làm tốt cho bình đẳng - thì đó là nguyên tắc.
"Nhưng dân chủ phải có dự án thì mới thành công
được, không có dự án không thành công được.
"Thành ra phải đào tạo họ, phải có một dự án
xây dựng từ A đến Z, lúc đầu phải đào tạo người ra sao, phải giáo dục như thế
nào và làm sao phải hướng dẫn người ta tập quen với những lối sống tự do dân chủ.
"Đằng này nước Mỹ đến đó đổ tiền ra đó rồi tin
tưởng vào những người mà họ tin là trung thành.
"Rồi từ đó họ có những hiểu biết sai lầm rồi dẫn
đến những hậu quả sai lầm mà cuối cùng chúng ta thấy hậu quả ngày nay là ở Iraq
họ không được gì hết, ở Afghanistan cũng không được gì, mà cả ở Syria cũng
không được gì hết.
"Tôi thấy nước Mỹ đang có vấn đề về nhân sự, về
các quốc gia mà họ muốn dân chủ hóa."
"Tôi thấy rằng sự thiếu xót của người Mỹ trong
các cuộc chiến mà lúc đầu rất là chính nghĩa, đúng, nhưng mà ở lâu ở quốc gia
đó mà họ không tìm hiểu được văn hóa cũng như tâm lý của người dân đó, thành ra
trở thành một lực lượng chiếm đóng."
Thế giới an toàn
hơn sau 20 năm, tương lai thế nào?
VIDEO : Afghanisan: Đánh bom liều chết ngoài sân
bay Kabul, nhiều người thiệt mạng
https://www.bbc.com/vietnamese/world-58518516
Liệu thế giới đã trở nên an toàn hay chưa sau
20 năm kể từ vụ khủng bố 11/9, tương lai tới đây sẽ thế nào, từ sau khi Hoa Kỳ
bắt đầu phát động cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa khủng bố trên thế giới hai
thập niên trước, trước câu hỏi này, nhà báo Phạm Trần thẳng thắn bày tỏ:
"Tôi có thể trả lời ngay là thế giới không an
toàn và sẽ không an toàn chừng nào mà lực lượng khủng bố trên thế giới, tiêu biểu
như Al-Qaeda và các lực lượng khác ở các nước vùng Trung Đông chưa bị loại khỏi
mặt đất này."
Tuy nhiên, ông cũng cho rằng: "như thế
không có nghĩa là cuộc chiến tranh chống khủng bố sẽ lan rộng cho đến khi tiêu
diệt hết mầm mống của khủng bố."
Liên hệ với việc Mỹ rút quân hoàn toàn khỏi
Afghanistan thời gian gần đây, nhà báo Phạm Trần đánh giá:
"Hậu quả của cuộc rút quân vừa rồi của Hoa Kỳ tại
Afghanistan, sau 20 năm thì lại phục hồi sự sống cũng như lực lượng Al-Qaeda ở
nước này.
"Bởi vì lực lượng Taliban từng nuôi dưỡng cũng
như cho chỗ trú ẩn cho lực lượng Al-Qaeda.
"Vậy nên chúng ta thấy rằng vấn đề nan giải của
thế giới chỉ hy vọng ổn định hơn thôi chứ thật ra mối đe dọa đó vẫn tồn tại và
sẽ tồn tại mãi mãi."
Đồng quan điểm, TS Nguyễn Văn Huy so sánh chủ nghĩa khủng
bố với đại dịch Covid đang hoành hành trên thế giới, ông nói:
"Theo tôi, thực sự sự khủng bố này chúng ta phải
coi như dịch Covid, chúng ta phải sống chung với nó thôi.
"Nhưng vấn đề là làm sao chúng ta phải đề phòng
và phòng ngừa, đừng để nó xảy ra trên đất nước của mình.
"Nếu chúng ta không phát huy được nền dân chủ tự
do đến tất cả mọi người thì khủng bố Hồi giáo sẽ tiếp tục chống đối.
"Tại vì dân chủ tự do là đối thủ của nhất
nguyên của Hồi giáo cực đoan.
"Thành ra ngày nào mà các quốc gia dân chủ cùng
phát triển và con người muốn được sống tự do không dưới quyền của họ thì chắc
chắn còn khủng bố."
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/882B/production/_120495843_gettyimages-1339182163.jpg
Tưởng niệm bên đài
tưởng niệm vụ 11/9 tại khu tưởng niệm Ground Zero, ở New York, Hoa Kỳ hôm
8/9/2021
Gửi ý kiến về khía cạnh này cho Bàn Tròn Thứ
Năm, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp,
nhà phân tích an ninh, chính trị từ Hà Nội bình luận:
"Biến cố khủng bố 11 tháng 9 dẫn nước Mỹ, các đồng
minh của Mỹ và thế giới đến cuộc chiến chống khủng bố trên toàn thế giới, trước
hết chống al-Qaeda. Mỹ đã tấn công Iraq, đưa quân đội và ở lại Afghanistan.
Hàng chục nghìn dân thường thiệt mạng, tiêu tốn hàng nghìn tỷ USD và cho dù một
số thủ lĩnh al-Qaeda đã bị bắt hoặc tiêu diệt, trong đó có Osama bin Laden,
nhưng đến nay al-Qaeda vẫn hoạt động ở 17 nước. Cuộc chiến chống khủng bố vẫn
phải tiếp tục, sau 20 năm, thế giới và nước Mỹ dường như đã không trở nên an
toàn hơn.
"Khủng bố sẽ tồn tại cùng với loài người, các tổ
chức và cá nhân khủng bố nào đó bị vô hiệu hóa, thì lại xuất hiện các tổ chức
và cá nhân khủng bố khác. Từ việc khởi sự cuộc chiến chống khủng bố bởi tổng thống
Mỹ George W. Bush, mặc dù đã nỗ lực hết sức, hiệu quả chống khủng bố quốc tế
chưa mang lại nhiều kết quả căn bản, chủ yếu là do các cơ quan tình báo, an
ninh nội địa Mỹ và đồng minh chưa nắm chắc tình hình và hoạt động của các tổ chức
khủng bố.
"Afghanistan sẽ trở thành căn cứ địa của các
nhóm khủng bố cũ và mới, là nơi nuôi nấng các tư tưởng và hành động cực đoan,
gây bất ổn cho Trung Á, Trung Đông và thế giới; đe dọa an ninh Nga, Ấn Độ và
các nước xung quanh. Thế giới chưa nhìn thấy ở Taliban khả năng quản trị quản
trị quốc gia theo các cách thức thông thường, bắt đầu có làn sóng di dân, khủng
hoảng nhân đạo đã bắt đầu xảy ra.
Mỹ và phương Tây sẽ cần tiếp tục hợp tác với phần
còn lại của thế giới để tiếp tục chống khủng bố theo các tiếp cận có hiệu quả hơn.
Sẽ cần bàn thảo, đóng góp và hành động mạnh mẽ hơn trong bối cảnh chính trị quốc
tế đang diễn biến rất phức tạp liên quan đến các thế lực bá quyền mới."
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/18677/production/_120495999_gettyimages-1339182162.jpg
Một người can tên nạn
nhân tại Đài tưởng niệm vụ 11/9 tại khu Ground Zero ở New York, Hoa Kỳ hôm
8/9/2021
Còn từ Amsterdam, Hà Lan cũng hôm 09/9, PGS. TS. Nguyễn Phương Mai,
nhà nghiên cứu văn hóa Trung Đông chia sẻ góc nhìn với cuộc hội luận của BBC:
"Biến cố 11/9 khiến khủng bố và Hồi giáo cực
đoan trở thành tâm điểm của sự quan ngại trên toàn thế giới. Từ cuộc chiến chống
khủng bố do Tổng Thống Bush đề xướng, Mỹ đã tham gia vào các hoạt động quân sự
trên 80 quốc gia với hơn một triệu người chết và 37 triệu người phải rời bỏ quê
hương - theo số liệu của Đại học Brown.
"Tuy nhiên, nếu mục đích của cuộc chiến này là
khiến Mỹ và thế giới an toàn hơn, thì mục đích đó khó có thể nói là thành công
mỹ mãn. Khảo sát của ABC mới đây cho thấy chỉ có 49% người Mỹ cho rằng đất nước
họ đã an toàn hơn trước hiểm hoạ khủng bố. Con số 10 năm trước là 64%.
"Chúng ta vẫn có Boko Haram, nhà nước IS đã sụp
đổ nhưng chiến binh IS vẫn tồn tại, Taliban từ kẻ bại trận giờ thành kẻ đàm
phán và cầm quyền. Internet đóng vai trò kết nối các thành phần cực đoan toàn cầu
với nhau theo cách mà 20 năm trước là điều không thể xảy ra.
"Thật khó có thể nói rằng trong bối cảnh như vậy,
thế giới đã trở nên an toàn hơn so với thời kỳ hầu hết chúng ta đều không quan
tâm và nghe nói tới một tôn giáo có tên là Islam," bà Phương Mai nói với BBC trên quan điểm riêng.
----
Mời quý vị bấm vào đường dẫn này để
theo dõi Bàn Tròn Thứ Năm của BBC News Tiếng Việt nhân tròn 20 năm sự kiện vụ khủng bố 9/11 tại
nước Mỹ.
***
TIN LIÊN QUAN
.
Khủng bố 11/9: 102 phút
làm thay đổi nước Mỹ và thế giới
9 tháng 9 2021
.
Taliban từ núi về, làm sao
quản lý đô thị và sẽ thiếu tiền?
8 tháng 9 năm 2021
.
Tổng thống Biden: 'Nước
Mỹ sẽ săn lùng và khiến các người phải trả giá!'
27 tháng 8 2021
No comments:
Post a Comment