Monday, 19 July 2021

VỀ PHẢN BÁC TIN GIẢ (Đỗ Hùng)

 


 

VỀ PHẢN BÁC TIN GIẢ   

Đỗ Hùng

00:17  19/07/2021     

https://www.facebook.com/mitodohung/posts/10165394370505612

 

Trang tingia.gov.vn (của Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam - VAFC, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử - Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết hình ảnh xác chết này là ở Indonesia chứ không phải của Việt Nam (như nhiều người phát tán).

(Xem hình 1)

https://www.facebook.com/photo/?fbid=10165394342930612&set=pcb.10165394370505612

 

Từ nguồn này, hàng loạt báo đều đưa lại y chang: hình đó ở Indonesia, không phải Việt Nam. Nhiều facebooker cũng đưa lại y chang: hình đó ở Indonesia, không phải Việt Nam.

 

Chống tin giả là điều rất tốt. Mỗi khi có cơ hội thì mình đều phanh phui mấy trò đưa tin giả. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là cơ sở nào VAFC lại cho rằng đó là hình ảnh ở Indonesia (?).

 

Nội dung tin của VAFC không cho biết cơ sở để từ đó họ có thể khẳng định đó là hình ảnh ở Indonesia, do đó nó không thỏa mãn được một tin fact-checking cơ bản.

 

Bản tin của VAFC sẽ hoàn hảo nếu cung cấp thêm bằng chứng.

 

Một tin fact-checking cơ bản phải là:

 

1. Phản bác thông tin giả đang lan truyền

 

2. (Bằng cách) Cung cấp bằng chứng cho thấy cái thông tin/hình ảnh giả đó thực ra là cái gì.

 

Một ví dụ ở đây:

 

1. Nhiều người lấy hình rừng chuối bị đổ rạp và đưa tin nông dân biểu tình tại Myanmar phá nông trường chuối của ông chủ Trung Quốc

 

2. Mình tìm ra bằng chứng cho thấy nông trường chuối này là ở Lào, bị đổ là do gió lốc, không liên quan tới Myanmar .

 

(Bên trên mình chỉ bàn về nghiệp vụ phản bác tin giả, không bàn tới tính xác thực của tấm hình được đề cập.)

 

Tại sao đưa ra bằng chứng là quan trọng?

 

Bởi nếu coi việc đưa tin giả về Việt Nam là đáng lên án, cần bác bỏ thì cũng phải cân nhắc khả năng: Nếu đó không phải là hình ở Indonesia thì sao?! Đưa sai về nước họ (một cách chính thức) cũng nghiêm trọng chứ!

 

Dùng một tin giả để bác bỏ một tin giả thì không ổn chút nào, chưa kể tin giả được dùng để bác bỏ lại ảnh hưởng tới đối tượng không liên quan.

---

 

CẬP NHẬT

---

TỪ ĐÂY TRỞ XUỐNG MÌNH SẼ PHÂN TÍCH VÀ TÌM NGUỒN CỦA HÌNH ẢNH TRÊN (cuối cùng sẽ có câu trả lời)

 

Hiện giờ mình chưa tìm ra được nguồn khả tín nào, nhưng có thể thấy hình ảnh này đang là nguồn cơn của tin thật giả lẫn lộn tại nhiều nơi.

 

Tại Bangladesh, nhiều người đăng tải hình này kèm chú thích hình được chụp tại Trường Y Khulna. Trang prabartan . com đã bác bỏ khả năng hình được chụp tại Bangladesh.

 

Nhiều người Myanmar cũng nói hình này được chụp ở Myanmar (để tố chính quyền giấu số người chết).

 

Trên một facebook từ Myanmar (Khit Thit Media, là một công ty media có tick xanh), mình thấy một tấm hình chụp góc khác của cùng địa điểm, được đăng tải ngày 15.7.

 

Chú thích hình trên trang Khit Thit Media cho biết các thi thể là của nạn nhân Covid-19 và địa điểm là Bệnh viện Myawaddy tại thị trấn cùng tên ở bang Kayin, miền đông nam Myanmar, giáp với Thái Lan.

 

Mình không dám nói rằng nguồn Khit Thit Media là chính xác nên, trong khi chưa tìm được nguồn nào khả tín hơn, mình đành "mổ" hình ra để phân tích.

(Xem hình 2)

https://www.facebook.com/photo/?fbid=10165394409410612&set=pcb.10165394370505612

 

Mình thấy người nằm trên bàn dường như mặc longji (một loại váy đàn ông, vốn được sử dụng ở Myanmar và một số quốc gia khác ở Nam Á, Việt Nam rất hiếm, TP.HCM lại càng hiếm - các bạn có thể kéo chuột lên ảnh bìa facebook của mình sẽ thấy mình mặc longji của người Myanmar). Da người nằm trên bàn có vẻ đen hơn da người Việt Nam.

 

Tất nhiên mình chỉ nói "có vẻ" thôi, chưa khẳng định điều gì. Từ từ kiếm thêm.

 

(Xem hình 3 và bàn tiếp - hình lấy từ nguồn kicnews . org)

https://www.facebook.com/photo/?fbid=10165394448280612&set=pcb.10165394370505612

 

Mình tìm được vài hình ảnh khác bên trong nhà xác của bệnh viện Myawaddy. Mình nhận thấy cửa sổ, các chi tiết trên cánh cửa sổ, gạch lát nền, chân tường, bàn... của hình 3 rất giống với hình mà phía Việt Nam nói là ở Indonesia. Có trên 99,99% hai hình này được chụp tại cùng một phòng, chỉ khác hướng.

 

Do đó, khả năng cao hình ảnh thi thể xếp hàng này là ở Myanmar, không phải Indonesia.

 

Ở hình 4, mình ghép mấy cái hình lại để so sánh: Các bạn sẽ thấy các chi tiết hoàn toàn tương đồng trong các ảnh chụp khác thời điểm bên trong nhà xác bệnh viện ở Myawaddy. Sự trùng hợp có thể nói là từng milimet (các bạn để ý chi tiết trên cánh cửa).

 

Do đó, có thể khẳng định hình mà nhiều người nói là ở Sài Gòn, còn trang của Bộ Thông tin và Truyền thông nói (mà không kèm bằng chứng) rằng hình chụp ở Indonesia, thì thực ra, được chụp ở Myanmar.

 

Chống tin giả mà không kèm bằng chứng, VAFC thực sự đã đẻ thêm một tin giả.

---

 

CẬP NHẬT: Trang của Bộ Thông tin và Truyền thông đã âm thầm sửa lại, rõ ràng là sau khi đọc bài của mình (xem hình 5). Nhưng cách họ dẫn căn cứ thì cũng rất yếu, không đúng chất "fact-checking" chút nào.

https://www.facebook.com/photo/?fbid=10165394809105612&set=pcb.10165394370505612

 

47 BÌNH LUẬN   

 

 

 


No comments:

Post a Comment

View My Stats