Sunday, 18 July 2021

TRÁCH NHIỆM CUỐI CÙNG VỀ PHÒNG DỊCH COVID THUỘC VỀ TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (Hoài Nguyễn - VNTB)

 


 

Trách nhiệm cuối cùng về phòng dịch Covid thuộc về Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hoài Nguyễn  -  VNTB

19.07.2021 5:21

https://vietnamthoibao.org/vntb-trach-nhiem-cuoi-cung-ve-phong-dich-covid-thuoc-ve-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong/

 

 (VNTB) – Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 do Chủ tịch Quốc hội khóa XII, ông Nguyễn Phú Trọng ký ban hành.

 

Nhận định về trách nhiệm phòng dịch Covid được căn cứ Nghị định 71/2002/NĐ-CP là nếu có ban bố tình trạng khẩn cấp và áp dụng các biện pháp đặc biệt, thì phải tuân thủ nguyên tắc “Bảo đảm sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện, tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam”.

 

Mà đại diện Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

 

Hành lang pháp lý đã có

 

Không ít ý kiến cho rằng với tình hình dịch Covid bùng phát cộng đồng tại Việt Nam đang lên đến con số vượt khả năng chịu đựng của ngành y tế, cần thiết ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia để hạn chế đến mức thấp nhất về các ca tử vong.

 

Theo Điều 1 Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 23-3-2000 quy định: “Khi trong cả nước hoặc nhiều địa phương có thảm họa lớn do thiên nhiên hoặc con người gây ra, có dịch bệnh nguy hiểm lây lan trên quy mô rộng, đe dọa nghiêm trọng đến tài sản của nhà nước và tổ chức, tính mạng, sức khỏe, tài sản của nhân dân hoặc có tình hình đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội thì Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp để áp dụng các biện pháp đặc biệt nhằm kịp thời ngăn chặn, hạn chế và khắc phục hậu quả xảy ra, nhanh chóng ổn định tình hình”.

 

Ngày 29-01-2020, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 219/QĐ-BYT về việc bổ sung bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona (nCov) gây ra vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định tại Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007.

 

Do đó, theo quy định điểm c, khoản 2 – Điều 38 của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 thì thẩm quyền công bố dịch Covid – 19 thuộc về Thủ tướng Chính phủ theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế khi dịch lây lan nhanh từ tỉnh này sang tỉnh khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người.

 

Vài trăm ca tử vong chỉ trong thời gian ngắn…

 

Hiện tại thì từ ngày 9 đến 15-7, trung bình mỗi ngày TP.HCM ghi nhận 1.305 ca Covid-19, tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân Covid-19 toàn quốc là 0,43%, riêng TP.HCM là 0,6%, Đồng Tháp cao hơn TP.HCM.

 

Điều đó có nghĩa là dịch bệnh Covid đã đến mức “dịch lây lan nhanh trên diện rộng, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người và kinh tế – xã hội của đất nước” và đã đến lúc phải công bố tình trạng khẩn cấp vì dịch bệnh theo Điểm a, khoản 1 – Điều 42 của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007.

 

Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 do Chủ tịch Quốc hội khóa XII, ông Nguyễn Phú Trọng ký ban hành.

 

Trong trường hợp công bố tình trạng khẩn cấp quốc gia về dịch bệnh Covid, thì tính pháp lý trong vận hành sẽ giúp giải quyết được nhiều vướng mắc về thủ tục hành chính, cũng như sự thống nhất trong quản trị quốc gia.

 

Cụ thể, theo quy định tại Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 và Nghị định số 71/2002/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp trong trường hợp có thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm, thì Thủ tướng Chính phủ kêu gọi các quốc gia, các tổ chức quốc tế hỗ trợ nguồn lực để chống dịch và phối hợp triển khai các biện pháp ngăn chặn dịch lây lan (Điều 56 – Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007)

 

Trưởng Ban chỉ đạo chống dịch trong trường hợp khẩn cấp (Thủ tướng hoặc Phó Thủ tướng Chính phủ) có quyền quyết định áp dụng thêm các biện pháp sau ngoài những biện pháp áp dụng trong trường hợp xảy ra dịch bệnh nêu trên theo Điều 54, 55– Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 và Điều 4, mục 2 của Nghị định số 71/2002/NĐ-CP, như: Huy động, trưng dụng các nguồn lực quy định; Đặt biển báo hiệu, trạm gác và hướng dẫn việc đi lại tránh vùng có dịch; Yêu cầu kiểm tra và xử lý y tế đối với phương tiện vận tải trước khi ra khỏi vùng có dịch; Cấm tập trung đông người và các hoạt động khác có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch; Cấm người, phương tiện không có nhiệm vụ vào ổ dịch; Tổ chức tẩy uế, khử độc trên phạm vi rộng; Tiêu hủy động vật, thực phẩm và các vật khác có nguy cơ làm lây lan bệnh dịch sang người; Và các biện pháp cần thiết khác.

 

Phải chăng chờ thỉnh thị Tổng bí thư?

 

Hiện tại, hai văn bản được nhắc nhiều nhất trong các hoạch định về phòng dịch Covid-19 là Chỉ thị 15, và Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ (thời nội các Nguyễn Xuân Phúc).

 

Về nguyên tắc pháp lý nhập môn của sinh viên trường luật, ai cũng hiểu “Chỉ thị” có giá trị là “Văn bản chỉ đạo hành chính”, dùng để phổ biến, tuyên truyền, triển khai thực hiện các văn bản của cấp trên; đề ra các biện pháp thực hiện cho các tổ chức, cá nhân có liên quan; chỉ đạo, đôn đốc, nhắc nhở, giao nhiệm vụ cho cấp dưới.

 

Chỉ thị không chứa quy phạm pháp luật, không quy định về hành vi vi phạm pháp luật, không quy định về chế tài xử phạt vi phạm pháp luật.

 

Điều 2.1 của Nghị định 71/2002/NĐ-CP yêu cầu là nếu có ban bố tình trạng khẩn cấp và áp dụng các biện pháp đặc biệt, thì phải tuân thủ nguyên tắc “Bảo đảm sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện, tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam”. Có lẽ đây là một trong những điểm vướng mắc cho chuyện ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia về dịch Covid.

 


 

Tin bài liên quan:

 

VNTB – Bùng phát Covid-19: đảng đã làm gì?

 

VNTB – Sài Gòn ưu tiên chống dịch hơn phát triển kinh tế

 

VNTB – Sài Gòn sẽ kéo dài thêm lệnh giãn cách?

 

VNTB – Vì sao không ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh Covid?

 

 

 

 


No comments:

Post a Comment

View My Stats