Tâm
thư 8 điều gửi đến Chính phủ: Làm đàng hoàng những chuyện này để người dân yên
tâm chống dịch
21/07/2021
Chính quyền cần thể hiện trách nhiệm của mình trước khi yêu cầu người
dân tin tưởng và ủng hộ.
KHU VỰC CÁCH
LY . Ảnh: Vietnamnet, Thanh Niên. Thiết kế: Luật
Khoa
Ngày 19/7/2021, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP. Hồ
Chí Minh Nguyễn Thành Phong đã có thư gửi đến toàn thể người dân thành phố, kêu gọi “sự ủng
hộ, tin tưởng, cảm thông, chia sẻ”, đồng thời đề ra “8 giải pháp hiệu quả để chống
dịch”. [1]
Tuy không nhìn thấy điểm gì mới trong các giải
pháp của người đứng đầu thành phố, nhưng tôi nghĩ đây là ý tưởng tốt cần nhân rộng.
Để hưởng ứng phong trào, mỗi người dân nên có
tâm thư gửi đến lãnh đạo nhà nước, đề ra những giải pháp mà chính quyền cần thực
hiện để chống dịch.
Tôi
mạn phép đề xuất 8 giải pháp chính phủ cần làm để người dân có thể yên tâm chống
dịch.
1. Chỉ rõ ai là
người chịu trách nhiệm
Một trong những vấn đề lớn nhất thời gian qua
là người dân không thấy quan chức chính quyền nào chịu trách nhiệm cho các
chính sách ban ra.
Những quyết định phong tỏa được thực hiện dựa
trên các chỉ thị 15, 16 hay 19 của thủ tướng Chính phủ, vừa có nội dung mơ hồ,
lại vừa không
có giá trị pháp lý. [2]
Hệ quả là mỗi địa phương mạnh ai nấy
làm, mỗi nơi một kiểu. [3] Có những địa phương kiên quyết ngăn sông cấm chợ. [4] Có những nơi ra công văn không tiếp nhận công dân từ nơi khác. [5] Lại có chỗ
ra quy định kỳ khôi như cấm người dân đi xe máy mà khuyến khích đi lại bằng ô
tô. [6]
Chưa kể việc ra quyết
định phong tỏa thành phố hơn 10 triệu dân theo kiểu đánh úp, khiến
hàng hóa thiếu hụt, giá cả leo thang đến nay vẫn chưa ổn định hoàn toàn. [7]
Ai chịu trách nhiệm cho những chính sách gây
khó khăn vô lý cho người dân và doanh nghiệp?
Việc đóng cửa chợ
truyền thống đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa trên địa bàn TP. Hồ Chí
Minh. Trong ảnh, chợ Hòa Hưng, quận 10 bị phong tỏa từ ngày 27/6 đến nay vẫn
chưa được mở lại. Ảnh: Vietnamnet.
Nếu
không ai trong bộ máy nhà nước dám đứng ra lãnh trách nhiệm cụ thể cho những
quyết sách của mình – nhẹ thì kỷ luật phạt tiền, nặng thì chủ động từ chức –
làm sao họ có tư cách để yêu cầu người dân “ủng hộ, tin tưởng, cảm thông, chia
sẻ”?
2. Trải thảm mời
các chuyên gia độc lập góp ý
Một điều dễ nhận ra trong phương thức chống dịch
tại Việt Nam là việc thừa mứa các khẩu hiệu hô hào chính trị nhưng vắng bóng ý
kiến phản biện của những chuyên gia.
Mãi cách đây 10 ngày, người dân mới thấy Bí
thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên đăng đàn “đã đến lúc ông cần phải gặp trực tiếp các
chuyên gia, nhà khoa học để lắng nghe các ý kiến độc lập nhằm góp thêm phương
pháp vào chiến lược chống dịch”. [8]
Trên thực tế, ý kiến của các chuyên gia độc lập
khó đến được người dân, huống chi là đến tai lãnh đạo.
Cách đây vài ngày, một bài phỏng vấn Tiến sĩ
Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc trường Chính sách công và Quản lý Fulbright Việt Nam,
đăng trên VnExpress đã bị gỡ bỏ. Bản lưu bài báo cho thấy các ý kiến phân tích về chính
sách chống dịch của nhà nước từ vị chuyên gia này hoàn toàn chừng mực, xác
đáng, nhưng cuối cùng vẫn biến mất không lý do. [9]
Đã không có bao nhiêu đất diễn trên các phương
tiện truyền thông nhà nước, ngay trong các hội thảo khoa học (dường như độc lập
với chính quyền), những quan điểm trái chiều cũng đang bị kiểm duyệt.
Điển hình như sự việc đang gây nhiều chú ý những
ngày qua, khi Tiến sĩ Nguyễn Hồng Vũ, một chuyên gia y học tại Viện nghiên cứu
City of Hope, California, Mỹ, vào giờ chót bị loại ra khỏi một cuộc tọa đàm
khoa học. Chương trình này do AVSE Global – Hiệp hội các Nhà khoa học và Chuyên
gia Việt Nam, tổ chức. Đây là một tổ chức được sáng lập ở nước ngoài, với mục
đích liên kết các nhà khoa học người Việt, đóng góp cho sự phát triển của Việt
Nam.
Lý do bị loại, theo thông tin đăng trên Facebook cá nhân của Tiến sĩ Vũ, là vì những
người tổ chức không đồng tình với nội dung anh dự định trình bày, trong đó nêu
các nghi vấn về một số loại vaccine sẽ được sử dụng ở Việt Nam. [10] Họ chỉ muốn
anh nói theo đúng định hướng, khuyến khích người dân “tin vào chính phủ”, “có
vaccine nào thì chích vaccine ấy”.
Chừng
nào chưa trải thảm đỏ mời những chuyên gia, nhà khoa học độc lập góp ý, đồng thời
công khai ý kiến của họ trên các phương tiện truyền thông đại chúng, chừng đó
chính quyền không thể yêu cầu người dân đâm đầu nhắm mắt tin tưởng vào các khẩu
hiệu chính trị sáo rỗng.
3. Công khai tình
trạng tiêm vaccine của lãnh đạo
Cách đây không lâu, Thủ tướng Phạm Minh Chính
từng chỉ đạo “tránh tình trạng, tâm lý chờ đợi, lựa chọn
vaccine, có loại nào phải dùng ngay loại đó”. [11]
Đây là ý kiến hợp lý, xét đến việc vaccine
đang là lựa chọn duy nhất để có thể thoát khỏi đại dịch. Tuy nhiên, trong hoàn
cảnh thiếu hụt vaccine, đồng thời có nhiều
nghi ngại về hiệu quả và mức độ an toàn của một số loại vaccine, người
dân có lý do để đắn đo suy nghĩ. [12]
Những người đang nắm giữ vị trí lãnh đạo đất nước (từ
trái qua): Phạm Minh Chính, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Phú Trọng, Vương Đình
Huệ. Thông tin về tình trạng tiêm vaccine của các lãnh đạo đến giờ vẫn
không được công khai. Ảnh: VGP.
Để
giúp giải tỏa lo lắng, lãnh đạo nhà nước cần công khai việc mình đã tiêm
vaccine loại nào. Thông tin về việc người nhà của họ có được tiêm hay chưa và
dùng loại nào cũng cần được công bố.
Ngày
nào còn giữ kín những thông tin vốn dĩ phải được công khai này, ngày đó người
dân còn có quyền nghi ngờ vào chính sách phân phối vaccine công bằng của chính
quyền.
4. Công bố báo cáo
của Quỹ Vaccine Phòng chống COVID-19
Theo quy định từ Thông tư số 41/2021/TT-BTC, [13] những người quản lý
Quỹ Vaccine Phòng chống COVID-19 có trách nhiệm công khai báo cáo tài chính vào
mỗi tháng, mỗi sáu tháng và mỗi năm. Thời điểm công khai báo cáo “chậm nhất sau
ngày 10 kể từ ngày kết thúc tháng”.
Đến
nay, báo cáo nói trên vẫn chưa được công bố trên trang web của quỹ lẫn
trang web của Bộ Tài chính. [14]
Không
có báo cáo chi tiết các khoản thu chi, người dân không thể giám sát kiểm tra
tính minh bạch và hiệu quả của số tiền này, và như vậy không thể yêu cầu người
dân tin tưởng tiếp tục đóng góp vào quỹ.
5. Làm rõ nguy cơ
lây nhiễm trong các khu cách ly
Việc người dân bị đưa vào trong khu cách ly và
có thể nhiễm bệnh trong đó là một nguy cơ có thật, đã được cảnh báo nhiều lần.
Đoàn kiểm tra của Bộ Y tế cũng từng đưa ra kết luận tương tự. [15]
Đến thời điểm hiện tại, chưa có một cuộc điều
tra nghiêm túc nào được tiến hành về số ca đã bị lây từ các khu cách ly. Trong
khi đó, chính quyền vẫn áp dụng chính sách đưa đi cách ly tất cả những ca bị
nghi nhiễm, kể cả trẻ em. [16] Việc này không những khiến hệ thống y tế
quá tải, còn khiến người dân hoang mang lo sợ.
Chỉ gần đây, chính quyền mới thử nghiệm việc
cách ly các ca nghi nhiễm tại nhà, một việc lẽ ra có thể làm từ đầu.
Cần
một đánh giá toàn diện về hiệu quả và hậu quả của chính sách cách ly tập trung,
thay vì áp dụng cứng nhắc theo ý chí chính trị như trước nay.
https://2xjs7y10oiyz26vqxu2hok6y-wpengine.netdna-ssl.com/wp-content/uploads/2021/07/image-14.jpeg
Hình ảnh một đứa trẻ
trong khu cách ly tại Phú Yên vào tháng 6/2021. Ảnh: Hải Đường/ Báo Thanh Niên.
6. Công khai ghi
hình tất cả những trường hợp bắt phạt
Trong thời gian nhiều địa phương thực hiện
phong tỏa, trên mạng xã hội xuất hiện rất nhiều các phản ánh về tình trạng lạm
quyền xử phạt.
Chỉ một số ít trong đó, như vụ “bánh mì không phải lương thực” ở Khánh Hòa vừa qua, là bị xử
lý. [17]
Cần nhớ rằng những trường hợp như trên là cán
bộ chủ động ghi lại hình ảnh sau đó công khai lên mạng vì họ tưởng mình
làm đúng, chờ đợi được khen thưởng.
Còn biết bao nhiêu trường hợp khác mà người
dân không được phép ghi hình, chất vấn các quyết định xử phạt tùy tiện của cán
bộ?
Cần
có quy định ghi hình và công khai tất cả trường hợp xử phạt để người dân có thể
khiếu nại. Nếu cán bộ không ghi hình và công khai băng hình thì quyết định xử
phạt phải bị hủy bỏ.
7. Công khai hồi
đáp các vấn đề về Bluezone và công nghệ nói chung
Ứng dụng công nghệ, trong đó có ứng dụng
Bluezone, luôn được chính quyền quảng bá là phương thức hiệu quả để hỗ trợ chống
dịch.
Tuy vậy, những người chịu trách nhiệm quản lý
các ứng dụng công nghệ hầu như không đả động gì đến các ý kiến chất vấn của giới
chuyên môn về tính hiệu quả, an toàn và bảo mật thông tin cá nhân của các giải
pháp này.
Các
cuộc thảo luận chỉ diễn ra sôi nổi ở những diễn đàn công nghệ, hoàn
toàn không được phổ biến cho công chúng. [18] Những lo ngại của các chuyên gia
hoặc được âm thầm xử lý, hoặc bị lãng quên không hồi đáp.
Chính quyền cần tổ chức các buổi thảo luận
công khai, hồi đáp mọi ý kiến phản biện từ các chuyên gia độc lập.
Những lời hứa như của Bộ trưởng Thông tin và Truyền
thông Nguyễn Mạnh Hùng đưa ra vào đầu tháng Sáu, trong đó khẳng định “dữ liệu
cá nhân liên quan phòng chống dịch sẽ được xóa sau một tháng lưu trữ” cần được
công khai thẩm tra để biết nó có đang được thực hiện hay không. [19]
8. Dừng ngay việc
đàn áp, quấy nhiễu những người bất đồng chính kiến
Bất chấp tình hình dịch bệnh,
chính quyền vẫn không ngừng tung quân đi bắt giữ những người
bất đồng chính kiến. [20]
Chỉ tính trong tháng Sáu đã có nhiều trường hợp
đáng chú ý như việc truy nã và bắt giữ blogger Lê Văn Dũng (Lê Dũng Vova),
khởi tố và bắt tạm giam ba người dùng mạng xã hội Facebook tại Quảng Ngãi, vụ bắt
giữ nhà hoạt động Đỗ Nam Trung, sự kiện khởi tố và bắt tạm giam nhà báo Mai
Phan Lợi cùng luật sư Đặng Đình Bách, v.v.
Những
hành động trấn áp này của chính quyền gửi đi một thông điệp cảnh cáo đến người
dân, rằng không ai được phép lên tiếng chỉ trích nhà nước.
Nhưng một
nhà nước không cho phép người dân chỉ ra cái sai, cái xấu, cái tệ hại của mình
thì làm sao có thể yêu cầu người dân ủng hộ?
Trong tình cảnh dịch bệnh, người dân chứ không
phải cán bộ nhà nước mới là đối tượng phải gánh chịu phần lớn thiệt hại kinh tế.
Ở hoàn cảnh khó khăn
này mà chính quyền còn quyết tâm bịt miệng các ý kiến khác biệt thì lấy tư cách
gì để đòi hỏi người dân tin tưởng, cảm thông hay chia sẻ?
Bài phản ánh quan điểm riêng của tác giả. Mọi bài
bình luận xin gửi cho Luật Khoa tại đây.
Chú thích
6. Công khai ghi hình tất cả những trường hợp bắt
phạt
Trong thời gian nhiều địa phương thực hiện
phong tỏa, trên mạng xã hội xuất hiện rất nhiều các phản ánh về tình trạng lạm
quyền xử phạt.
Chỉ một số ít trong đó, như vụ “bánh mì không phải lương thực” ở Khánh Hòa vừa qua, là bị xử
lý. [17]
Cần nhớ rằng những trường hợp như trên là cán
bộ chủ động ghi lại hình ảnh sau đó công khai lên mạng vì họ tưởng mình
làm đúng, chờ đợi được khen thưởng.
Còn biết bao nhiêu trường hợp khác mà người
dân không được phép ghi hình, chất vấn các quyết định xử phạt tùy tiện của cán
bộ?
Cần có quy định ghi hình và công khai tất cả
trường hợp xử phạt để người dân có thể khiếu nại. Nếu cán bộ không ghi hình và
công khai băng hình thì quyết định xử phạt phải bị hủy bỏ.
7. Công khai hồi đáp các vấn đề về Bluezone và công
nghệ nói chung
Ứng dụng công nghệ, trong đó có ứng dụng
Bluezone, luôn được chính quyền quảng bá là phương thức hiệu quả để hỗ trợ chống
dịch.
Tuy vậy, những người chịu trách nhiệm quản lý
các ứng dụng công nghệ hầu như không đả động gì đến các ý kiến chất vấn của giới
chuyên môn về tính hiệu quả, an toàn và bảo mật thông tin cá nhân của các giải
pháp này.
Các
cuộc thảo luận chỉ diễn ra sôi nổi ở những diễn đàn công nghệ, hoàn
toàn không được phổ biến cho công chúng. [18] Những lo ngại của các chuyên gia
hoặc được âm thầm xử lý, hoặc bị lãng quên không hồi đáp.
Chính quyền cần tổ chức các buổi thảo luận
công khai, hồi đáp mọi ý kiến phản biện từ các chuyên gia độc lập.
Những lời hứa như của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông
Nguyễn Mạnh Hùng đưa ra vào đầu tháng Sáu, trong đó khẳng định “dữ liệu cá nhân
liên quan phòng chống dịch sẽ được xóa sau một tháng lưu trữ” cần được công
khai thẩm tra để biết nó có đang được thực hiện hay không. [19]
8. Dừng ngay việc đàn áp, quấy nhiễu những người bất
đồng chính kiến
Bất chấp tình hình dịch bệnh, chính quyền vẫn không ngừng
tung quân đi bắt giữ những người bất đồng chính kiến. [20]
Chỉ tính trong tháng Sáu đã có nhiều trường hợp
đáng chú ý như việc truy nã và bắt giữ blogger Lê Văn Dũng (Lê Dũng Vova), khởi
tố và bắt tạm giam ba người dùng mạng xã hội Facebook tại Quảng Ngãi, vụ bắt giữ
nhà hoạt động Đỗ Nam Trung, sự kiện khởi tố và bắt tạm giam nhà báo Mai Phan Lợi
cùng luật sư Đặng Đình Bách, v.v.
Những hành động trấn áp này của chính quyền gửi
đi một thông điệp cảnh cáo đến người dân, rằng không ai được phép lên tiếng chỉ
trích nhà nước.
Nhưng một nhà nước không cho phép người dân chỉ
ra cái sai, cái xấu, cái tệ hại của mình thì làm sao có thể yêu cầu người dân ủng
hộ?
Trong tình cảnh dịch bệnh, người dân chứ không
phải cán bộ nhà nước mới là đối tượng phải gánh chịu phần lớn thiệt hại kinh tế.
Ở hoàn cảnh khó khăn này mà chính quyền còn quyết tâm bịt miệng các ý kiến khác
biệt thì lấy tư cách gì để đòi hỏi người dân tin tưởng, cảm thông hay chia sẻ?
Bài phản ánh quan điểm riêng của tác giả. Mọi bài
bình luận xin gửi cho Luật Khoa tại đây.
Chú thích
1. Online T. T. (2021, July 19). Chủ
tịch Nguyễn Thành Phong gửi thư đến người dân TP.HCM: 8 giải pháp hiệu quả để
chống dịch. TUOI TRE ONLINE.
2. Nguyen, P. (2021, July 17). Chỉ
thị 16 có giá trị pháp lý không? – Không. Luật Khoa Tạp Chí.
https://www.luatkhoa.org/2020/04/chi-thi-16-co-gia-tri-phap-ly-khong-khong/
3. News, V. N. N. (n.d.). Thống
nhất quy tắc chống dịch chung cả nước, không để mỗi tỉnh một kiểu.
VietNamNet.
4. R. (2021, June 30). Đồng Nai
lại “ngăn sông cấm chợ”, phớt lờ công điện của Chính phủ? Radio Free
Asia.
5. Online T. T. (2021a, June 25). Hà
Tĩnh thu hồi văn bản “không tiếp nhận” người từ TP Vinh. TUOI TRE
ONLINE.
https://tuoitre.vn/ha-tinh-thu-hoi-van-ban-khong-tiep-nhan-nguoi-tu-tp-vinh-20210625211321073.htm
6. VnExpress. (2021, July 19). Bà
Rịa – Vũng Tàu cấm người lao động đi làm bằng xe máy. vnexpress.net.
https://vnexpress.net/ba-ria-vung-tau-cam-nguoi-lao-dong-di-lam-bang-xe-may-4327107.html
7. Chính, Y. K. (2021, July 8). 5
câu hỏi trong quyết định phong tỏa thành phố Hồ Chí Minh. Luật Khoa Tạp
Chí.
https://www.luatkhoa.org/2021/07/5-cau-hoi-trong-quyet-dinh-phong-toa-thanh-pho-ho-chi-minh/
8. Online T. T. (2021b, July 10). Bí
thư Thành ủy TP.HCM gặp gỡ các chuyên gia, nhà khoa học cùng bàn cách chống dịch
COVID-19. TUOI TRE ONLINE.
9. TS Vũ Thành Tự Anh: ‘Nên chấp nhận để
kinh tế chịu đau trong ngắn hạn’. (n.d.).
10. Facebook Vu Hong Nguyen.
(2021).
https://www.facebook.com/vu.nguyen.758/posts/4726456800701987
11. Online T. T. (2021a, June 23). Thủ
tướng: “Tránh chờ đợi, lựa chọn vắc xin, có loại nào phải dùng ngay loại đó.” TUOI
TRE ONLINE.
12. Chính, Y. K. (2021b, July 13). 4
câu hỏi về chiến dịch tiêm vaccine COVID-19 của Việt Nam. Luật Khoa Tạp
Chí.
https://www.luatkhoa.org/2021/07/4-cau-hoi-ve-chien-dich-tiem-vaccine-covid-19-cua-viet-nam/
13. Thuvienphapluat.vn. (n.d.). Thông
tư 41/2021/TT-BTC hướng dẫn về tổ chức, hoạt động, quản lý, sử dụng và kế toán,
quyết toán, công khai tài chính Quỹ vắc-xin phòng Covid-19 Việt Nam do Bộ Tài
chính ban hành. THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
14. Quỹ Vaccine Phòng chống COVID-19.
(2021). Báo cáo.
https://quyvacxincovid19.gov.vn/report
15. Online T. T. (2021c, July 1). Khu
cách ly ở TP.HCM còn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm chéo cao. TUOI TRE
ONLINE.
https://tuoitre.vn/khu-cach-ly-o-tphcm-con-tiem-an-nguy-co-lay-nhiem-cheo-cao-20210701194234833.htm
16. Thi, D. R. (2021, June 30). Cách
ly tập trung trẻ em có phải là cách chống dịch hiệu quả? Radio Free
Asia.
17. Online T. T. (2021f, July 19). Xem
xét kỷ luật phó chủ tịch phường nói “bánh mì không phải lương thực.” TUOI
TRE ONLINE.
18. Chính, Y. K. (2021, June 8). Những
chuyện bạn nên biết trước khi cài Bluezone vào điện thoại. Luật Khoa Tạp
Chí.
https://www.luatkhoa.org/2021/06/nhung-chuyen-ban-nen-biet-truoc-khi-cai-bluezone-vao-dien-thoai/
19. An C. (2021, June 2). “Dữ liệu
cá nhân được xóa sau một tháng lưu trữ.” vnexpress.net.
https://vnexpress.net/du-lieu-ca-nhan-duoc-xoa-sau-mot-thang-luu-tru-4287814.html
20. Nguyen, H. (2021, July 11). July
Arrests Mark Turn for The Worse. The 88 Project.
https://the88project.org/july-2021-arrests/
No comments:
Post a Comment