Dịch
COVID-19 ở TPHCM làm lộ rõ điểm yếu trong hệ thống chống dịch của Việt
Nam
Cao Nguyên
2021-07-08
Dân phòng đứng canh
tại một điểm cách ly ở TPHCM trong đợt dịch COVID-19 thứ tư.
HCDC
Trong đợt bùng phát dịch bệnh thứ tư ở Việt
Nam từ ngày 27/4/2021 cho đến nay, chính quyền Việt Nam đã ban hành nhiều quy định,
chính sách chống dịch gây tranh cãi, không những chưa khống chế được dịch mà
còn làm tăng rủi ro lây lan nguồn lây bệnh. Một chuyên gia ngành Sinh học nói đợt
dịch lần này cho thấy nhiều điểm yếu kém, lộn xộn, lúng túng trong công tác chống
dịch của chính quyền Việt Nam nói chung và THPHCM nói riêng.
Các chính sách bộc
lộ sự lúng túng
Nhiều quy định, chính sách được ban hành một
cách đột ngột, cứng nhắc mà không nghĩ đến hậu quả người dân phải chịu. Điển
hình là quy định có giấy xét nghiệm âm tính mới được ra vào các tỉnh; đóng hầu
hết các chợ truyền thống, chỉ mở cửa siêu thị; hay con nít thuộc diện F1 cũng
phải đi cách ly một mình.
Một tiến sỹ chuyên ngành sinh học yêu cầu được
giấu tên nói rằng chính sách chống dịch như trên thể hiện rõ sự rối rắm, yếu
kém của hệ thống chống dịch TPHCM. Những phương pháp chống dịch này “chắc chỉ
có ở Việt Nam”:
“Yêu cầu có giấy xét nghiệm để thông hành
thì mình thấy rất buồn cười. Cứ nhìn hình ảnh người dân đổ xô đi xét nghiệm thì
nguy cơ rất cao ở các khu xét nghiệm và cái chuyện xét nghiệm để được thông
hành ở trong một nước là chuyện rất vô lý và hơn nữa là gây rất nhiều phiền hà.
Ngay cả ở Hàn Quốc có xét nghiệm diện rộng thì họ
cũng chỉ xét nghiệm đối với những trường hợp có dấu hiệu, còn đây là bắt buộc
xét nghiệm trước khi di chuyển từ thành phố này sang thành phố khác thì chắc chỉ
có mỗi ở Việt Nam thôi. Sao ai mà đưa ra chính sách vớ vẩn thế!”
Từ ngày 5/7, nhiều tỉnh thành như Bình Dương,
Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre… yêu cầu người dân
đến từ vùng dịch phải có giấy xét nghiệm âm tính dưới bảy ngày để được đi vào
các tỉnh này. Quy định trên khiến cho hàng ngàn người có nhu cầu đi lại phải
chen chúc nhau tại các trung tâm xét nghiệm nhanh để có được tấm “giấy thông
hành”.
Một khu cách ly y tế
do dịch bệnh COVID-19 ở TPHCM năm 2021. HCDC
Hiện nay, hầu hết các chợ truyền thống tại
TPHCM cũng đã đóng cửa, ngừng hoạt động, mà theo lãnh đạo thành phố, là để đảm
bảo công tác phòng chống dịch. Vị tiến sỹ giấu tên nói đây là một chính sách
hoàn toàn phản khoa học, vì người dân sẽ dồn vào các siêu thị để mua thực phẩm,
càng làm gia tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng:
“Chính quyền TPHCM yêu cầu đóng cửa các chợ
truyền thống mà lại mở cửa các siêu thị là đi ngược lại với các nguyên tắc của
chống dịch. Bởi vì các chợ truyền thống ở ngoài trời có nghĩa là nguy cơ lây
nhiễm thấp hơn rất nhiều so với ở siêu thị.
Con vi-rút này cần những điều kiện để lây nhiễm là
khoảng cách tiếp xúc, thứ hai là trong phòng kín và thứ ba là nhiệt độ lạnh ít
gió. Và trong siêu thị thì nó đầy đủ các yếu tố này. Mình đang làm ngược lại và
phản khoa học.
Còn đối với các bạn nhỏ năm tuổi mà đi cách ly tập
trung thì phải tính đến những ảnh hưởng về tâm lý. Mặc dù ở giai đoạn đầu tiên,
em bé có thể thoải mái tự tin, nhưng mà trẻ em thì cảm xúc của nó không được ổn
định như người lớn. Đến khi đối diện với 15 ngày ở trong bệnh viện thì không phải
là chuyện dễ đối với tâm lý của trẻ con. Cho nên, cá nhân tôi phản đối những việc
đấy.”
Chốt lại, bà nói, hiện giờ nhiều nước trên Thế
giới đã bắt đầu ổn định trở lại. Trong khi đó, Việt Nam thì loạn hết lên, tình
hình ngày càng trầm trọng vì những quy định chống dịch không hiệu quả:
“Chỉ có Việt Nam mình, bây giờ trong khi cả thế giới
đã bước vào giai đoạn ổn định, thì mình lại bấn loạn lên. Như thế sẽ rất ảnh hưởng
đến kinh tế.”
Dân “lao đao” vì
cách chống dịch rối mù
Trong đợt bùng phát dịch lần này, các khu dân
cư bị phong toả, giăng dây, các chốt kiểm dịch mọc lên khắp nơi trong thành phố.
Toàn dân được tuyên truyền rằng “Ở nhà là yêu nước”. Không ra đường đồng nghĩa
với chuyện những người lao động tự do, lao động tay chân coi như không có thu
nhập.
Chính quyền liên tục ban hành nhiều quy định mới,
bất ngờ mà không cần biết tới mức độ ảnh hưởng đến sức khoẻ, cuộc sống và công
ăn việc làm và nhu cầu cần thiết của người dân như thế nào.
Mạng báo Tiền Phong dẫn lời một người tên Hùng
nhà ở Đồng Nai nhưng hàng ngày làm việc tại TPHCM. Từ khi có quy định về phải
có giấy xét nghiệm âm tính COVID-19, ông Hùng phải xếp hàng từ sáng sớm vài tiếng
đồng hồ để được xét nghiệm, rồi đợi gần ba tiếng sau có kết quả. Như vậy, để có
được tấm “giấy thông hành” vào T.HCM làm việc, ông phải mất gần một ngày làm việc.
Chưa kể bảy ngày sau là giấy xét nghiệm hết giá trị, phải làm lại từ đầu. Mỗi lần
như vậy tốn từ 200 đến 450 ngàn đồng.
Xét nhiệm COVID-19 ở
TPHCM. HCDC
Với chính sách đóng cửa chợ truyền thống, ông
H, một tiểu thương ở TPHCM nói với đài RFA rằng chính quyền thông báo chợ ngưng
hoạt động cách đây khoảng gần 10 ngày và áp dụng ngay. Cho đến nay vẫn chưa thấy
thông báo sẽ được hỗ trợ gì cho những người bị mất việc làm:
“Chưa bao giờ khó khăn như bây giờ. Chợ không được
bán mua, không được hỗ trợ gì mà còn bị xin thêm tiền. Tiền quỹ COVID, rồi tiền
đóng góp cho Mặt trận Tổ quốc cho người nghèo. Nó tới gõ cửa từng nhà luôn đó!”
Chiều 7/7, Chủ tịch TPHCM Nguyễn Thành Phong
cho biết TPHCM sẽ giãn cách toàn thành phố theo Chỉ thị 16, trong
vòng 15 ngày, bắt đầu từ 0 giờ ngày 9/7. Theo đó, người dân không được tụ
tập quá hai người, chỉ được ra ngoài khi thật sự cần thiết, không được di chuyển
qua các tỉnh thành khác…
Cũng trong chiều cùng ngày, Bộ Lao động,
Thương binh và Xã hội (LĐ, TB&XH) tổ chức họp báo công bố quyết định của Thủ
tướng về việc thực hiện giải ngân từ gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng. Lao động tự do
sẽ được hỗ trợ không thấp hơn 1,5 triệu/người/lần, hoặc 50.000 đồng/người/ngày
theo số ngày thực tế tạm dừng hoạt động. Chậm nhất từ 7-10 ngày tới, người dân
sẽ nhận được tiền.
Hồi năm ngoái, Chính phủ phê duyệt gói hỗ trợ
62.000 tỷ đồng cho những người bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Đến cuối tháng
5/2021, báo Tiền Phong dẫn báo cáo từ Bộ LĐ, TB&XH cho biết, gói này chỉ giải
ngân được gần 14.000 tỷ đồng, tương đương hơn 22% dự kiến ban đầu.
No comments:
Post a Comment