Sunday 11 July 2021

CUỘC CHẠY ĐUA GIỮA NĂNG LỰC Y TẾ VÀ SỰ LAN TRUYỀN DỊCH (Vũ Thành Tự Anh)

 


CUỘC CHẠY ĐUA GIỮA NĂNG LỰC Y TẾ VÀ SỰ LAN TRUYỀN DỊCH   

Vũ Thành Tự Anh

04:01  11/07/2021    

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=5940613652676249&id=100001830205620

 

Số lượng ca nhiễm Covid-19 của TP.HCM đang tăng theo cấp số nhân, với tốc độ tăng trưởng trung bình trong tuần qua là khoảng 10%/ngày, cao gấp rưỡi so với 3 tuần trước đó.

 

Chúng ta quan tâm tới các chỉ số này – cả con số tuyệt đối và tốc độ tăng trưởng – vì chúng có hệ lụy quan trọng đối với cả chiến lược phòng – chống dịch và công tác điều trị.

 

Ở Việt Nam, theo số liệu của Bộ Y tế, tính đến giữa tháng 6/2021, trong số 8.563 bệnh nhân nhiễm Covid-19, 54,0% hầu như không có triệu chứng, 40,4% chỉ có biểu hiện lâm sàng nhẹ, 2,37% có biểu hiện ở mức độ trung bình, 3,1% biểu hiện nặng (cần trợ thở), và 0,2% rơi vào trạng thái nguy kịch (phải dùng ECMO).

 

Nếu những tỷ lệ này cũng đúng cho TP.HCM thì đến hết ngày 10/7/2021, với tổng số ca bệnh là 11.615 thì ước lượng trong đó có xấp xỉ 357 ca bệnh nặng cần phải thở máy và 20 ca nguy kịch phải dùng tới ECMO.

 

Tất nhiên những con số này chỉ là ước tính (một mặt vì thiếu số liệu chính thức, mặt khác do tỷ trọng các ca bệnh cũng biến đổi). Tuy nhiên, thông điệp quan trọng rút ra được từ những ước tính này là hệ thống điều trị của TP.HCM đã bắt đầu quá tải và sẽ tiếp tục chịu áp lực thậm chí còn to lớn hơn trong mấy tuần sắp tới.

 

Cụ thể là dự báo trong tuần tới, số ca bệnh của TP sẽ chạm ngưỡng 20.000. Khi ấy, số ca nặng có thể lên tới hơn 600, vượt quá công suất 500 giường chuẩn bị trong tuần vừa rồi dành cho bệnh nhân diễn biến nặng. Tương tự như vậy, số ca nguy kịch cần sử dụng ECMO cũng có thể lên tới trên 30 người, cao gấp đôi so với số lượng 16 máy ECMO thành phố hiện có.

 

Tất nhiên số ca nhiễm Covid-19 sẽ không dừng lại ở đây. Theo một số dự báo khác nhau, số lượng bệnh nhân Covid-19 ở TP.HCM có thể tăng lên tới 30.000 ca vào tuần cuối của tháng 7, và 40.000 ca trong tuần đầu của tháng 8.

 

Cuộc chạy đua giữa năng lực điều trị của TPHCM với tốc độ lây nhiễm virus SARS-COV-2 dường như chưa có hồi kết, và hệ thống y tế ngày càng trở nên đuối sức trong cuộc đua này. Điều này tất yếu đòi hỏi phải có sự điều chỉnh trong chiến lược phòng chống dịch, và sự điều chỉnh này cần được quyết định và chuẩn bị đủ sớm để không bị dịch bệnh “qua mặt” một lần nữa.

 

https://www.facebook.com/photo/?fbid=5940598362677778&set=a.760798333991166

TỶ TRỌNG BỆNH NHÂN THEO MỨC ĐỘ BIỂU HIỆN LÂM SÀNG

 

83 BÌNH LUẬN   

 

.

Bạch Huỳnh Duy Linh

Cách ly tập trung - Lây nhiễm chéo trong khu cách ly - F1 trở thành F0 - F2 trở thành F1 - Vòng lặp tự tăng cường.

 

Các chuyên gia y tế và chính quyền thành phố cần quan tâm đến việc lây nhiễm chéo ở các khu cách ly tập trung của Tp.HCM vì khi diễn ra  nó sẽ tạo nên một vòng lặp tự tăng cường làm quá tải hệ thống y tế do các biện pháp cách ly tập trung gây ra.

 

Nếu vòng lặp đi lên này không bị chặn đứng sẽ làm tăng số người bị nhiễm Covid lên nhanh chóng và làm quá tải hệ thống cách ly tập trung của thành phố. Các chuyên gia y tế cần quan tâm đến việc lây nhiễm chéo ở các khu cách ly tập trung vì khi diễn ra nó sẽ tạo nên một vòng lặp tự tăng cường làm quá tải hệ thống y tế do các biện pháp cách ly tập trung gây ra.

 

Ban đầu có một số bệnh nhân bị nhiễm Covid, số bệnh nhân này là F0. Theo quy định chống dịch hiện nay, những người tiếp xúc với F0 bị trở thành F1 và sẽ được đưa đi cách ly tập trung. Những người tiếp xúc với F1 sẽ trở thành F2 và được cách ly tại nhà. Người tiếp xúc với F2 sẽ trở thành F3.

 

Trong thời gian cách ly tập trung, F1 sẽ được xét nghiệm covid và nếu bị nhiễm sẽ trở thành F0. Những người tiếp xúc từ F2 sẽ trở thành F1 và được đưa đi cách ly tập trung.

Nếu F1 bị lây covid từ bên ngoài, trước khi đi cách ly thì F2 trở thành F1 và bị đưa đi cách ly tập trung là hợp lý.

 

Nhưng nếu F1 bị lây covid từ trong khu cách ly thì tự nhiên các F2 trở thành F1 và bị đưa đi cách ly là bất hợp lý.

 

Không rõ ban phòng chống dịch có phân biệt được F1 nào bị nhiễm Covid từ bên ngoài và F1 nào bị nhiễm Covid từ khu vực cách ly hay không. Nếu đánh đồng tất cả, số lượng F2 trở thành F1 sẽ tăng lên nhanh chóng.

 

Khi các F1 cách ly tập trung ngày càng đông lên, điều kiện sinh hoạt chật chội ở các khu cách ly tập trung rất dễ để hình thành chuỗi lây nhiễm chéo. Trước khi đi cách ly tập trung, F1 chưa nhiễm covid, nhưng sau khi đi cách ly tập trung F1 sẽ bị nhiễm và trở thành F0. Thế là số người từ F2 trở thành F1 lại tăng lên và lại được đưa đi cách ly tập trung. Vì số người được đưa đi cách ly tập trung ngày càng tăng nhanh nên điều kiện sinh hoạt ngày càng chật hẹp hơn, khả năng F1 trở thành F0 trong khu cách ly tập trung do bị lây nhiễm chéo trong khu cách ly tập trung sẽ tăng lên và số lượng F1 trở thành F0 trong khu cách ly tập trung sẽ tăng nhanh và số lượng F2 trở thành F1 sẽ tăng lên nhanh chóng.

 

Vòng lặp tự tăng cường xuất hiện: càng nhiều F1 được cách ly tập trung thì càng nhiều F0 trong khu cách ly tăng lên. Càng nhiều F2 trở thành F1 được đưa đi cách ly tập trung. Khu cách ly tập trung càng đông F1 thì không gian sinh hoạt của các F1 sẽ càng giảm, khả năng lây nhiễm chéo càng tăng lên.

 

Những số liệu thống kê vụ 637 người dương tính (trong số 667 người) phát hiện trong khu cách ly tập trung cho thấy vòng lặp từ F1 trở thành F0 do lây nhiễm chéo từ khu cách ly có khả năng đang diễn ra. F1 bị nhiễm Covid ở trong khu cách ly và trở thành F0.

Theo quy định chống dịch, vì họ trở thành F0 nên F2 của họ sẽ trở thành F1 và được đưa đi cách ly tập trung. Số lượng F1 tăng lên nhanh chóng khiến ngành y tế phải tìm thêm địa điểm cách ly tập trung để đáp ứng nhu cầu.

 

Vòng lặp tự tăng cường sẽ khiến hệ thống y tế trở nên quá tải, các địa điểm cách ly tập trung trở nên chật hẹp hơn làm tăng khả năng lây nhiễm chéo nếu như trong F1 có một người mắc Covid nhưng chưa được phát hiện kịp thời.

 

Để chặn đứng vòng lặp tự tăng cường này, một giải pháp được đề xuất đó là cho F1 cách ly tại nhà đối với các trường hợp F0 được phát hiện trong khu cách ly tập trung. Khi thực hiện giải pháp này, số lượng F1 được đưa ly cách ly tập trung sẽ giảm và số lượng F1 bị lây nhiễm Covid từ khu cách ly cũng sẽ giảm theo khi không gian sinh hoạt của F1 được đảm bảo, hạn chế tình trạng lây nhiễm chéo.

 

Ở các quốc gia phát triển Bắc Âu, F0 tự cách ly ở nhà và tự khỏi. F1 không cách ly tập trung. Hệ thống y tế không bị quá tải, nguồn lực được dùng để điều trị các trường hợp bị bệnh nặng.

 

https://www.google.com.vn/.../vietna.../vietnam-51922163.amp

 

Bạn đọc quan tâm Google từ khoá lây nhiễm chéo sẽ xuất hiện nhiều bài báo cảnh báo tình trạng lây nhiễm chéo trong khu cách ly tập trung.

 

https://tuoitre.vn/thu-tuong-kiem-tra-tai-tp-hcm-khong-de...

 

https://jiohealth.com/.../lay-nhiem-cheo-khi-cach-ly-xa...

 

https://thanhtra.com.vn/.../bac-giang-phai-cham-dut-ngay...

 

http://daidoanket.vn/chan-lay-nhiem-cheo-5642537.html

 

https://www.google.com.vn/.../f1-de-tro-thanh-f0-hon...

 

#thauhieuhethong

 

BBC.COM

Virus corona: 'Tôi hồi phục sau khi tự cách ly điều trị ở nhà' - BBC News Tiếng Việt

 

.

Tam Nguyen Quy

"Hiện mỗi ngày có khoảng 20-30 bệnh nhân Covid-19 trở nặng được chuyển đi. Tỷ lệ khoảng 1%", bác sĩ Hạnh cho biết. 

https://vnexpress.net/benh-vien-covid-19-da-chien-hoat...

VNEXPRESS.NET

Bệnh viện Covid-19 dã chiến hoạt động hết công suất

 

 

 


No comments:

Post a Comment

View My Stats