Tháng
6 7, 2018 10:00CH EDT
(New
York) - Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng Việt Nam cần sửa
đổi Dự thảo Luật An ninh Mạng, hiện đang quá mơ hồ và khái quát, cho phù hợp
với tiêu chuẩn pháp luật quốc tế trước khi đưa ra cơ quan lập pháp. Quốc hội
Việt Nam dự kiến sẽ bỏ phiếu về dự luật đang bị chỉ trích rất nhiều này vào
ngày 12 tháng Sáu năm 2018.
Chính
phủ và Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền có bề dày “thành tích” trừng phạt những
tiếng nói bất đồng chính trị và xã hội với lý do bảo vệ an ninh quốc gia. Dự
thảo luật nói trên, thêm một lần nữa, lại trao cho nhà cầm quyền quyền hạn rất
rộng để định đoạt những hành vi ngôn luận nào là “trái pháp luật” cần phải kiểm
duyệt. Luật pháp Việt Nam vẫn thiếu vắng cơ chế bảo vệ thực thụ quyền bảo mật
thông tin cá nhân và các điều khoản trong dự luật an ninh mạng có thể tạo điều
kiện dễ dàng hơn cho chính quyền nhận diện và truy tố người dân vì các hoạt
động ôn hòa trên mạng.
“Dự
thảo luật an ninh mạng của Việt Nam có vẻ như ưu tiên mục đích bảo vệ quyền lực
độc tôn của Đảng cũng tương đương như bảo đảm an ninh mạng,” ông Brad Adams,
Giám đốc Ban Á châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Dự thảo này, có nội
dung đặt tự do ngôn luận và tự do tiếp cận thông tin vào tầm kiểm soát trực
tiếp, sẽ cung cấp cho chính quyền thêm một vũ khí nữa để đối phó với những
tiếng nói bất đồng. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả của dự thảo này chính là
Bộ Công an, vốn đã đầy tai tiếng về vi phạm nhân quyền.”
Theo
dự thảo luật, các nhà cung cấp dịch vụ mạng phải gỡ bỏ các nội dung có vấn đề
trong vòng 24 tiếng từ khi nhận được yêu cầu từ Bộ Thông tin và Truyền thông
hoặc Bộ Công an. Các quy định buộc các công ty cung cấp internet phải lưu trữ
dữ liệu tại Việt Nam, “xác thực” thông tin người dùng, và cung cấp thông tin
người sử dụng cho chính quyền mà không cần lệnh của tòa án cũng đe dọa quyền
bảo mật thông tin cá nhân và có thể tạo điều kiện dễ dàng hơn nữa cho việc đàn
áp bất đồng chính kiến hoặc hoạt động trên mạng.
Các
nội dung của dự thảo luật gây quan ngại về nhân quyền gồm có:
Các
điều khoản đặt quyền tự do ngôn luận, tiếp cận thông tin, tự do biểu đạt và các
quyền con người khác xuống dưới lợi ích chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam:
·
Định
nghĩa hành vi “Cố ý vượt qua” “tường lửa” để “thu thập trái phép thông tin” là
“gián điệp mạng” (Điều 2);
·
Quy
định “Nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng” là “đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam” (Điều 4);
·
Cấm
“sử dụng không gian mạng” để “soạn thảo, đăng tải, tán phát thông tin” “có nội
dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” hay “xúc
phạm dân tộc, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, vĩ nhân, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng
dân tộc” (Điều 8 và Điều 15);
·
Cấm
sử dụng không gian mạng để “tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc,
lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam” hay “xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại
khối đại đoàn kết toàn dân tộc” (Điều 8);
·
Cấm
tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm “Chiến
tranh tâm lý,” “tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân,” “Thông
tin bịa đặt, sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây
thiệt hại” – mà không hề có yêu cầu rằng người đưa thông tin đã biết trước là
sai, và “thông tin có nội dung tuyên truyền, kêu gọi, vận động, xúi giục, đe
dọa, gây chia rẽ, lôi kéo tụ tập đông người gây rối” (Điều 8 và Điều
15); và
·
Cấm
“trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử hoặc chuyên trang trên mạng xã
hội của cơ quan, tổ chức, cá nhân không được cung cấp, đăng tải, truyền đưa
thông tin” mà chính quyền cho là “xâm phạm chủ quyền, an ninh quốc gia” (Điều
26).
Các điều khoản ép buộc các công ty phải
từ chối, kiểm duyệt hay báo với chính quyền về những người đăng tải các nội
dung bị cấm, trong đó có Điều 26 quy định các nhà cung cấp dịch vụ trong và
ngoài nước trên “không
gian mạng hoặc sở hữu hệ thống thông tin tại Việt Nam” phải thực hiện các yêu
cầu nói trên:
·
Phải
“thiết lập cơ chế xác thực thông tin khi người dùng đăng ký tài khoản số;”
·
Phải
“cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng
thuộc Bộ Công an khi có yêu cầu bằng văn bản;”
·
Phải
“xóa bỏ thông tin, ngăn chặn việc chia sẻ thông tin có nội dung” bị chính quyền
cấm “chậm nhất là 24 giờ kể từ thời điểm có yêu cầu” từ Bộ Thông tin và Truyền
thông hoặc Bộ Công an;
·
Phải
“lưu vết liên quan để cung cấp cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng;”
và
·
Phải
“không cung cấp hoặc ngừng cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet
và các dịch vụ gia tăng cho tổ chức, cá nhân đăng tải trên không gian mạng”
thông tin có nội dung bị chính quyền cấm (Điều 26).
Các
điều khoản ép buộc phải lưu trữ dự liệu tại Việt Nam:
·
Phải
“lưu trữ tại Việt Nam đối với thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ tại
Việt Nam và các dữ liệu quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia;”
·
Phải
“đặt trụ sở hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam;” và
·
Phải
“thực hiện yêu cầu của cơ quan chức năng trong điều tra, xử lý hành vi vi phạm
pháp luật về an ninh mạng” (Điều 26).
Dự
thảo luật lần này dựa theo và mở rộng các quy định tương tự đã có trong Nghị
định 72 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng,
hàm chứa các điều khoản đặt nền tảng cho việc chặn lọc và kiểm duyệt nội dung,
và đặt ra ngoài vòng pháp luật các hành vi “bị cấm” với biên độ xác định hết
sức rộng.
Trong
thời gian gần đây chính quyền Việt Nam đã gia tăng đàn áp các nhà
bất đồng chính kiến và hoạt động nhân quyền trên mạng. Tháng Bảy năm 2017, Bộ
trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn, cho biết “Google và Facebook đã gỡ 3.367 clip có nội
dung xấu độc theo yêu cầu của Bộ TT&TT, Facebook xóa hơn 600 tài khoản có
nội dung vi phạm.”
Chính
phủ đã huy động một đội quân đông đảo gồm những “cộng tác viên dư luận xã hội,”
thường gọi là “dư luận viên,” được trả phụ cấp để khuếch trương đường lối tuyên
truyền chính thống và chống lại các quan điểm bị coi là thù địch với đảng và
chính phủ. Trong một diễn biến khác, vào tháng Mười hai năm 2017, Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa công bố rằng Lực lượng 47, một lực lượng đặc nhiệm chuyên trách được
thành lập từ đầu năm 2016 để đấu tranh với các ý kiến phê phán chính quyền trên
mạng, đã có hơn 10.000 thành viên “hàng giờ, hàng phút, hàng giây phải sẵn sàng
chủ động tác chiến, đấu tranh với các quan điểm sai trái.”
Tổ
chức Theo dõi Nhân quyền nói rằng dự thảo luật được đưa ra biểu quyết vào đúng
lúc Việt Nam đang
gia tăng đàn áp các nhà hoạt động nhân quyền. Năm 2017, chính quyền đã bắt
giữ ít nhất 41 người vận động cho nhân quyền và blogger vì tham gia các cuộc
biểu tình hay các sự kiện khác, hoặc đăng tải các bài viết phê phán chính
quyền. Trong năm tháng đầu năm 2018, các tòa án dưới sự chỉ đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam đã kết án ít nhất 26 nhà bảo vệ nhân quyền. Nhiều người trong số
đó bị kết án hơn 10 năm tù. Trong số các nạn nhân của nỗ lực khởi động lại chủ
trương dập tắt tiếng nói phê phán có những nhà hoạt động nổi tiếng như Nguyễn
Văn Đài, Nguyễn
Trung Tôn, Trương
Minh Đức, Phạm
Văn Trội, Nguyễn
Bắc Truyển, Hoàng
Đức Bình, Trần
Hoàng Phúc, Nguyễn
Ngọc Như Quỳnh (bút danh Mẹ Nấm), Trần Thị Nga, Bùi Văn Trung, Hồ
Văn Hải và nhiều người khác nữa.
“Quốc
hội Việt Nam cần chứng minh mình không phải là bù nhìn của Đảng Cộng sản cầm
quyền bằng cách đứng về phía công luận và phản đối dự luật an ninh mạng này,”
ông Adams nói. “Nếu được thông qua, bộ luật này sẽ là một bước lùi lớn đối với
một cộng đồng mạng năng động và các nỗ lực đưa Việt Nam trở thành một quốc gia
hiện đại và cởi mở hơn.”
*
English :
-------------------------
THE U.S. EMBASSY
No comments:
Post a Comment