M.Kim
02/06/2018
Tháng 2-2018, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron mời 1.000
nông dân vào Điện Elysée với lời hứa, Chính phủ Pháp sẽ chặn đứng các thương vụ
mua đất từ người nước ngoài sau khi dư luận Pháp phản ứng trước vụ một nhà đầu
tư Trung Quốc mua 2.700 hecta đất tại vùng Allier và Indre. Câu chuyện của nước
Pháp xa xôi và nước Pháp văn minh không giống với câu chuyện Việt Nam với một
“đảng cai trị và nhân dân làm chủ”. Trong Dự thảo luật đặc khu, Điều 11 ghi:
“Cơ quan lập quy hoạch đặc khu có trách nhiệm lấy ý kiến các Bộ, cơ quan ngang
Bộ, cơ quan, tổ chức có liên quan, chuyên gia, nhà khoa học, nhà đầu tư chiến
lược, cộng đồng dân cư sinh sống tại đặc khu về quy hoạch đặc khu”. Tuy nhiên,
ngày 16-4-2018, chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân “nhấn mạnh” tại phiên thảo
luận về dự thảo Luật đặc khu Vân Đồn-Bắc Vân Phong-Phú Quốc rằng, “Bộ Chính trị
đã kết luận rồi, dự thảo luật không trái Hiến pháp, phải bàn để ra luật chứ không
không thể không ra luật”.
Bộ Chính trị của bà Kim Ngân có xét đến yếu tố an ninh quốc
gia, trật tự xã hội, an toàn kinh tế…? Chưa bao giờ Bộ Chính trị của bà Kim
Ngân trở nên nguy hiểm đối với quốc gia bằng lúc này. Chưa bao giờ Bộ Chính trị
của Đảng Cộng sản Việt Nam đưa đất nước đến bờ vực tiêu diệt tương lai nhiều thế
hệ bằng lúc này.
M.K.
----------------------------
Cổng
vào Kings Romans Casino thuộc “Đặc khu kinh tế Tam Giác Vàng” (South China
Morning Post)
Dự
luật thành lập ba đặc khu kinh tế (Vân Đồn-Quảng Ninh, Bắc Vân Phong-Khánh Hòa,
Phú Quốc-Kiên Giang) đang gây chú ý không chỉ bởi yếu tố thời hạn cho thuê đất
có thể lên đến 99 năm mà là sự lo lắng về một cuộc đổ bộ của Trung Quốc, cát cứ
ba vị trí ảnh hưởng an ninh quốc gia. Mở rộng ảnh hưởng và bành trướng chủ
nghĩa thực dân kiểu mới bằng lá bài “đặc khu kinh tế” là chủ trương Bắc Kinh.
Thử xem Trung Quốc đang làm gì với những “đặc khu” ở các nước khu vực…
Năm
2007, Chính phủ Lào cấp phép cho thuê đất 99 năm cho tập đoàn Kings Romans có
trụ sở tại Hong Kong, lập “Đặc khu kinh tế Tam Giác Vàng” tại tỉnh Bokeo. Lào đồng
ý cho Kings Romans thuê 10.000 hecta đất trong đó 3.000 hecta được dành cho “đặc
khu”, với nhiều chính sách ưu đãi chẳng hạn miễn thuế. Kings Romans dự kiến đầu
tư tổng cộng 2,25 tỷ USD vào trước năm 2020, trong đó có một sân golf, khu
massage, karaoke… Nói chung là ăn chơi chứ không phải hạ tầng hi-tech. Trong
video clip 15 phút quảng bá phát trên nhiều website Trung Quốc năm 2013, Kings
Romans tự hào việc xây dựng một khu du lịch và thương mại cùng với khu nghỉ dưỡng
cao cấp, sân golf, câu lạc bộ du thuyền… Hầu hết 4.500 nhân viên-công nhân tại
đặc khu là người Trung Quốc. Người điều hành Kings Romans là Zhao Wei 67 tuổi,
mà theo Los Angeles Times, vốn là một y sĩ làng quê xuất thân từ Hắc Long
Giang. Nói với South China Morning Post, Zhao Wei cho biết ông ta toàn quyền kiểm
soát Đặc khu Tam Giác Vàng; và đặc khu là “một thế giới riêng của người Trung
Quốc”. “Thế giới riêng” đó chiếm 102 km2, với 7 km dọc bờ Mekong nhìn sang
Myanmar và Thái Lan.
Zhao
Wei, ông chủ Kings Romans (South China Morning Post)
Hơn
10 năm sau khi “cam kết mang lại lợi ích kinh tế cho tỉnh Bokeo nói riêng và
Lào nói chung”, Kings Romans đã biến Đặc khu Tam Giác Vàng thành một ổ tội phạm
khổng lồ. Tháng 1-2018, Bộ tài chính Hoa Kỳ đã đưa công ty này vào danh sách
các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia bị Mỹ cấm vận, bởi liên quan “ma túy, buôn
người, buôn lậu động vật hoang dã và mại dâm trẻ em” (Reuters 31-1-2018). Cơ
quan phòng chống ma túy (DEA) và Bộ Tài chính Mỹ thậm chí cấm vận một người
mang quốc tịch Úc (Abbas Eberahim) làm việc cho Kings Romans, vì tội “chịu
trách nhiệm an ninh cho Kings Romans Casino cũng như hối lộ giúp Zhao Wei”. Việc
bị Mỹ cấm vận dĩ nhiên không ảnh hưởng hoạt động Kings Romans tại Lào.
Vientiane không vì thế mà đóng cửa Kings Romans. Hang ổ ma túy đĩ điếm này còn
mặc sức tung hoành với cái hợp đồng 99 năm. Trong khi đó, Vientiane vẫn tiếp tục
mở cửa cho Trung Quốc. Tháng 8-2017, Lào bật đèn xanh cho Guangdong Yellow
River (“Quảng Đông Hoàng Hà thực nghiệp tập đoàn”) lập Đặc khu Khonphapheng tại
tỉnh Champassak. Dự án vẫn tập trung vào du lịch hơn là xây dựng hạ tầng công
nghiệp kỹ thuật cao. Sẽ có một ổ cờ bạc mại dâm quốc tế nữa, được ghép với cái
tên “đặc khu”?
Ngày
11-1-2018, tại Phnom Penh, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ký 19 thỏa ước trị
giá hàng tỷ đôla để phát triển hạ tầng giao thông, nông nghiệp và y tế cho
Campuchia. Từ 2011-2015, các công ty Trung Quốc đã cung cấp gần 5 tỷ USD vốn
vay và đầu tư vào nước này (South China Morning Post 14-1-2018). Tiền Trung Quốc
cũng đổ vào Đặc khu kinh tế Sihanoukville. Kể từ thời điểm thành lập 2008, Đặc
khu Sihanoukville đã trở thành một “tiểu quốc Trung Quốc” trong lòng Campuchia.
Với 11,12 km2 (Cần biết: diện tích quận 1 Sài Gòn hiện tại là 7,73 km2), Đặc
khu Sihanoukville có đầy đủ hạ tầng của một thành phố, từ hệ thống cống thoát
nước, khu nhà ở, nhà hàng, giải trí, đến chợ búa cùng các dịch vụ tiện ích
khác… Các bảng hiệu đều ghi bằng chữ Trung Quốc. Khoảng 100 công ty Trung Quốc
với chừng 16.000 nhân viên-công nhân Trung Quốc đang sống trong Đặc khu. Một
bài báo Tân Hoa Xã (18-11-2016) cho biết Đặc khu sẽ mở rộng với 300 công ty
Trung Quốc vào trước năm 2020. Campuchia hẳn nhiên cũng “có lợi” trong sự phát
triển Đặc khu Sihanoukville nhưng chắc chắn họ chỉ liếm láp mẩu bánh thừa rơi rớt
từ bàn tiệc của các công ty Trung Quốc – những “ông chủ” đích thực của nền kinh
tế Campuchia mà dân Campuchia trở thành người làm công trên chính mảnh đất
mình.
Tính
đến tháng 4-2018, Trung Quốc đang xây một công viên công nghiệp 303 hecta tại
“Đặc khu kinh tế Bangladesh”. Phía Bangladesh góp 30%; còn lại là China Harbour
Engineering Company (“Trung Quốc cảng loan công trình công ty”). “Đây là lần đầu
tiên Trung Quốc có được một cơ sở lớn như thế tại Bangladesh, nơi giới đầu tư
Trung Quốc có thể xây dựng các khu công nghiệp” – viên chức Li Guangjun thuộc Sứ
quán Trung Quốc tại Dhaka nói với Reuters.
Tại
Sri Lanka, Bangladesh, Nepal, Pakistan…, Trung Quốc đang đổ hàng núi tiền vào
việc xây dựng hải cảng, khu công nghiệp và đặc khu kinh tế.
Một
góc Đặc khu Sihanoukville đang được xây mở rộng. (South China Morning Post)
Có
nước lớn nào đầu tư mạnh vào mô hình đặc khu tại nhiều quốc gia như Trung Quốc?
Gần
như là không. Mô hình đặc khu đã lỗi thời.
Tại
sao Trung Quốc thích xây dựng đặc khu?
Kế
hoạch này, trước hết, nằm trong bản thiết kế vừa mang lại lợi ích kinh tế lẫn lợi
ích chính trị: “Một vành đai-Một con đường”. Theo Caixinglobal (12-5-2017),
tính đến tháng 4-2017, Trung Quốc có tổng cộng 77 đặc khu đang được xây tại 36
quốc gia, với 56 đặc khu nằm tại 20 quốc gia dọc theo tuyến “Một vành đai”. Hơn
1.000 công ty Trung Quốc đã đầu tư 18,55 tỷ USD tại các đặc khu dọc tuyến “Một
vành đai”. Không như mô hình công viên công nghiệp mà Mỹ, Nhật hoặc Hàn Quốc
xây dựng, nơi nguồn nhân lực chủ yếu là người bản địa, “đặc khu” Trung Quốc, tại
bất kỳ quốc gia nào, chỉ ưu tiên cho người Trung Quốc. Đặc khu là một thành phố
Trung Quốc được dựng ngay trong lòng một quốc gia khác, khai thác chính nền
kinh tế quốc gia đó và mang lợi nhuận về bản quốc.
Được
hưởng những chính sách ưu đãi, một đặc khu lớn (cỡ Kings Romans) – dù chỉ nhả
ra vài mẩu bánh vụn hoặc khúc xương thừa – cũng trở thành một thành tố quan trọng
đối với nền kinh tế quốc gia bản địa, và do vậy, nó có thể bẻ gãy một phần hoặc
phá hủy cấu trúc tài chính-kinh tế của quốc gia sở tại nếu nó muốn. Thời gian
thuê đất càng dài thì sự gắn kết của đặc khu vào nền kinh tế quốc gia sở tại
càng chặt và khả năng khống chế hoặc thao túng của “tiểu quốc Trung Quốc” tại
quốc gia sở tại càng cao.
Nhìn
lại, có thể thấy Trung Quốc chỉ nhắm vào các nước nghèo để lập đặc khu. Sức mạnh
kim tiền của Trung Quốc dù ghê gớm thế nào cũng không thể lập một đặc khu như
Kings Romans hay Sihanoukville tại Mỹ hoặc thậm chí Hàn Quốc, nơi Trung Quốc
không thể mua chuộc đám quan chức tham lam sẵn sàng vỗ béo mình bằng cách “kinh
doanh” tương lai quốc gia khi bán đất đai cho nước ngoài với giá rẻ mạt; nơi
Trung Quốc không thể hối lộ bọn quan quyền vô liêm sỉ sẵn sàng đưa quốc gia đến
nguy cơ diệt vong chủ quyền.
Tháng
2-2018, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron mời 1.000 nông dân vào Điện Elysée với
lời hứa, Chính phủ Pháp sẽ chặn đứng các thương vụ mua đất từ người nước ngoài
sau khi dư luận Pháp phản ứng trước vụ một nhà đầu tư Trung Quốc mua 2.700
hecta đất tại vùng Allier và Indre. Câu chuyện của nước Pháp xa xôi và nước
Pháp văn minh không giống với câu chuyện Việt Nam với một “đảng cai trị và nhân
dân làm chủ”. Trong Dự thảo luật đặc khu, Điều 11 ghi: “Cơ quan lập quy hoạch đặc
khu có trách nhiệm lấy ý kiến các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan, tổ chức có
liên quan, chuyên gia, nhà khoa học, nhà đầu tư chiến lược, cộng đồng dân cư
sinh sống tại đặc khu về quy hoạch đặc khu”. Tuy nhiên, ngày 16-4-2018, chủ tịch
Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân “nhấn mạnh” tại phiên thảo luận về dự thảo Luật đặc
khu Vân Đồn-Bắc Vân Phong-Phú Quốc rằng, “Bộ Chính trị đã kết luận rồi, dự thảo
luật không trái Hiến pháp, phải bàn để ra luật chứ không không thể không ra luật”.
Bộ Chính trị của bà Kim Ngân có xét đến
yếu tố an ninh quốc gia, trật tự xã hội, an toàn kinh tế…? Chưa bao giờ Bộ
Chính trị của bà Kim Ngân trở nên nguy hiểm đối với quốc gia bằng lúc này. Chưa
bao giờ Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam đưa đất nước đến bờ vực tiêu diệt
tương lai nhiều thế hệ bằng lúc này.
M.K.
-------------------------------------
LIÊN QUAN
Nguyễn Quang Dy
Võ Trí Hảo
LS Lê Luân
Mạnh Kim
No comments:
Post a Comment