Hôm
nay (12/6/2018), sau khi cái quốc hội bù nhìn của đám đại biểu đảng cử, đảng
quán triệt bầu kia thông qua luật An ninh mạng, liệu những tiếng nói phản biện
hoặc chỉ đơn giản là những lời oán thán, thở than về cuộc sống ở xứ độc tài này
còn tồn tại không?
CÒN
CHỨ. Đơn giản bởi vì quyền được viết, được nói, được chia sẻ quan điểm, cảm xúc
là quyền gắn bó với từng cá nhân mỗi người từ khi chúng ta ra đời đến lúc chúng
ta chết đi. Không thế lực nào có thể làm chúng ta câm miệng được, thần thánh
cũng như ma quỷ. Huống chi trong trường hợp này, không phải thần thánh hay ma
quỷ gì mà chỉ là một lũ người tăm tối, ngu muội, đang phè phỡn trong thứ quyền
lực mà chúng cướp được của nhân dân, và đang vẫy vùng trong quyền lực ấy vào
những năm tháng giãy chết của chúng.
Những
người nào vốn sợ tà quyền thì đã sợ rồi. Suy cho cùng, chưa có luật An minh
mạng thì an ninh cũng đã bắt bỏ tù hàng trăm blogger kia mà. Còn những người
nào vốn đã không sợ thì càng chẳng có lý do gì để sợ những kẻ họ đã quá khinh
bỉ.
Về
mặt kỹ thuật, hoàn toàn có những cách khả thi để người dùng Internet ở Việt Nam
tự bảo vệ mình khỏi luật pháp của tà quyền. (Nghe thật mỉa mai cho hai từ luật
pháp, bởi bản chất luật pháp là để bảo vệ tự do của người dân chứ đâu phải công
cụ để độc tài thi hành chuyên chính). Tường lửa cao đến mấy cũng có cách vượt,
mật mã phức tạp đến mấy cũng có cách giải mã, thì tương tự, cũng chẳng khó khăn
đến mức tuyệt vọng cho hàng triệu người dân dùng kỹ thuật giấu IP, tự bảo vệ
mình mà vẫn có thể sử dụng mạng để thực thi quyền tự do thông tin, tự do biểu
đạt của mình.
Về
mặt luật pháp, không ai có thể nắm chặt tay từ tối đến sáng, không kẻ độc tài
nào có thể kiểm soát 100% đời sống của nhân dân, kể cả trong chế độ toàn trị
như Việt Nam. Đơn giản là chúng không đủ nguồn lực, nhất là trong tình trạng
kinh tế sa sút, ngân sách thâm hụt, lòng dân đổ vỡ ở Việt Nam hiện nay. Sau khi
luật An ninh mạng được thông qua, liệu an ninh ra quân ồ ạt được mấy tuần? Một
vài chục người lên tiếng còn có thể bị bắt lẻ tẻ, tới hàng trăm người lên tiếng
thì an ninh còn đủ đồn và lính để bắt dân về “làm việc”, còn đủ nhà tù để nhốt
dân, còn đủ tiền để thuê dân phòng, tổ trưởng dân phố hay tổ phụ nữ “xuống cơ
sở” giáo huấn dân không?
Về
phần mình, tôi biết tôi sẽ chẳng thay đổi gì cả, nghĩa là sẽ tiếp tục đả kích
không khoan nhượng cái đảng độc tài đang cầm quyền và những thế lực đang cắm
đầu gục mặt bảo vệ nó mà chống lại nhân dân. Tôi cũng sẽ rất vui nếu có thể trở
thành một trong những người đầu tiên vào tù vì cái gọi là “luật An ninh mạng”
của nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Làm
dân ở một xứ độc tài nghĩa là có những người phải chấp nhận mất mát chỉ để vạch
mặt những tội lỗi của nhà cầm quyền. Như vô số công dân vô tội đã chết, đã ngồi
tù hay đã hoá điên vì phải là nạn nhân của những chính sách hay những lần thay
đổi chính sách tăm tối, đểu giả của “đảng và nhà nước”. Như hàng chục người ứng
cử độc lập đã chấp nhận sự sỉ nhục để tranh cử và chứng minh bản chất đê tiện
của đảng Cộng sản cũng như trò hề bầu cử mà đảng bày ra. Như hàng trăm blogger
đã và đang ngồi tù để phơi bày sự bạo tàn và hèn hạ của một thể chế chống lại
nhân dân. Đó là một điều rất đau đớn nhưng không phải là không có ý
nghĩa.
--------------------------------------
LÀM NHỤC CÔNG DÂN BẰNG SỰ NGU DỐT CÓ CHỦ Ý VÀ DO TẬP
LUYỆN
Để
luật An ninh mạng được thông qua tốt đẹp, nhà nước công an trị đã huy động tới
gần 500 con rối vào vai “đại biểu của dân”, trong đó, ngay cả những con rối to
đầu nhất, một trong những nhân vật cầm đầu vở diễn - tướng công an Võ Hồng Việt
- còn phát âm Facebook thành “pha-ke-bóc”.
Lại
nhớ hồi tháng 3/2016, tại phiên sơ thẩm xử blogger Ba Sàm và cộng sự Minh Thuý,
Bộ Công an cho dùng một hội đồng xét xử với ngài th...
---------------------------
FB Pham Doan Trang:
KHI TÀ QUYỀN KHÔNG CÒN
BIẾT ĐIỂM DỪNG
Trong
suốt hai ngày nay (10-11/6/2018), guồng máy đàn áp của nhà nước công an trị như
chỉ tập trung hoàn toàn vào nghĩ mưu tính kế để ăn thua đủ với dân.
Một
kinh nghiệm lĩnh hội được từ quan thầy Bắc Kinh trong vụ thảm sát Thiên An Môn
1989, nay được áp dụng triệt để, đó là huy động lực lượng từ các địa phương
khác đến làm chủ lực tấn công đàn áp. Thời 1989 ở Bắc Kinh, những người biểu
tình mà đại đa số là sinh viên, ...
------------------------------
Hoàng
Huy Vũ cùng
với Pham
Doan Trang và 4 người khác.
MỘT GÓC NHÌN KHÁC VỀ LUẬT AN NINH MẠNG
Hôm
nay, quốc hội Việt Nam thông qua Luật An Ninh Mạng với 423/466 phiếu thuận
(86,86%) khiến những người bất đồng chính kiến ở Việt Nam phẫn nộ cho rằng đây
là một bộ luật vi hiến nhằm bịt miệng giới đấu tranh, kiểm soát thông tin cá
nhân của những người Việt Nam sử dụng mạng Internet. Nhiều ý kiến trên mạng xã
hội cho rằng những đại biểu quốc hội bấm nút thông qua dự luật này là những kẻ
tiếp tay bán nước. Riêng tôi, với góc nhìn cá nh...
No comments:
Post a Comment