Xung
đột Cận Đông : Nước Pháp mất vị thế đại cường bậc trung
Minh
Anh - RFI
Đăng
ngày: 07/10/2024 - 16:10
Loạt
tấn công khủng bố 07/10/2023 do Hamas thực hiện nhằm vào Israel đã châm ngòi
cho các cuộc xung đột hiện nay giữa Israel với các lực lượng Hồi giáo cực đoan
như Hamas, Hezbollah và trong một chừng mực nào đó là phe Huthis ở Yemen, những
tổ chức khủng bố được Iran hậu thuẫn. Cuộc xung đột này cho thấy Pháp đã mất uy
tín và tầm ảnh hưởng của một « đại cường bậc trung » mà nước này từng
có trong quá khứ.
HÌNH
:
Tổng
thống Pháp Emmanuel Macron ( hàng đầu bên phải) tiếp ngoại trưởng các nước
Jordani, Ả Rập Xê út, Qatar và Ai Cập bàn về hồ sơ Trung Cận Đông, ngày
24/05/2024 tại Paris, ngày 24/05/2024 tại Paris. AP - Julien de Rosa
Bất
chấp các nỗ lực ngoại giao của Pháp, chiến sự tại Gaza và ở Liban vẫn diễn ra
ác liệt. Lời kêu gọi ngừng bắn của Paris đã không được chính quyền Tel Aviv để
tâm đến. Theo hai nhật báo lớn của Pháp là Le Monde và La Croix, chỉ cần nhìn
vào mối quan hệ giữa Pháp và Liban có thể hiểu rõ tầm mức của vấn đề.
Nhà
nghiên cứu David Rigoulet-Roze trên báo La Croix cho rằng sự « xóa sổ »
vị trí địa chính trị của Pháp tại Liban và rộng hơn là Cận Đông là một quá
trình dài âm ỉ kéo dài nhiều năm, và cuộc xung đột Israel – Hezbollah như chiếc
ngòi nổ làm lộ rõ những hạn chế cố hữu của Pháp.
Không
giống như những nước khác trong khu vực, Pháp và Liban có một mối thâm giao lịch
sử lâu đời, không đơn thuần mang tính chính trị, và có thể nói là nặng về « tình
cảm ». Pháp cảm thấy thực sự gắn bó với vận mệnh của đất nước mà Paris
luôn gọi trìu mến « Xứ sở Tuyết tùng » (Pays de Cèdre).
Chính
vì lẽ đó mà hai ngày sau vụ nổ ở cảng Beiruth ngày 04/08/2020 làm hơn 220 người
thiệt mạng và khoảng 6.500 người khác bị thương, tổng thống Pháp Emmanuelle
Macron đã đến thăm Liban, bày tỏ « sự hậu thuẫn, tình hữu nghị, tình đoàn
kết anh em với nhân dân Liban », đồng thời có lời hứa trịnh trọng rằng sẽ
« không bao giờ để Liban sụp đổ ».
Hai
năm sau, nguyên thủ Pháp lại đến Liban nhắc lại cam kết « không gì lay
chuyển của nước Pháp bên cạnh Liban » mà không quên kêu gọi « một
sự thay đổi sâu sắc » trong việc điều hành đất nước. Một hình thức mời
gọi các đảng chính trị Liban xem lại cách thức vận hành hệ thống chính trị dẫn
đất nước đến bờ « Nhà nước bị phá sản », cả trên bình diện
kinh tế lẫn chính trị.
Cũng
giống như những gì mà người tiền nhiệm Jacques Chirac từng làm năm 2007, chủ
nhân điện Elysée vấp phải sự « trơ ì » của hệ thống chính trị Liban.
Theo ông, Rigoulet-Roza, điều này cho thấy giới hạn của thế chủ động của Pháp tại
Liban và rộng hơn là trong toàn khu vực.
Theo
nhiều nhà quan sát, một trong những nguyên nhân của sự xuống cấp lặng lẽ vai
trò của Pháp trong khu vực có lẽ là do xu hướng ngày càng ngả theo ủng hộ
Israel, làm mất đi vị thế « cân bằng » tại Liban mà Pháp duy trì từ
nhiều thập niên qua. Tờ Le Monde ngày 04/11/2024 nhắc lại Pháp là cường quốc
phương Tây duy nhất có những kênh đối thoại với Hezbollah.
Nỗi
lo này đã được thể hiện rõ trong một thư ngỏ gởi đến điện Elysée do khoảng hơn
một chục đại sứ Pháp tại các nước vùng Trung Cận Đông hồi tháng 11/2023, theo
đó, họ lấy làm tiếc về điều được đánh giá là một bước rẽ ngả theo Israel của tổng
thống Macron trong cuộc chiến do Nhà nước Do Thái tiến hành ở dải Gaza. Một cử
chỉ mà họ đánh giá là đoạn tuyệt với lập trường « cân bằng »
truyền thống của Pháp, và có thể là nguyên nhân dẫn đến suy giảm uy tín và ảnh
hưởng của Pháp trong thế giới Ả Rập.
Dù
vậy, nhà nghiên cứu David Rigoulet-Roze cũng thừa nhận thêm rằng đó còn là kết
quả của một dạng xuống cấp dần dần vị trí cường quốc. Nước Pháp – tuy chiếm một
ghế thành viên thường trực, có quyền phủ quyết ở Hội Đồng Bảo An – giờ không
còn là một « đại cường hạng trung » như trong quá khứ mà
đúng hơn là một cường quốc nhỏ bậc trung, không còn phương tiện cho những tham
vọng của mình khi đang phải gồng gánh một khoản nợ lên đến hơn 3.000 tỷ euro.
----------------------------
Các
nội dung liên quan
Tổng
thống Pháp Macron đến Israel nhằm thuyết phục “hưu chiến nhân đạo”
No comments:
Post a Comment