Đường sắt cao tốc: Giấc
mơ 'ăn sáng Hà Nội, ăn trưa Sài Gòn’ có dễ?
BBC News Tiếng Việt
8
tháng 10 năm 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c20jv3e0ylro
8
tháng 10 2024
Viễn
cảnh “ăn sáng ở Hà Nội, ăn trưa ở Sài Gòn” đang được quảng bá rầm rộ để tạo sự
đồng thuận ủng hộ dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam. Nhưng thực tế có đẹp và thuận
lợi như vậy?
Chưa
bao giờ bức tranh đường sắt cao tốc Bắc – Nam lại được vẽ lên rõ rệt và kỳ công
như những ngày qua.
Hình
ảnh đoàn tàu với đầu nhọn như con cá kiếm, sơn cờ đỏ sao vàng ngạo nghễ, với hiệu
ứng làm mờ phần đuôi biểu thị tốc độ vun vút, được trang Thông tin Chính phủ tạo
ra bằng phần mềm AI tỏ ra vô cùng hữu hiệu trong nhiệm vụ kích thích trí tưởng
tượng, châm ngòi cho sự hào hứng của mọi người.
Từ
đấy, các trang báo, hội nhóm dư luận viên, các cô các mẹ, các nhà bình luận trực
tuyến không ngớt bàn tán rôm rả về kinh phí, về lợi ích, về giá vé, về sự cạnh
tranh với hàng không, và về viễn cảnh như mơ: ăn sáng ở Hà Nội, ăn trưa ở Sài
Gòn.
Thông
tin, hình ảnh và những lời bình luận rõ mồn một, như thể ngay ngày mai là có thể
xách va li đi được rồi.
Có
thể thấy, một chiến lược truyền thông bàn bản đã được triển khai từ cấp trung
ương, theo các kênh chính thống và được khuếch đại bởi các ủng hộ viên trên mạng.
Điều
này phản ánh quyết tâm chính trị cao độ của chính quyền, sau khi ý tưởng này đã
bị bác bỏ hơn một thập niên về trước.
Đảng
quyết làm
Công
tác tuyên truyền đã được thực hiện từ nhiều tháng qua và bắt đầu rầm rộ hơn vào
giữa tháng 9, sau thông tin từ cuộc họp của nhóm quyền lực nhất của Đảng Cộng sản
Việt Nam.
Theo
đó, vào ngày 18/9, Bộ Chính trị đã họp cho ý kiến về Đề án chủ trương đầu tư đường
sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam. Báo điện tử Chính phủ cho biết, sau khi
nghe Ban cán sự đảng Bộ Giao thông vận tải báo cáo Tờ trình Đề án chủ trương đầu
tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và ý kiến của các cơ quan, Bộ Chính trị
đã thảo luận và kết luận đây là công trình rất quan trọng và rất cần thiết.
Từ
đó, Bộ Chính trị thống nhất xin ý kiến Ban Chấp hành Trung ương Đảng thông qua
chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam trước khi
Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 15.
Tại
kỳ họp thứ 10 từ ngày 18 đến ngày 20/9, Trung ương Đảng đã “Thống nhất chủ
trương đầu tư toàn tuyến Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam với vận tốc
350km/giờ”.
Trung
ương Đảng cũng đã giao Ban Cán sự Đảng Chính phủ và Đảng đoàn Quốc hội chỉ đạo
các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện hồ sơ để trình Quốc hội xem xét tại
kỳ họp 8 dự kiến khai mạc vào ngày 21/10.
Có
thể thấy, ý chí của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được thể hiện rõ: sẽ làm đường sắt
cao tốc!
Để
tạo sự đồng thuận sâu rộng trong nhân dân, một chiến dịch truyền thông rầm rộ
đã được thực hiện.
Chiến
dịch này hướng tới việc tạo dư luận thuận lợi cho cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội,
tránh việc Quốc hội “có ý kiến khác” như từng xảy ra trong quá khứ.
Các
từ khóa “đường sắt cao tốc”, “tốc độ 350km/giờ”, “kinh phí 67 tỷ USD”, “ăn
sáng-ăn trưa”… đã được lặp đi lặp lại với tần suất dồn dập trong những ngày gần
đây.
Nhìn
lại lịch sử
Việt
Nam có một hệ thống đường sắt cũ kỹ, lạc hậu do người Pháp xây dựng từ cả trăm
năm trước. Khổ ray hẹp, đường và tàu đều già cỗi, công nghệ từ thế kỷ trước khiến
cho đường sắt ngày nay không nằm trong lựa chọn của nhiều người cho nhu cầu đi
lại.
Từ
thực tế đó, ý tưởng làm một mạng lưới đường sắt hiện đại đã ra đời từ nhiều năm
qua.
Báo
cáo nghiên cứu đầu tiên về đường sắt tốc độ cao được Cơ quan Hợp tác Quốc tế
Hàn Quốc (KOICA) lập trong giai đoạn 2005-2008. Theo báo cáo này, việc triển
khai sẽ ưu tiên cho 2 chặng Hà Nội - Hà Tĩnh và TP HCM - Nha Trang.
Theo
đề xuất của KOICA, đường sắt cao tốc Bắc-Nam là đường đôi, khổ ray 1.435 mm, điện
khí hóa, tốc độ thiết kế 350 km/giờ, tốc độ khai thác 300km/giờ.
Tới
giai đoạn 2008-2009, đơn vị lập báo cáo lần 2 là liên danh tư vấn Việt Nam - Nhật
Bản (VJC), với chủ đầu tư là Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Theo báo cáo này,
cả tuyến đường sắt cao tốc từ Hà Nội đến TP HCM có kinh phí 55,8 tỷ USD.
Đến
tháng 3/2010, báo cáo của VJC đã được Hội đồng Thẩm định nhà nước phê duyệt và
Bộ Chính trị tán thành. Dự án được trình ra trước Quốc hội vào tháng 5 cùng
năm.
Khi
đưa ra biểu quyết, trong số 439 đại biểu Quốc hội có mặt, chỉ có 185 đại biểu
tán thành, 208 đại biểu không tán thành, 34 đại biểu không biểu quyết. Với số
phiếu tán thành dưới 50%, dự án đã không được thông qua.
Vào
lúc bấy giờ, không khí phản biện trên báo chí, trên mạng xã hội và tại các diễn
đàn chuyên môn rất sôi nổi và điều đó có lẽ đã ảnh hưởng tới quyết định của
không ít đại biểu Quốc hội.
Trong
giai đoạn từ năm 2011 đến 2013, chính phủ tiếp tục triển khai nghiên cứu với sự
tư vấn của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA). Báo cáo lần này của JICA
xác định xây dựng mới tuyến đường sắt đôi, điện khí hóa, khổ ray 1.435mm, chỉ
khai thác tàu khách.
Tiếp
đó, vào năm 2015, Bộ trưởng Giao thông vận tải đã chỉ đạo các cơ quan nghiên cứu,
lập đề án đường sắt cao tốc Bắc - Nam, trình Quốc hội báo cáo chủ trương đầu tư
trước năm 2020.
Một
chuyên gia đường sắt từ Hà Nội chia sẻ với BBC News Tiếng Việt trong điều kiện ẩn
danh vào ngày thứ Sáu 4/10:
"Vào
năm 2017, Bộ Giao thông Vận tải đã giao Liên danh tư vấn Tedi-Tricc-Tedi South
lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam. Qua 4 lần
lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, với 6 đời Bộ trưởng Giao thông Vận tải, chỉ
duy nhất Bộ trưởng Đào Đình Bình là tiến sĩ đường sắt."
No comments:
Post a Comment