Tổng Bí thư, Chủ tịch
nước Tô Lâm: cởi mở hơn, ủng hộ hòa giải và tự do học thuật?
BBC News Tiếng Việt
1
tháng 10 năm 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cz04yg347e5o
Những
gì Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thể hiện từ khi lên nắm quyền lãnh đạo, đặc
biệt là qua các hoạt động và phát ngôn trong chuyến công tác tại Mỹ, dự báo gì
về phong cách lãnh đạo của ông? Liệu ông có cởi mở hơn so với người tiền nhiệm
Nguyễn Phú Trọng?
Trong
chuyến công tác tại Mỹ từ 22-25/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tham
gia nhiều sự kiện và đề cập đến vấn đề hòa hợp, hòa giải.
Chiều
22/9 giờ địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự sự kiện kỷ niệm
1 năm nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện, hướng tới kỷ niệm 30
năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mỹ.
Tới
sáng hôm sau ngày 23/9, ông tiếp tục có mặt phát biểu chính sách tại Đại học
Columbia và là nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản đầu tiên được mời tới nói chuyện tại
trường này.
Trong
cả hai sự kiện, ông đều đề cập đến hòa hợp, hòa giải giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
sau chiến tranh, cũng như việc hợp tác giữa hai nước cựu thù trên nhiều phương
diện, trong đó có giáo dục.
Với
tư cách là người đứng đầu đảng và nhà nước, những phát ngôn của ông Tô Lâm gây
nhiều chú ý vì nó thể hiện tầm nhìn của nhà lãnh đạo mới. Việc ông làm diễn giả
chính trong buổi tọa đàm ở Đại học Columbia được đánh giá là một sự cởi mở, mạnh
dạn của nhà lãnh đạo cộng sản.
Có
mặt tại sự kiện kỷ niệm quan hệ Việt-Mỹ, cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius
nói với BBC rằng ông tin ông Tô Lâm "sẽ tiếp tục củng cố mối quan hệ giữa
Hoa Kỳ và Việt Nam, vì quan hệ hữu nghị gắn kết là lợi ích chung của cả hai dân
tộc chúng ta".
Đại
sứ Ted Osius là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp, ông là đại sứ Mỹ tại Hà Nội từ
năm 2014 đến 2017 và được đánh giá là đã có nhiều đóng góp trong việc tăng cường
quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Mỹ.
Việt
- Mỹ và viễn cảnh tương lai
Sự
kiện kỷ niệm một năm nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt-Mỹ
diễn ra tại New York ngày 22/9 có sự tham dự của cựu Ngoại trưởng John Kerry,
Thượng nghị sĩ Dan Sullivan cùng nhiều quan chức, cựu quan chức cấp cao trong
chính quyền Mỹ.
Trong
bài phát biểu, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã nhắc đến mong muốn của Chủ
tịch Hồ Chí Minh là "hợp tác đầy đủ" với Mỹ. Nhưng vì những khúc
quanh của lịch sử, đến hơn 40 năm sau thì hai nước mới nâng cấp lên mức quan hệ
cao nhất trong ngoại giao của Việt Nam.
Về
quá trình hòa giải, bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ, ông Tô Lâm nhắc đến vai
trò của những "người phá băng". Ông cũng đề cập vấn đề này trong buổi
nói chuyện tại Đại học Columbia, nhấn mạnh đến "sự lãnh đạo tài tình của Đảng
Cộng sản Việt Nam" và những người bạn thân thiết của Việt Nam gồm Tổng thống
Bill Clinton và các tổng thống kế nhiệm, các thượng nghị sĩ John McCain, John
Kerry,..
Trong
cuốn hồi ký mang tên Không gì là không thể: Sự hòa giải của Mỹ với Việt Nam
(Nothing is Impossible: America's Reconciliation with Vietnam) của mình, ông
Osius đã tiết lộ nhiều chi tiết về vai trò của hai thượng nghị sĩ John McCain
và John Kerry trong việc Mỹ dỡ bỏ cấm vận Việt Nam vào năm 1994 dưới thời Tổng
thống Bill Clinton.
Thượng
nghị sĩ John Kerry với vai trò là chủ tịch Ủy ban Đặc trách các vấn đề tù binh,
quân nhân mất tích trong chiến tranh Việt Nam (POW/MIA) cùng Thượng nghị sĩ
John McCain đã giúp cung cấp cho Tổng thống Clinton một vỏ bọc chính trị cần
thiết để dỡ bỏ cấm vận kinh tế, tiến tới một lộ trình bình thường hóa quan hệ với
Việt Nam.
Từ
trái qua: Cựu Ngoại trưởng John Kerry, cựu Đại sứ tại Việt Nam Ted
Osius, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc Knapper tại sự kiện Mỹ-Việt ở New
York
Cụ
thể, ông Kerry và ông McCain đã bảo trợ cho một nghị quyết lưỡng đảng kêu gọi Tổng
thống Clinton dỡ bỏ cấm vận Việt Nam và được thông qua với tỷ lệ phiếu 62 trên
38.
"Cuộc
bỏ phiếu sẽ cho tổng thống vỏ bọc chính trị mà ông ấy cần để dỡ bỏ cấm vận và
tôi mong điều đó sẽ đến khá sớm," ông McCain nói trong cuốn sách của Đại sứ
Osius. "Tôi nghĩ đó là một sự kiện gieo hạt quan hệ Mỹ-Việt."
Thuật
lại sự kiện tại New York, cựu Đại sứ Ted Osius nói rằng chính Tổng Bí thư, Chủ
tịch nước Tô Lâm đã phát biểu trong sự ngỡ ngàng rằng "ba mươi năm trước,
chúng tôi không thể tưởng tượng được rằng chúng ta sẽ tiến xa đến thế
này".
Ông
Tô Lâm đã dẫn lời của Tổng thống Abraham Lincoln: "Cách tốt nhất để đoán định
tương lai là kiến tạo tương lai."
Theo
Đại sứ Osius, trong cuộc gặp, cựu Ngoại trưởng John Kerry đã đáp lại tinh thần
"tạo dựng tương lai" của ông Tô Lâm, nói rằng Hoa Kỳ có thể ủng hộ
tham vọng của Việt Nam trở thành một cường quốc công nghệ, với nền kinh tế được
thúc đẩy bởi trí tuệ nhân tạo và đổi mới.
"Ông
Kerry đã trích dẫn lời của Tổng thống John Adams - người được ca ngợi là 'Người
khổng lồ của nền độc lập', rằng 'Tôi phải học về chính trị và chiến tranh để
các con tôi có thể tự do học toán và triết học. Các con tôi phải học toán và
triết học, địa lý, lịch sử tự nhiên, kiến trúc hải thuyền, hàng hải,
thương mại và nông nghiệp để cho con cái chúng có quyền học hội họa, thơ ca, âm
nhạc, kiến trúc,
điêu khắc, thêu thùa và làm gốm sứ.”
Tổng
Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại lễ kỷ niệm quan hệ ngoại giao Mỹ-Việt
ngày 22/9 tại New York
Trong
buổi kỷ niệm một năm Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa hai nước, Đại sứ Ted
Osius còn nhắc đến các màn trình diễn nghệ thuật mang tính tôn vinh và tinh thần
hòa giải của các nghệ sĩ tầm vóc quốc tế. Nhiều người trong số họ, theo ông
Osius, đã sống cuộc đời giữa Mỹ và Việt và giúp thu hẹp khoảng cách giữa hai nước.
"Ví
dụ, nghệ sĩ saxophone An Trần, con gái của nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn, lớn lên ở Việt
Nam nhưng theo học nhạc tại Mỹ. Cô đã biểu diễn bài Bèo dạt mây trôi cùng nhạc
sĩ guitar San Trịnh (Trịnh Thy San)."
"Một
nghệ sĩ saxophone người Mỹ, Henry Luther Threadgill, đã sáng tác bài Phở đặc biệt
dành cho buổi trình diễn này và gửi đến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
Threadgill từng tham chiến tại Việt Nam nhưng nay ông sáng tác nhạc để tôn vinh
và ngợi ca Việt Nam," ông Osius thuật lại với BBC.
Song
song với việc nói khá nhiều về tiến trình hòa giải giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, câu
chuyện giữa người Việt với nhau lại không được chú trọng, thậm chí bị lảng đi.
Tại
buổi nói chuyện tại Đại học Columbia, ông Tô Lâm đã tránh trả lời thẳng thắn về
sự hòa giải giữa người Việt với nhau sau chiến tranh khi Giáo sư Nguyễn Thị
Liên Hằng của Đại học Columbia đặt ra câu hỏi kèm theo trích dẫn lời cố Thủ tướng
Võ Văn Kiệt rằng ngày 30/4/1975 là sự kiện khiến "triệu người vui mà cũng
có triệu người buồn".
Giáo
sư Hằng nhận định câu nói của ông Kiệt rất ấn tượng vì điều đó cho thấy chính
phủ Việt Nam nhận thức được sự mất mát của cả những người từng sống dưới chế độ
Việt Nam Cộng hòa. Tuy nhiên, ông Tô Lâm không đề cập gì đến vấn đề hòa hợp,
hòa giải dân tộc trong câu trả lời của mình mà chỉ nói tới quan hệ Việt Nam và
Mỹ.
Có
thể thấy, gần nửa thế kỷ sau khi chiến tranh chấm dứt, trong khi hòa giải giữa
Việt Nam và cựu thù Mỹ có những bước tiến rõ rệt, việc hòa giải giữa những người
Việt từng đứng hai bờ chiến tuyến vẫn còn nhiều trắc trở. Một trong những biểu
hiện nổi cộm là phong trào dư luận viên trên mạng ngày càng tăng cường đả kích
những gì liên quan đến Việt Nam Cộng hòa, từ phim Cảm tình viên cho đến sự xuất
hiện của một nghệ sĩ trên một sân khấu ở Mỹ mà có lá cờ vàng ba sọc đỏ.
Tổng
Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng phu nhận dự sự kiện Gắn kết qua Nghệ thuật, kỷ
niệm 1 năm Mỹ-Việt nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện
Fulbright
và tự do học thuật
Trong
chuyến công tác tại Mỹ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã chứng kiến Lễ trao
văn kiện hợp tác giữa Bộ Ngoại giao và Đại học Columbia; giữa VinUniversity và
Đại học Columbia; giữa Đại học Fulbright và Đại học Columbia.
Trước
chuyến đi, kể từ đầu tháng 7, Đại học Fulbright Việt Nam (FUV) đã hứng chịu cuộc
tấn công mạng, thậm chí cả từ cơ quan truyền thông của Bộ Quốc phòng Việt Nam,
với cáo buộc "cách mạng màu" và mọi việc chỉ dần lắng xuống khi Bộ
Ngoại giao lên tiếng về vai trò của FUV vào ngày 26/8. Tuy nhiên, cuộc tấn công
và những cáo buộc vẫn gây ra ảnh hưởng lớn đến uy tín, danh tiếng và tinh thần
của những sinh viên theo học tại trường.
Trong
cuốn hồi ký của mình, ông Ted Osius đã kể rằng trong quá trình đàm phán về
Fulbright Việt Nam thì một trong những khâu khó khăn nhất là đảm bảo trường có
được tự do học thuật. Đây cũng là một yếu tố mà phía chính phủ Việt Nam rất khó
chấp nhận, vì hệ thống giáo dục Việt Nam phải nằm dưới sự quản lý toàn diện của
Đảng Cộng sản. Do đó, việc Việt Nam đồng ý cho phép FUV ra đời được coi là một
bước đột phá.
Trước
câu hỏi của BBC về những cáo buộc Đại học Fulbright Việt Nam về "cách mạng
màu" và mức độ tự do học thuật của FUV, ông Osius kể lại thời điểm Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng đến Mỹ năm 2015:
"Tôi
đã có mặt tại New York cùng với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào năm 2015 khi
ông tuyên bố rằng Đại học Fulbright sẽ được hưởng quyền tự do học thuật và tự
do nghiên cứu."
"Tuần
trước - cũng tại New York - Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Tô Lâm đã nói rằng cải
cách giáo dục là điều cần thiết để Việt Nam có được một nền kinh tế đổi mới, được
thúc đẩy bởi sự tiến bộ công nghệ."
"Nhà
lãnh đạo Việt Nam đã kêu gọi việc hợp tác với các tổ chức học thuật của Mỹ như
Đại học Columbia để thúc đẩy nghiên cứu và phát triển, nhằm giúp Việt Nam có thể
đứng ở vị trí tiên phong về công nghệ trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo,
công nghệ sinh học và máy tính lượng tử. Tôi nghĩ vị tổng bí thư đã nói
đúng."
Vị
cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam nói thêm rằng, một điều đương nhiên Đại học
Fulbright không phải là một phần hay mầm mống của cuộc “cách mạng màu” nào, mà
trường đang tìm cách thúc đẩy tinh thần tìm tòi và đổi mới trong số những sinh
viên xuất sắc nhất của Việt Nam từ khắp mọi miền đất nước.
"Sứ
mệnh của Fulbright Việt Nam là ủng hộ, tương trợ cho sự thành công và thịnh vượng
của Việt Nam. Hầu hết các nhà lãnh đạo của Việt Nam đều hiểu được điều này. Tôi
tự hào về những điều mà Fulbright Việt Nam đang làm. Tôi lấy làm hãnh diện khi
các nhà lãnh đạo ở cả hai phía Việt Nam lẫn Hoa Kỳ tiếp tục ủng hộ trường như một
hạt nhân ưu tú," ông Osius trả lời BBC.
Trong
bài phát biểu dài 22 phút tại Đại học Columbia, ông Tô Lâm cũng chỉ rõ
"con đường phát triển của Việt Nam không thể tách rời xu thế chung của thế
giới và nền văn minh nhân loại".
Chưa
rõ câu nói này mang ý nghĩa thực tiễn như thế nào nhưng đây được cho là dấu hiệu
của một sự cởi mở hơn trong tư duy của nhà lãnh đạo có xuất thân từ ngành công
an như ông Tô Lâm.
Nhà
văn Trần Thanh Cảnh, trong cuộc phỏng vấn với BBC về việc gần 100 trí thức trong và
ngoài nước kêu
gọi trả tự do cho nhà báo Huy Đức đã có lời nhận định rằng từ khi ông Tô Lâm
lên nắm quyền lãnh đạo tối cao của Đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam, có nhiều
tín hiệu cho thấy ông không như người tiền nhiệm, mà sẽ hướng về sự cởi mở xã hội
hơn.
VIDEO
:
Ông Tô Lâm
đi Mỹ và Cuba: Đâu là những điểm nổi bật đáng chú ý?
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cz04yg347e5o
--------------------------
Tin
liên quan
·
Ông Tô Lâm gặp ông
Zelensky: ‘Không nên coi là sự kiện nhất thời’
29
tháng 9 năm 2024
·
Thấy gì từ cuộc gặp
giữa ông Tô Lâm và ông Joe Biden ở New York?
26
tháng 9 năm 2024
·
Ông Tô Lâm tại Đại học
Columbia: Ông đã nói gì? Đâu là điểm đáng chú ý?
25
tháng 9 năm 2024
No comments:
Post a Comment