Thượng
đỉnh Pháp ngữ: TT Macron kêu gọi tăng cường hợp tác bảo vệ ‘‘chủ quyền quốc
gia’’
Trọng
Thành - RFI
Đăng
ngày: 05/10/2024 - 12:33Sửa đổi ngày: 05/10/2024 - 16:53
Trong
diễn văn khai mạc thượng đỉnh Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF), chiều hôm qua,
04/10/2024, tại cung điện Villers-Cotterêts, đông bắc thủ đô Paris, tổng thống
Pháp Emmanuel Macron đã kêu gọi cộng đồng Pháp ngữ đoàn kết để hóa giải ‘‘các
thách thức của thế kỷ’’, trước hết là các đe dọa đối với ‘‘chủ quyền quốc gia’’
tại nhiều nơi trên thế giới.
HÌNH
:
Tổng
thống Pháp Macron phát biểu tại lễ khai mạc thượng đỉnh Khối Pháp ngữ tại
Villers-Cotterêts, ngoại ô Paris, ngày 04/10/2024. AP - Ludovic Marin
Theo
AFP, trước đại diện của khoảng 160 phái đoàn quốc tế, trong đó có 29 nguyên thủ
và người đứng đầu chính phủ, tổng thống Macron khẳng định cộng đồng Pháp ngữ
là ‘‘nơi mà chúng ta có thể cùng nhau thúc đẩy một nền ngoại giao vì chủ
quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ khắp nơi trên hành tinh’’, từ
Ukraina, quốc gia đang bị Nga xâm lược, đến Cận Đông, nơi xung đột có nguy cơ
lan rộng, mà trước hết là tại Liban, quốc gia thành viên của cộng đồng Pháp ngữ.
Nguyên
thủ Pháp nhấn mạnh cộng đồng Pháp ngữ cần bảo vệ ‘‘một lập trường
chung, đó là không có chỗ cho các tiêu chuẩn kép’’ trong vấn đề chủ
quyền quốc gia, và ‘‘mạng sống của con người cần phải được bảo vệ bất kể
là trong xung đột nào’’. Phát biểu được coi là để gián tiếp đáp lại
các chỉ trích nhắm vào phương Tây, bị coi là nhất bên trọng, nhất bên khinh về
các xung đột trên thế giới.
Tổng
thống Macron cũng kêu gọi nỗ lực vì một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương ‘‘hòa
dịu’’, ‘‘nơi không có một thế lực nào có thể thách thức nền hòa bình với các
đòi hỏi lãnh thổ hay nối lại các vụ thử vũ khí’’, ngụ ý chỉ trích Trung Quốc
và Bắc Triều Tiên.
Thủ
tướng Tunisia, Kamel Madouri, quốc gia chủ trì Thượng đỉnh Pháp ngữ lần trước,
cũng bày tỏ hy vọng là cộng đồng Pháp ngữ có thể ‘‘đóng một vai trò
trong việc tìm kiếm các giải pháp cho khủng hoảng’’. Trả lời AFP, tổng thư
ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ, Louise Mushikiwabo, cho biết cộng đồng Pháp ngữ
đang chuyển dần thành một ‘‘khối’’ chính trị, và ảnh hưởng tuy
vẫn còn ‘‘khiêm tốn’’ nhưng có chiều hướng gia tăng. Theo tổng
thư ký OIF hôm qua, Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ sẽ kết nạp thêm 2 quốc gia (Chilê
và Angola) và ba vùng lãnh thổ. Hiện tại có 4 nước cũng đang đệ đơn gia nhập khối
(Ghana, Kosovo, Chyprus và Serbia).
Hôm
qua, 88 thành viên của OIF đã thông qua ‘‘Lời kêu gọi
Villers-Cotterêts’’ hướng đến các tác nhân trong lĩnh vực kỹ thuật số,
nhằm xây dựng một không gian đa dạng hơn, và an toàn hơn trên mạng internet,
và ‘‘chống lại mọi phát biểu thù hận’’.
Buổi
chiều hôm nay, nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ các nước thành
viên cộng đồng Pháp ngữ có phiên họp kín tại Grand Palais, Paris, với trọng tâm
là ‘‘vì một cơ chế hợp tác đa phương đổi mới’’. Đây là dịp để
lãnh đạo các nước thảo luận về các chủ đề nóng bỏng như khủng hoảng tại Cận
Đông và các xung đột vũ trang tại châu Phi.
----------------------------
Các
nội dung liên quan
THƯỢNG
ĐỈNH PHÁP NGỮ - FRANCOPHONIE
Thượng
đỉnh của Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ khai mạc tại Pháp
PHÁP
- THƯỢNG ĐỈNH PHÁP NGỮ
Pháp
đón tiếp thượng đỉnh lần thứ 19 của Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ
No comments:
Post a Comment