Thượng
đỉnh của Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ khai mạc tại Pháp
Chi Phương - RFI
Đăng
ngày: 04/10/2024 - 13:10Sửa đổi ngày: 04/10/2024 - 16:15
Hội nghị
thượng đỉnh khối Pháp ngữ lần thứ 19 khai mạc hôm nay, 04/10/2024, tại
cung điện Villers-Cotterets, cách thủ đô Paris khoảng 60 km. Tổng thống Pháp
Emmanuel Macron sẽ tiếp lãnh đạo của 19 quốc gia và đại diện của các nước thành
viên.
HÌNH
:
Tổng
bí thư, chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm cùng tổng thống Pháp Emmanuel Macron và
phu nhân tại Hội nghị thượng đỉnh Pháp ngữ lần thứ 19, khai mạc ngày 04/10/2024
tại cung điện Villers-Cotterets, Pháp. © rfi
Từ
cung điện Villers-Cotterets, Chi Phương tường trình :
"Từ
11 giờ sáng, nguyên thủ của 19 nước và đại diện của 54 nước thành viên, 7 nước
liên kết và 27 quan sát viên, đã đến cung điện Villers-Cotterets, trụ sở của
Trung tâm quốc tế Pháp ngữ, được khánh thành vào tháng 10 năm ngoái. Cũng chính
tại nơi đây, vào năm 1539, tiếng Pháp đã được quy định là ngôn ngữ chính thức,
sử dụng trong tất cả các văn bản hành chính, thay cho tiếng La tinh, theo lệnh
của vua François Đệ Nhất.
Trong
thông cáo báo chí, tổng thống Pháp Macron khẳng định “đại gia đình Pháp ngữ gồm
321 triệu dân trên khắp năm châu”, có vai trò quan trọng trong việc truyền tải
các giá trị về tự do, nhân quyền và đa dạng văn hóa. Theo ông, hội nghị này ‘mở
ra những con đường hợp tác mới, cần nỗ lực và đoàn kết của tất cả các nước
thành viên’’. Nguyên thủ quốc gia Pháp và tổng thư ký khối Pháp ngữ sẽ phát biểu
vào lúc 14 giờ 30, chính thức khai mạc Hội nghị thượng đỉnh, tiếp đến là lễ
chuyển giao chức chủ tịch chủ trì hội nghị từ Tunisia sang Pháp, lần đầu tiên từ
33 năm qua.
Theo
tổng thư ký của khối, Louise Mushikiwabo, Cộng đồng Pháp ngữ - Francophonie,
“được ra đời từ mong muốn của các thuộc địa cũ của Pháp, sử dụng ngôn ngữ Pháp,
để hợp tác”, trên cơ cở văn hoá và ngôn ngữ, dần được mở rộng, kết nạp thêm nhiều
thành viên.
Một
trong những chủ đề thảo luận chính của thượng đỉnh lần này là “những thách
thức và cơ hội cho cộng đồng Pháp ngữ trong thời đại kỹ thuật số”. Một cuộc
thảo luận bàn tròn về chủ đề này được mở ra bên lề sự kiện vào chiều nay, với sự
góp mặt của đại diện các doanh nghiệp về công nghệ hoặc Meta, cùng với Fann
Attiki, đặc phái viên của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc về công nghệ, cũng là nhà
văn người Congo.
Tối
nay, lãnh đạo và đại diện các nước và chính phủ được tiếp đón tại điện Élysée
và sẽ dự dạ tiệc do tổng thống Macron khoản đãi. Hội nghị sẽ tiếp tục ngày mai
với cuộc họp kín của các lãnh đạo tại Cung điện lớn (Grand Palais)."
Theo
báo chí trong nước, sau khi dự thượng đỉnh khối Pháp ngữ, chủ tịch nước kiêm tổng
bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Tô Lâm sẽ thăm chính thức nước Pháp, " theo
lời mời của tổng thống Emmanuel Macron".Trong khuôn khổ chuyến thăm, ông
Tô Lâm sẽ hội đàm với tổng thống Macron, hội kiến với các lãnh đạo khác của
Pháp.
.
----------------------------------------
.
Pháp
đón tiếp thượng đỉnh lần thứ 19 của Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ
Chi Phương - RFI
Đăng
ngày: 03/10/2024 - 13:48 - Sửa đổi ngày: 03/10/2024 - 14:45
Trong
hai ngày, 04-05/10/2024, Pháp đón tiếp hội nghị thượng đỉnh của khối Pháp ngữ,
trong bối cảnh địa chính trị thế giới bất ổn. Trong số 88 quốc gia và chính phủ
thành viên Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ, lãnh đạo hoặc đại diện của khoảng 50 thành
viên sẽ đến dự thượng đỉnh, được tổ chức tại cung điện Villers-Cotterêt, ở miền
đông bắc nước Pháp.
HÌNH
:
Lâu
đài Villers-Cotterets, phía bắc Paris, Pháp, nơi diễn ra thượng đỉnh khối Pháp
ngữ lần thứ 19, từ ngày 04 đến ngày 05/10/2024. AFP - FRANCOIS NASCIMBENI
« Sáng tạo, đổi mới, kinh doanh và đầu
tư bằng tiếng Pháp » là chủ đề của thượng đỉnh lần thứ 19. Vào
sáng mai, tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ tiếp đón lãnh đạo từ các nước của
khối. Lãnh đạo và đại diện các nước sẽ họp kín để thảo luận về các chủ đề nóng
bỏng như khủng hoảng tại Trung Cận Đông, xung đột vũ trang tại châu Phi. Các cuộc
thảo luận sẽ được tiếp tục tại Grand Palais tại Paris vào thứ Bảy.
Trong
cuộc phỏng vấn với báo L’Union, tổng thống Pháp Macron coi Tổ chức Quốc tế Pháp
ngữ là nơi « đối thoại », « làm trung
gian », để giải quyết những xung đột chính trị, nhất là trong trường hợp
giữa Cộng hòa Dân chủ Congo và Rwanda.
Tuy
nhiên, trong một cuộc phỏng vấn với AFP, tổng thư ký của Tổ chức Pháp ngữ Quốc
tế Louise Mushikiwabo thừa nhận ảnh hưởng của khối này còn khá « khiêm tốn »,
và không đủ khả năng giải quyết các cuộc khủng hoảng « phức tạp »
trên thế giới, nhưng vẫn có thể làm tiến triển một số vấn đề.
Trong
một thông cáo, tổ chức phi chính phủ Oxfam đã lên án « tính giả tạo »
của Pháp trong khối, khi giảm một phần tư hỗ trợ tài chính cho Cơ quan phát triển
Pháp (AFD) từ hai năm qua, « trong khi 70 triệu người trong khối
nói tiếng Pháp cần hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp ». Oxfam cho rằng chủ
đề của thượng đỉnh « sáng tạo, đổi mới và kinh doanh bằng tiếng
Pháp » nên được đổi thành « bất bình đẳng, nghèo đói và bất
công ».
Tiếng
Pháp là ngôn ngữ thứ năm được nói nhiều nhất trên thế giới, Tổ chức Quốc tế
Pháp ngữ, « với nhiệm vụ thúc đẩy sử dụng tiếng Pháp, vì hòa bình,
dân chủ và quyền con người », ước tính có khoảng 321 triệu người
nói tiếng Pháp trên khắp năm châu, chủ yếu là tại châu Phi.
No comments:
Post a Comment