Thiên
tai và năng lực phản ứng: Từ chuyện cầu Phong Châu (P1)
05/10/2024
Bão
Yagi và những đợt mưa, lũ, sạt lở kéo dài suốt từ đầu tháng 9 đến nay tiếp tục
tô đậm những thắc mắc về viễn kiến, năng lực của hệ thống chính trị, hệ thống
công quyền tại Việt Nam. Nếu không hành động, chắc chắn giá phải trả sẽ càng
ngày càng lớn...
https://gdb.voanews.com/2c5b71f4-b738-4088-a349-3034b1676719_w1023_r1_s.jpg
Chiếc
cầu sập do lũ gây ra bởi bão Yagi ở tỉnh Phú Thọ, 9 tháng Chín, 2024.
Chưa
đầy 48 giờ sau khi hoàn tất cầu phao nối hai huyện Lâm Thao và Tam Nông thuộc tỉnh
Phú Thọ, Lữ đoàn Công binh 249 đã cắt cầu vì “mưa lớn, lũ trên sông Hồng lên
nhanh, không thể bảo đảm an toàn” [1].
Cầu
phao vừa đề cập được lắp đặt nhằm tạm thay cầu Phong Châu đã bị sập hai nhịp
vào sáng 9/9/2024 khiến hàng chục người thiệt mạng. Bởi cầu Phong Châu giữ vai
trò quan trọng trong việc kết nối Hà Nội với khu vực Đông Bắc và ngược lại nên
ngay sau khi cầu bị sập, giới hữu trách đã yêu cầu Bộ Quốc phòng khảo sát, lắp
đặt cầu phao [2]. Tuy nhiên đến 30/9/2024 việc lắp đặt cầu phao mới
hoàn tất. Lý do chậm trễ là vì “thời tiết và lưu lượng nước trên sông”
chưa... “cho phép”.
Theo
Quyết định 05/2020/QĐ-TTg, mực nước trên hệ thống sông ngòi tại Việt Nam được
chia thành ba cấp (từ một đến ba) khi cần báo động về lũ [3]. Bởi “nước
trên sông Hồng tại khu vực cầu Phong Châu đã rút xuống dưới mức báo động 1”,
năm ngày sau khi cầu Phong Châu sập, UBND tỉnh Phú Thọ gửi công văn thúc giục lực
lượng vũ trang “triển khai phương tiện để tìm kiếm các nạn nhân bị mất tích
và xe cộ bị rơi xuống sông” nhưng quân đội vẫn không thể lắp đặt cầu phao với
lý do như đã dẫn [4].
Những
tình tiết liên quan đến việc lắp đặt cầu phao tạm thay cầu Phong Châu cho thấy,
quân đội Việt Nam “có vấn đề” cả về năng lực lẫn phương tiện. Cứ vào
Google, dùng các từ khóa như “ponton bridge” hay “floating bridge”
ắt sẽ tìm được rất nhiều video clip ghi lại cảnh quân đội nhiều quốc gia trên
thế giới có thể dễ dàng lắp đặt những cầu phao dài hơn, rộng hơn, trong hoàn cảnh
khắc nghiệt hơn,... nhưng hiệu quả sử dụng với tăng, thiết giáp, đại bác tự
hành, vận tải quân sự,... cao hơn nhiều.
Vì
sao quân đội Việt Nam phải mất đến ba tuần mới có thể lắp đặt cầu phao tạm thay
cầu Phong Châu với chiều dài chưa tới 190 mét và dù đã cấm các loại xe vận tải
lưu thông nhưng cuối cùng vẫn phải chủ động cắt cầu do không an toàn?
***
Cầu
phao tạm thay cầu Phong Châu chỉ là một trong nhiều ví dụ liên quan đến sự hạn
chế cả về năng lực điều động, phối hợp lẫn phương tiện của lực lượng vũ trang
Việt Nam nhằm ứng phó hiệu quả trong trường hợp khẩn cấp.
Mưa
bão, lũ lụt kéo dài từ đầu tháng trước đến nay cho thấy, lực lượng vũ trang Việt
Nam thiếu cả trang bị tối thiểu để bảo vệ cá nhân tham gia cứu nạn lẫn phương
tiện thiết yếu để trợ giúp nạn dân. Bởi các cá nhân hữu trách chỉ quan tâm đến
“biểu diễn” nên mới có những chuyện như thuộc cấp của tướng Phạm Hoàng
Chương – Tư lệnh Quân khu 2 – hồn nhiên ghi lại và gửi lên mạng xã hội khoe việc
ông đứng bên ngoài khu vực xảy ra thảm họa, dõng dạc chỉ đạo “sơ tán nhân
dân ra khỏi vùng lũ” qua điện thoại di động.
Không
may cho ông trung tướng nói riêng và quân đội nói chung là nhiều người sử dụng
mạng xã hội phát giác ông tướng mũ mão chỉnh tề, bệ vệ chỉ đạo thuộc cấp mang “300
người vào đâu cũng phải hiệu quả” ấy vung vẩy cánh tay mang đồng hồ Rolex
trị giá khoảng 300 ngàn Mỹ kim [5]. Sở dĩ phải lưu ý đến... “tiểu
tiết” này bởi nếu đặt nó bên cạnh một video clip khác cũng được đưa lên mạng
xã hội vào thời điểm đó, hẳn sẽ thấy nhiều điều phải ngẫm nghĩ.
Hãy
xem video clip ghi lại cảnh một nhóm quân nhân thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh
Lào Cai chạy tới, chạy lui tìm cách cứu đồng đội đang ngăn sà lan không người
điều khiển đâm vào trụ cầu Cốc Lếu thì bị hất văng xuống sông... Qua video clip
dài 2 phút 17 giây, ai cũng thấy, sở dĩ người lính lâm nạn sống sót, không bị
nước lũ cuốn xuống hạ lưu là nhờ đồng đội ngẫu nhiên nhặt được một cái... “que”
trên bờ (0:30), may mắn là cái... “que” đủ dài và đủ chắc chắn để anh
níu nên mới được kéo lên bờ [6].
Không
rõ ngân sách đã chi bao nhiêu cho các cuộc “diễn tập thực binh”, hàng
năm được tổ chức rầm rộ từ xã, huyện, tỉnh/thành phố đến quân khu để tạo ra những
cái được quảng cáo là… “khu vực phòng thủ”? Vì sao sau vô số đợt “diễn
tập thực binh”, các “khu vực phòng thủ” từ địa phương đến trung ương
cùng tê liệt, không biết phải làm thế nào để đối phó với những sà lan sau bão
Yagi trôi từ Trung Quốc sang Việt Nam hết va vào cầu này thì đâm vào cầu khác?
Công
văn số 3290/UBND-NLN của chính quyền tỉnh Yên Bái gửi Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự
cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn vào ngày 9/9/2024, cấp báo có hai sà lan đứt
neo đã vượt biên giới Việt – Trung, trôi qua tỉnh Lào Cai và sẽ vào Yên Bái
trong khi ở tỉnh này có tám cây cầu bắc qua sông Thao, riêng cầu Yên Bái được
xây dựng như cầu Phong Châu ở Phú Thọ nên “đề nghị giúp đỡ lực lượng, trang
thiết bị để xử lý” chính là câu trả lời cả về năng lực quản trị lẫn điều
hành cho phòng thủ theo đúng nghĩa của từ này [7]!
---------------
Chú
thích
[1] https://tuoitre.vn/tam-dung-giao-thong-qua-cau-phao-phong-chau-2024100119032031.htm
[2] https://thanhnien.vn/quan-doi-se-lap-cau-phao-gan-cau-phong-chau-185240910130217323.htm
[6] https://www.facebook.com/SamNgocLinh/videos/3803634746579521/
[7] https://www.facebook.com/groups/nhabaocongdan/posts/2572060029850419/
*****
Thiên
tai và năng lực phản ứng: Thiếu khả năng tiên liệu (P2)
05/10/2024
https://www.voatiengviet.com/a/thien-tai-va-nang-luc-phan-ung-thieu-kha-nang-tien-lieu-p2-/7810905.html
Ngoài
những sự kiện khiến thiên hạ dở khóc, dở cười như cầu phao tạm thay cầu Phong
Châu bị sập, hay chính quyền các tỉnh khu vực thượng lưu sông Hồng chỉ biết cấp
báo và kêu gọi chính quyền trung ương hỗ trợ ứng phó với những phương tiện trôi
giạt trong lũ, hoặc các thành viên thuộc lực lượng cứu nạn thiếu những trang bị
tối thiểu để bảo vệ mình và cứu người,... như đã đề cập trong phần một, sự hạn
chế về năng lực quản trị và điều hành trong thảm họa của hệ thống chính trị, hệ
thống công quyền Việt Nam còn cho thấy các viên chức hữu trách không có khả
năng, thậm chí tệ hơn - không thể tiên liệu để chuẩn bị những giải pháp bảo vệ
tính mạng, bảo toàn tài sản công dân.
https://gdb.voanews.com/0db07e01-830e-4c43-af60-1b081e5a0c07_w1023_r1_s.jpg
Nhân
viên cứu hộ tại một vùng đất trùi tại một làng thuộc tỉnh Lào Cai sau bão Yagi,
12 tháng Chín.
Cuối
tháng 8/2024, các chuyên gia khí tượng – thủy văn ở cả trong lẫn ngoài Việt Nam
đã cảnh báo về tác động của bão Yagi đến Việt Nam. Các viên chức cao cấp đáp lại
bằng hàng loạt mệnh lệnh, yêu cầu “khẩn trương, nghiêm khắc, không hối
tiếc” [1]. Yêu cầu này được toàn bộ hệ thống từ trên xuống dưới lặp
đi, lặp lại song... chỉ có thế mà thôi! Gió lớn, mưa to đã lột trần thế nào là
“nghiêm khắc” kiểu cộng sản. Ví dụ trồng cây là vùi cả bầu bọc kín rễ
cây xuống đất trong khi thực trạng này đã từng tạo ra scandal sau một cơn giông
lớn từ... 2015 [2]. Chính quyền chưa bao giờ “hối tiếc” nhưng dân
chúng thì sao? Họ có nên hối tiếc khi đóng thuế nuôi bộ máy hoạt động theo kiểu
như vậy?
Gió
lớn, mưa to còn khiến kính của nhiều cao ốc là khách sạn, chung cư ở Hà Nội, Hải
Phòng, Thái Bình, Quảng Ninh,... “bay lả tả như lá cây” [3]. Đó là
chưa kể nhiều căn hộ tuy nằm cao hơn mặt đất hàng chục mét vẫn bị nước, theo
các kẽ hở, tràn vào [4]. Không ít video clip ghi lại cảnh vách kính phía
trước một số căn hộ dập dềnh, chỉ chực rời ra, rớt xuống bởi tường quanh khung
bao rách toạc [5]. Trên mạng xã hội, một số người am tường lĩnh vực
kiến trúc và xây dựng bảo rằng, đó là hậu quả tất nhiên khi thiết kế, xây dựng
không tính đúng, tính đủ về hiệu ứng Bernoulli nên chênh lệch áp suất giữa
trong và ngoài làm nổ kính, thậm chí có thể cuốn mọi thứ ra ngoài [6].
Bên
cạnh việc đặt ra đủ loại quy chuẩn liên quan đến nhà ở, đặc biệt là các cao ốc
dùng làm nơi cư trú (Quy chuẩn về quy hoạch xây dựng, Quy chuẩn về số liệu
điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng, Quy chuẩn về an toàn sinh mạng và sức
khoẻ, Quy chuẩn về an toàn cháy, Quy chuẩn về hệ thống cấp thoát nước;...),
chính quyền Việt Nam còn thiết lập một bộ máy từ trung ương đến địa phương để
thẩm định, nâng lên đặt xuống chán chê rồi mới duyệt thiết kế, sau đó là giám
sát thi công, săm soi đủ đường mới thừa nhận hoàn công. Chẳng lẽ bộ máy ấy chỉ
nhận lương và đủ loại đãi ngộ, bởi “không hối tiếc” nên không cần chịu
trách nhiệm khi duyệt, nghiệm thu những sai sót căn bản về kỹ thuật?
Tương
tự, phải hiểu thế nào là “khẩn trương” ứng phó khi chính quyền
phát giác 115 cư dân thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai “mất
tích” vẫn còn sống nhờ họ chủ động khảo sát địa hình, địa mạo rồi chủ động
rời nơi cư trú trước khi xảy ra sạt lở [7]. Nếu thật sự nghiêm túc trong
chuẩn bị ứng phó với thiên tai chắc chắn sẽ không có chuyện ngậm ngùi loan báo
toàn bộ cư dân Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên (128 người) đã bị đất đá
vùi lấp khi lũ quét qua khu vực này hôm 10/9/2024 [8] và sau đó năm
ngày thì hồ hởi thông báo về “kỳ tích” 29 người còn sống [9] bởi
kịp thời chạy lên núi lánh nạn trước khi đất đá đổ xuống hoặc đi làm, đi học
nên thoát chết.
Chính
quyền và dân chúng - phía nào nên “hối tiếc” khi khả năng tàn phá của
bão Yagi đã được dự đoán trước đó cả tuần nhưng sau khi bão quét qua, nhiều nạn
dân và thân nhân của họ phải gửi lời kêu cứu lên mạng xã hội bởi bị mắc kẹt giữa
biển nước, kiệt sức do đói khát, lạnh lẽo, bệnh tật. Bão, lũ, sạt lở vốn không
phải tình huống hoàn toàn bất thường với dân chúng Việt Nam nhưng trong những
ngày đầu tiên sau bão, thiên hạ chỉ thấy dân chúng nhiều vùng gom góp, vận chuyển
thực phẩm, đặc biệt là các phương tiện cứu nạn như xuồng, ca nô đến những nơi bị
lụt nặng [10]. Phía nào nên “hối tiếc” khi lực lượng vũ trang tham
gia cứu nạn thiếu đủ thứ phương tiện cơ bản và thiết yếu?
Bao
giờ chính quyền thật sự “hối tiếc” khi đã dốc công quỹ vào tượng đài, cổng
chào, những dự án vô bổ, những kế hoạch gia tăng năng lực trấn áp dân chúng và
thiết giáp, các loại xe, các loại phương tiện chuyên dùng để chống bạo loạn,
đàn ngựa của trung đoàn kỵ binh thuộc lực lượng cảnh sát cơ động,... nên không
có phương tiện, trang bị cứu nạn dân gặp thiên tai. Chẳng lẽ chính quyền không
hổ thẹn, “không hối tiếc” khi dân chúng góp 170 triệu để mua chiếc tàu
mà một doanh nghiệp ở Quảng Bình cho Công an Yên Bái mượn sau khi nghe ông Vi
Văn Hải (Thượng tá, Phó phòng Cảnh sát PCCC CNCH của công an tỉnh này) bảo rằng,
nhờ chiếc tàu vượt thác lũ rất tốt ấy mới cứu nạn được [11]?
-------------------------------
Chú
thích
[1] https://vnexpress.net/pho-thu-tuong-chong-bao-voi-tinh-than-nghiem-khac-khong-hoi-tiec-4789442.html
[2] https://vietnamnet.vn/trong-cay-boc-nilon-dan-nghi-ngo-y-thuc-trach-nhiem-248857.html
[4] https://www.youtube.com/watch?v=UlH5NDYZz2c
[5] https://www.facebook.com/VuAnhNguyen010980/videos/1982117922214366
[8] https://baolaocai.vn/lu-quet-kinh-hoang-tai-xa-phuc-khanh-bao-yen-post389941.html
[9] https://baophapluat.vn/them-18-nguoi-mat-tich-tai-lang-nu-duoc-xac-minh-con-song-post525498.html
No comments:
Post a Comment