Trần Thế Kỷ -
Saigon Nhỏ
30
tháng 9, 2024
https://saigonnhonews.com/chuyen-dong-chuyen-tay/thang-loi-gan-ke/
1.
Trong
tình hình xung đột Nga-Ukraine đang căng thẳng, cựu Thủ Tướng Anh Boris Johnson
mới đây đã có những tuyên bố mạnh mẽ và quyết liệt về việc hỗ trợ cho Ukraine.
Ông
Boris Johnson cho rằng chỉ cần Phương Tây hỗ trợ triệt để cho Ukraine thì cán
cân chiến thắng sẽ nghiêng về phía Ukraine. Theo ông, sự hỗ trợ triệt để gồm ba
điều.
Đầu
tiên Phương Tây phải “cởi trói” cho Ukraine trong vấn đề sử dụng vũ khí tầm xa.
Thứ hai là ngay lập tức kết nạp Ukraine vào NATO. Nga sẽ phải chùn bước một khi
Ukraine trở thành thành viên của NATO. Và điều thứ ba, Phương Tây tăng cường viện
trợ cho Ukraine, có thể lên tới $1,000 tỷ. Ông Boris Johnson nói: “Phải buộc
Nga nhận lấy thất bại, dù phải tốn $1,000 tỷ.”
Chưa
rõ khoản viện trợ $1,000 tỷ có giúp Ukraine dễ dàng đánh bại Nga hay không,
nhưng chắc chắn vị cựu Thủ Tướng Anh có lý khi cho rằng Phương Tây cần hỗ trợ hết
mình cho Ukraine và phải từ bỏ ý tưởng buộc Ukraine dùng đất đai để đổi lấy hòa
bình, vì điều này chỉ càng khiến Nga lấn tới. Câu nói của bộ trưởng Quốc Phòng
Đức Pistorius rất đáng cho Phương Tây suy ngẫm: “Việc hỗ trợ cho Ukraine là tốn
kém. Nhưng sự thất bại của Ukraine còn đắt hơn rất nhiều.”
2.
Moscow
đang phải ngậm đắng nuốt cay khi nhiều quốc gia Trung Á “sân sau” của Nga lần
lượt rời bỏ Nga.
Nhưng
không chỉ bấy nhiêu. Serbia, đồng minh truyền thống của Nga ở bán đảo Balkan
cũng đang có dấu hiệu không còn mấy mặn mà với Nga. Ngành công nghiệp quốc
phòng của Serbia hiện nay đang ăn nên làm ra nhờ xuất khẩu vũ khí cho các nước
Phương Tây, rồi các vũ khí này được các nước đó chuyển đến Ukraine. Về danh
nghĩa, Serbia là nước trung lập trong xung đột Nga-Ukraine. Nhưng có lẽ Serbia
không trung lập với tiền. Chẳng ai chê tiền cả, nhất là khi Serbia chẳng phải
là nước giàu có gì. Vả chăng Serbia chỉ bán vũ khí cho Phương Tây chứ đâu bán
trực tiếp cho Ukraine. Nga không thể dựa vào đó mà trách rằng Serbia chống lại
Nga.
Không
chỉ cung cấp vũ khí cho Ukraine, dù là gián tiếp, Serbia còn tỏ ra không còn mấy
gắn bó với Nga khi từng hai lần từ chối lời mời tham dự hội nghị các nước BRICS
của Tổng Thống Putin. Điều này càng cho thấy ý kiến rằng Serbia muốn gia nhập
EU hơn là tham gia BRICS là đúng. Việc Serbia cung cấp vũ khí cho Ukraine có lẽ
không đơn thuần chỉ là để lấy tiền, mà còn để lấy điểm với EU.
Nếu
Serbia trở thành thành viên EU thì điều này có nghĩa là Serbia sẽ góp sức với
EU trong việc đẩy lùi ảnh hưởng của Nga ra khỏi vùng Balkan, nơi mà Nga vốn
chẳng có mấy bạn bè. Thật là cay cho Nga.
Trước
việc bị đồng minh từ Á sang Âu thì nhau từ bỏ, Nga đừng vội trách họ bạc tình,
mà nên soi gương nhìn lại mình.
3.
Trong
cuộc phỏng vấn của kênh ABC News hôm 23 Tháng Chín 2024, Tổng Thống Zelensky
tuyên bố: “Ukraine đang tới gần hồi kết chiến tranh.”
Ông
Zelensky nói: “Chúng ta đang gần hòa bình hơn chúng ta nghĩ.” Ông kêu gọi đồng
minh tăng cường hỗ trợ cho Ukraine để Ukraine có thể thực hiện kế hoạch hòa
bình của mình, mà ông còn gọi là “kế hoạch chiến thắng.” Theo ông, chỉ một lập
trường cứng rắn mới có thể buộc ông Putin chấm dứt chiến tranh.
Trong
khi đó, ứng cử viên Cộng Hòa Donald Trump nói ông Zelensky chỉ mong bà Harris
thắng cử. Chắc chắn là ông Trump nói đúng, bởi nếu bà Harris đắc cử tổng thống
thì Ukraine mới mong tiếp tục nhận được viện trợ từ Mỹ. Còn nếu ông Trump thắng
cử thì hẳn ông sẽ ngay lập tức cắt viện trợ cho Ukraine, đất nước mà ông cho là
đã làm hao tốn quá nhiều tiền của nước Mỹ.
Bà
Harris thắng cử thì “kế hoạch chiến thắng” của Ukraine có thể thành công. Ông
Trump mà thắng thì kế hoạch đó sẽ bị ông vất ngay vào sọt rác.
No comments:
Post a Comment