Tai nạn làm 20 học
sinh chết: Giao thông Thái Lan nguy hiểm thế nào?
Jonathan Head
Phóng
viên Đông Nam Á
Bangkok
5
tháng 10 2024, 12:57 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c625ddeej1po
Đất
nước Thái Lan đang chìm trong nỗi bàng hoàng: Ba ngày trước, 20 trẻ em và ba
giáo viên đã thiệt mạng khi chiếc xe buýt chở họ bốc cháy dữ dội.
Đây
được coi là một trong những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng nhất của quốc
gia Đông Nam Á này. Các nhà điều tra đã phát hiện một loạt những sai sót về an
toàn, khiến một số người nhận định rằng chiếc xe buýt thực sự đã bị biến thành
một “quả bom di động”.
Sự
việc đã khiến cả đất nước Thái Lan - vẫn đang đau buồn trước sự ra đi của 23
người trên xe - đặt ra câu hỏi làm thế nào mà tai nạn ấy có thể xảy ra và liệu
nó có thể tái diễn trong tương lai?
VIDEO
:
Giao thông
Thái Lan: Vì sao tài xế không bấm còi inh ỏi như ở Việt Nam?
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c625ddeej1po
Đoạn
video quay cảnh chiếc xe buýt, thời điểm sau khi tài xế đâm vào rào chắn bê
tông và xe dừng lại, cho thấy những luồng lửa phun lên từ gầm xe, biến chiếc xe
buýt thành một đám lửa chỉ trong vài phút, khiến những hành khách ngồi phía sau
không có cơ hội thoát thân.
Các
nhà điều tra phát hiện chiếc xe buýt này đã được cải tạo để chạy bằng khí thiên
nhiên nén (CNG) với sáu bình khí được lắp hợp pháp ở phía sau. Tuy nhiên, họ
cũng phát hiện thêm năm bình khí khác được lắp trái phép dưới gầm phía trước xe
buýt.
Cuộc
điều tra cho thấy một ống dẫn khí từ một trong những bình khí phía trước đã bị
vỡ do va chạm, khiến khí đốt rò rỉ và phát hỏa. Các hành khách bị mắc kẹt cũng
dường như không thể mở được cửa thoát hiểm phía sau, mặc dù nguyên nhân cụ thể
hiện vẫn chưa được làm rõ.
Chính
phủ đã phản ứng bằng cách yêu cầu tổng kiểm định toàn bộ hơn 13.000 xe buýt
công cộng và tư nhân chạy bằng CNG, đồng thời đình chỉ tất cả các chuyến xe
buýt đường dài đưa đón học sinh.
Tuy
nhiên, việc cải tạo để chạy bằng CNG chỉ là một trong nhiều sự thay đổi kể từ
khi chiếc xe buýt được đăng ký lần đầu vào năm 1970.
Chiếc
xe này là một chiếc “franken-bus” (được độ nhiều lần) với các bộ phận mới được
lắp ráp thêm vào trong các lần khác nhau, và chỉ còn một vài phần khung gầm là
nguyên bản.
Chiếc
xe trước đây là xe hai tầng, nhưng khi quy định mới áp dụng giới hạn chiều cao
do nguy cơ lật xe trong tai nạn, nó đã được hoán cải thành xe một tầng.
Hành
khách vẫn ngồi ở tầng trên, còn tầng dưới được dùng để chứa tất cả các bình khí
nhiên liệu. Cư dân mạng xã hội đã ví chiếc xe buýt này như một "quả bom di
động".
No comments:
Post a Comment