Pháp:
Vị thế mong manh của chính phủ Michel Barnier
Thanh Phương
- RFI
Đăng
ngày: 01/10/2024 - 14:13
Gần
một tháng sau khi được bổ nhiệm, hôm nay, 01/10/2024, tân thủ tướng Pháp Michel
Barnier, thuộc cánh hữu, sẽ phải vượt qua thử thách đầu tiên: trình bày chương
trình hành động của chính phủ mới trước các dân biểu Hạ Viện.
HÌNH
:
Tân
thủ tướng Pháp Michel Barnier rời khỏi một cuộc họp tại điện Élysée, Paris,
Pháp, ngày 01/10/2024. AFP - LUDOVIC MARIN
Cũng
như hai thủ tướng tiền nhiệm Elisabeth Borne và Gabriel Attal, ông Barnier sẽ
không dám yêu cầu các dân biểu bỏ phiếu tín nhiệm, bởi vì chính phủ của ông
không có đa số tuyệt đối ở Hạ Viện. Không những thế, vị thế của nội các Barnier
rất mong manh và khuôn khổ hành động của tân thủ tướng Pháp rất hạn hẹp.
Vị
thế rất mong manh là bởi vì chính phủ của ông Barnier, với tổng cộng 38 bộ trưởng
và quốc vụ khanh, chủ yếu chỉ bao gồm các nhân vật thuộc đảng cánh hữu Những
Người Cộng Hòa và phe của tổng thống Emmanuel Macron. Khi thành lập nội các mới,
ông Barnier đã cố chiêu dụ một nhân vật tên tuổi bên phía cánh tả, nhưng không
thành công. Do vậy, nếu cộng lại, về mặt lý thuyết, chính phủ của thủ tướng
Barnier chỉ có thể trông chờ vào sự ủng hộ của tổng cộng 213 dân biểu Hạ Viện,
thấp hơn rất nhiều so với đa số tuyệt đối được ấn định là 289 ghế.
Sau
cuộc bầu cử Quốc Hội trước thời hạn vào cuối tháng 6 và đầu tháng 7 vừa qua,
chưa bao giờ Hạ Viện Pháp bị phân mảnh như thế: Liên minh cánh tả Mặt trận Bình
dân Mới về đầu, thứ hai là phe của tổng thống Macron và thứ ba đảng cực hữu Tập
Hợp Dân Tộc, nhưng không có phe nào nắm đủ đa số tuyệt đối.
Do
vậy, nội các Barnier có thể đổ bất cứ lúc nào. Liên minh cánh tả ngay từ đầu đã
không chấp nhận một chính phủ của các đảng khác, cho nên đã thông báo sẽ đệ
trình một kiến nghị bất tín nhiệm chính phủ của ông Barnier. Kiến nghị đó sẽ
không đủ đa số để được thông qua tại Hạ Viện, nhưng sau này, nếu không hài lòng
với chính phủ, đảng cực hữu Tập Hợp Dân Tộc cũng bỏ phiếu thuận cho một kiến
nghị bất tín nhiệm khác của liên minh cánh tả, thì lúc đó tổng thống Macron sẽ
phải bổ nhiệm một thủ tướng mới.
Thách
thức về ngân sách ?
Bị
phe cực hữu giám sát chặt chẽ như vậy, khuôn khổ hành động của chính phủ
Barnier rất hạn chế. Nói một cách hình tượng, bao quanh chính phủ này là vô số
lằn ranh đỏ. Khi ra bất cứ chính sách nào, tân thủ tướng đều phải cố làm sao
không vượt qua những lằn ranh đỏ đó.
Thách
thức lớn nhất đối với ông Barnier đó là vấn đề ngân sách. Trong bối cảnh nợ
công của nước Pháp tăng vọt và thâm thủng ngân sách năm nay được dự báo sẽ vượt
6%, trên nguyên tắc tân thủ tướng sẽ thông báo vừa cắt giảm chi tiêu, vừa tăng
thuế đối với các công ty lớn và những người giàu nhất. Nhưng phe của tổng thống
Macron lại không chấp nhận việc tăng thuế như vậy.
Ấy
là chưa kể áp lực từ đường phố: hôm nay, các công đoàn kêu gọi biểu tình tại
hơn 150 thành phố để đòi hủy bỏ luật cải tổ hưu bổng và đòi tăng lương.
Không
chỉ bị nhiều áp lực bên ngoài, nội các của thủ tướng Barnier còn chứa đựng nhiều
mâu thuẫn nội bộ do khác biệt quan điểm giữa các bộ trưởng, mà tiêu biểu là mâu
thuẫn giữa bộ trưởng Nội Vụ thuộc cánh hữu theo xu hướng cứng rắn Bruno
Retailleau và bộ trưởng Tư Pháp xuất thân từ đảng Xã Hội Didier Migaud. Ngay cả
phe của tổng thống Macron cũng không đồng tình với những quan điểm cực kỳ bảo
thủ của tân bộ trưởng Nội Vụ Retailleau.
Lãnh
đạo một chính phủ trong những điều kiện như vậy, chính thủ tướng Michel Barnier
đã nhìn nhận bản thân ông không biết sẽ trụ lại ở điện Matignon (phủ thủ tướng)
trong bao lâu.
No comments:
Post a Comment