Phạm
Minh Chính cam kết không bắt Phạm Nhật Vượng
30
tháng 9, 2024
https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/pham-minh-chinh-cam-ket-khong-bat-pham-nhat-vuong/
Ngày
21 Tháng Chín, ông Phạm Minh Chính có cuộc họp với các tập đoàn tư nhân lớn nhất
Việt Nam. Cuộc họp này được coi như là hội nghị Diên Hồng về kinh tế xã hội của
CSVN.
Tại
đây ông Chính cùng các thành viên Chính Phủ có buổi đối thoại với những chủ tịch
tập đoàn lớn nhất Việt Nam nhằm tìm cách tháo gỡ những khó khăn mà nền kinh tế
đang gặp phải.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2024/09/Picture2-1-1024x683.jpg
Ông
Phạm Minh Chính nói chuyện với ông Phạm Nhật Vượng và bà Nguyễn Thị Phương Thảo.
(Hình: báo Chính Phủ)
Danh
sách các đại diện phía doanh nghiệp gồm có Phạm Nhật Vượng – chủ tịch tập
đoàn Vingroup, Nguyễn Thị Phương Thảo – chủ tịch Sovico Group (công ty mẹ
của hãng Hàng Không Vietjet Air); Đặng Minh Trường – chủ tịch Sun Group;
Trần Đình Long, chủ tịch tập đoàn Hòa Phát.
Ngoài
ra còn có Đỗ Quang Hiển – chủ tịch T&T, Thái Hương – chủ tịch TH
True Milk, Lê Văn Kiểm – Chủ tịch Tập đoàn KN Holdings, Trần Bá Dương
– chủ tịch tập đoàn Trường Hải Thaco, Lê Văn Kiểm, chủ tịch tập đoàn KN
Group, cùng với lãnh đạo của các tập đoàn lớn như Geleximco, Minh Phú, Masan,
Cơ điện lạnh (REE).
Đây
là những tập đoàn lớn nhất tại Việt Nam, nắm phần lớn thị trường bất động sản,
đường sắt đô thị, sản xuất thép, xây dựng cao tốc, nhà máy điện, sân bay, bến cảng,
hàng không, vận tải, trung tâm triển lãm quốc gia, thực phẩm, dinh dưỡng…
Cuộc họp
này diễn ra trong bối cảnh nhà nước CSVN đang ra chiến dịch đánh tư sản, bắt
giam các đại gia, chủ tịch tập đoàn hàng đầu như Vạn Thịnh Phát, Quốc Cường Gia
Lai, Thành Bưởi, Thuận An, Phúc Sơn, AIC… Người thì bị bắt, người thì chết bất
thường, người thì trốn truy nã, khiến cho giới doanh nhân, doanh nghiệp Việt
Nam như ngồi trên đống lửa, không biết khi nào tới lượt mình và cũng không biết
làm sao lo lót cho chắc chắn.
Hoang
mang là đúng vì hầu như doanh nghiệp lớn nào ở Việt Nam mà chẳng sai phạm, ở
trong một thể chế độc tài, quan chức nào cũng tham nhũng thì doanh nghiệp buộc
phải hối lộ mới có thể tồn tại được. Cộng sản thường dùng từ “bôi trơn” để nói
về cơ chế quan liêu tham nhũng của chế độ, tức là họ thừa nhận rằng hối lộ cũng
như một loại dầu nhớt, bắt buộc phải có thì cỗ máy doanh nghiệp mới có thể vận
hành trơn tru.
Không
hối lộ thì cũng phải lo lót, tặng cổ phần cho người nhà quan chức, chấp nhận
làm sân sau để rửa tiền cho lãnh đạo cộng sản. Bởi vậy, truy tới cùng có lẽ sẽ
phải bắt không chừa một ai. Một khi đã chấp nhận cuộc chơi do cộng sản đưa ra
là phải chấp nhận hối lộ, mà đã hối lộ lại còn bị bắt nữa thì ai dám chơi.
Đặc
biệt là trong lúc này, kinh tế suy yếu sau đại dịch, cùng với ảnh hưởng của
tình hình chiến tranh tại Ukraine, Trung Đông, và mới nhất là bão lũ thiên tai,
muôn vàn khó khăn như vậy thì làm sao có thể tập trung khi vừa phải lo làm ăn,
vừa hối lộ, vừa lo bị bắt. Chính vì thế, cuộc họp giữa những chủ tịch tập đoàn
với chính phủ lần này có thể coi như là dịp để các doanh nghiệp gây áp lực, đặt
câu hỏi về chính sách đánh tư sản của nhà nước CSVN hiện nay.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2024/09/Picture3-2.jpg
Ông
Phạm Nhật Vượng đại diện các chủ tịch tập đoàn ngàn tỷ đứng ra nêu ý kiến với
thủ tướng. (Hình: VOV)
Với
sức ép đó, ông Phạm Minh Chính buộc phải đứng trước mặt Phạm Nhật Vượng và các
chủ tịch tập đoàn cùng báo chí truyền thông để đưa ra cam kết rằng chính phủ sẽ
không bắt giam những lãnh đạo này.
Báo
Tuổi Trẻ dẫn lời ông thủ tướng rằng “Chính phủ cam kết sẽ luôn đồng hành, bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp trong bất cứ hoàn cảnh
nào. Không hình sự hóa các quan hệ kinh tế; nghiên cứu, bãi bỏ
các giấy phép con, xóa bỏ môi trường tạo sách nhiễu, phiền hà, làm tăng chi phí
tuân thủ cho doanh nghiệp.”
Ông
Chính cũng hứa sẽ “luôn lắng nghe, chia sẻ với các khó khăn, vướng mắc và
chung tay cùng tháo gỡ. Đặc biệt là trong việc xây dựng và hoàn thiện thể chế để
doanh nghiệp hoạt động thuận lợi theo pháp luật, yên tâm sản xuất, kinh doanh,
đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.”
Tuy
nhiên, cuộc họp này diễn ra trong lúc ông Tô Lâm đang đi Mỹ, và không có đại diện
nào của Bộ Công An ngồi trong buổi họp. Hiện nay quyền lực thực tế đều nằm
trong tay Tô Lâm và Bộ Công An, các đại án đều do bộ này phát động và xử lý.
Còn ông Chính thì không biết có ngồi thêm được tới nhiệm kỳ sau hay không. Cho
nên, nếu chỉ có thủ tướng cam kết, mà Tô Lâm hay Bộ Công An không cam kết thì
cũng chưa chắc là các doanh nghiệp sẽ được yên.
Mà
thật ra, cho dù Tô Lâm hứa thì cũng chưa thể tin được. Người cộng sản đã hứa rất
nhiều và cũng đã thất hứa rất nhiều. Còn nhớ năm 2017, chủ tịch Hà Hội, Nguyễn
Đức Chung từng ký giấy cam kết không tấn công thôn Hoành (xã Đồng Tâm, Mỹ Đức,
Hà Nội), nhưng tới năm 2020, họ cho 3,000 quân bao vây, bố ráp cả thôn, giết chết
Lê Đình Kình tại chỗ.
Nên
nhớ lời cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từng nói “đừng nghe những gì cộng sản
nói, hãy nhìn những gì cộng sản làm.“
No comments:
Post a Comment