Một
bài báo coi thường chính sử và độc giả
Lê Quang Ngọ và Lê Quí Trọng | Báo
Tiếng Dân
03/10/2024
https://baotiengdan.com/2024/10/03/mot-bai-bao-coi-thuong-chinh-su-va-doc-gia/
Ngày
1-10-2024 báo điện tử Người Quan Sát đăng một bài báo với
tựa đề: “Cháu nội Đại tướng Võ Nguyên Giáp được trường đại học danh giá vinh
danh ‘Sinh viên xuất sắc nhất và có ảnh hưởng”.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/10/2-2.jpg
Sinh
viên Võ Trường Giang, cháu nội đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh trên mạng
Nội
dung bài báo ca ngợi thành tích học tập xuất sắc của sinh viên Võ Trường Giang,
cháu nội Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Để độc giả hiểu rõ hơn về nguồn gốc, xuất
thân của sinh viên giàu thành tích Võ Trường Giang, tác giả Thùy Dung đã liệt
kê những công trạng của Đại tướng, như sau:
“Đại
tướng Võ Nguyên Giáp (1911-2013) là một chỉ huy quân sự lỗi lạc của Việt Nam.
Ông là chỉ huy chính trong các chiến dịch và chiến thắng chính trong Chiến
tranh Đông Dương (1946-1954) đánh đuổi thực dân Pháp, Chiến tranh Việt Nam
(1960-1975) đánh đuổi đế quốc Mỹ, thống nhất đất nước và Chiến tranh biên giới
Việt-Trung (năm 1979) chống quân Trung Quốc tấn công biên giới phía Bắc.
Đại
tướng cũng là người duy nhất trong lịch sử hiện đại đánh bại quân của đế quốc
Nhật Bản, quân đội Pháp, quân đội Mỹ và quân đội Trung Quốc hùng mạnh” (1).
Những
thông trên khiến chúng tôi hoang mang vì những điều chúng tôi đã được học về lịch
sử nước nhà hoàn toàn khác. Không riêng chúng tôi, mà những ai đã từng ngồi dưới
mái trường XHCN cũng đều phải học thuộc lòng về lịch sử hiện đại Việt Nam từ
năm 1930, về tướng Giáp, có lẽ cũng nhận ra những gì mình học về vị tướng này,
khác với những điều mà tác giả Thùy Dung viết.
Chúng
tôi đành phải nhờ đến Google phù đạo lại kiến thức lịch sử nước nhà, và đã được
báo Quân đội Nhân dân “bật mí” như sau: “Ai là người
đã chỉ huy Quân đội nhân dân Việt Nam đánh thắng hai đế quốc lớn của thế kỷ 20?
Câu trả lời là Võ Nguyên Giáp, Đại tướng đầu tiên và Tổng Tư lệnh Quân đội nhân
dân (QĐND) Việt Nam” (2).
Đó
là nội dung bài viết của Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, đăng trên báo Quân đội
Nhân dân ngày 25-8-2021.
Trong
bài viết này, tướng Nghĩa không hề đề cập tới chuyện tướng Giáp đã từng “đánh bại
quân của đế quốc Nhật Bản”, cũng không đề cập gì đến sự chỉ huy của ông Giáp
trên cương vị Bộ trưởng Quốc phòng chống quân bành trướng Trung Quốc năm 1979
(3).
Phải
chăng công trạng của ông Giáp trong việc xây dựng quân đội và bảo vệ tổ quốc
tuy nhiều nhưng vì lý do chính trị “nhạy cảm” nên hậu thế không được biết đến
việc ông chỉ huy “đánh bại quân của đế quốc Nhật Bản, … và quân đội Trung Quốc
hùng mạnh”? May nhờ có ngòi bút của nhà báo Thùy Dung nên hào quang của
đại tướng mới được chói lòa?
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/10/1-10.jpeg
Tướng
Giáp thăm lại chiến trường xưa. Ảnh: Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
Chẳng
bõ cho thời kỳ cuối đời của vị Đại tướng bị bao đồng chí tìm cách hạ uy danh.
Chúng tôi nhớ đến thời kỳ thất sủng của Đại tướng, được nhà báo Huy Đức viết
trong sách Bên Thắng Cuộc (Chương 15 – Tướng Giáp), như sau:
“Tờ
Nhân Dân và Quân Đội Nhân Dân trong hai ngày 7 và 8-5-1984 đã dành gần như toàn
bộ 4 trang A3 để nói về Điện Biên. Nhưng, trong xã luận, trong các bài diễn văn
đã không hề có tên tướng Giáp. Trên số báo ra ngày 8-5-1985, hai tờ Nhân Dân và
Quân Đội Nhân Dân cùng đưa tin về lễ ‘Mít tinh trọng thể kỷ niệm lần thứ 30 chiến
thắng Điện Biên Phủ’ tổ chức tại Hà Nội vào chiều 7-5, cùng nhắc tới Võ Nguyên
Giáp trong danh sách ‘Đoàn Chủ tịch cuộc mít tinh’, nhưng chỉ bằng một cái tên
trống không – xếp sau Phạm Hùng, Văn Tiến Dũng, Chu Huy Mân, Nguyễn Hữu Thọ –
không ‘đại tướng’ và không nói gì tới vai trò của ông trong ‘chiến thắng’ mà ‘cả
nước’ đang ‘nức lòng ca ngợi’ ấy” (4).
Vậy,
giữa những mớ thông tin bùng nhùng về lịch sử mà báo chí “lề phải” đưa ra, độc
giả cần hiểu lịch sử nước nhà theo cách nào đây?
_________
Chú
thích:
(2) https://www.qdnd.vn/tuong-linh-viet-nam/vo-nguyen-giap-vi-tuong-huyen-thoai-668143
(4) https://www.vinadia.org/ben-thang-cuoc-huy-duc-quyen-ii-quyen-binh/chuong-15-tuong-giap/
No comments:
Post a Comment