Kinh
đào Phù Nam Techo: Việt Nam tiến thoái lưỡng nan
Trương Nhân Tuấn
02/10/2024
https://baotiengdan.com/2024/10/02/cai-nhin-cua-toi-ve-du-an-kinh-dao-phu-nam-techo/
Chính
phủ Việt Nam phải khẩn cấp nói chuyện tay đôi với Campuchia. Nếu chính phủ Việt
Nam “câu giờ”, chờ đến khi con kinh hoàn tất, lúc đó Việt Nam sẽ lâm vào thế
khó, là vì Việt Nam sẽ phải “nói chuyện” với chủ đầu tư – khai thác Trung Quốc.
Tôi
xin được chia sẻ cùng mọi người cái nhìn của tôi về dự án kinh đào Phù Nam
Techo của Campuchia. Thứ nhứt, sau khi hoàn tất, con kinh sẽ có những tác động
gì đến Việt Nam, về kinh tế và an ninh chiến lược? Thứ hai, Hun Sen và con trai
là Hun Manet đã có ước vọng, hay nói cách khác là tầm nhìn của họ qua dự án
kinh đào Phù Nam Techo là gì?
Dự
án kinh đào Phù Nam và sáng kiến Vành đai con đường của Trung Quốc có quan hệ
gì với nhau không và việc này có tác động gì đến Việt Nam?
Kinh
đào Phù Nam Techo
Con
kinh Phù Nam sẽ bắt đầu từ cảng Nam Vang trên sông Cửu long, đào kéo dài ra tới
vịnh Thái Lan tại cảng Kép. Xem hình:
Hình : https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/10/1-6-768x617.jpeg
Dự
án này vừa mới được thủ tướng Hun Manet bấm nút khai trương hôm 5 tháng 8 năm
2024. Con kinh có chiều dài 180 cây số, bề rộng 100 mét và bề sâu trung bình là
5,4 mét. Có thể chia làm ba đoạn (xem hình):
HÌNH : https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/10/1-7-768x617.jpeg
Kinh
phí đầu tư dự trù là 1,7 tỉ đô la, vốn đầu tư của Trung Quốc, theo mô thức BOT
(Build-Operate-Transfer, có nghĩa: Xây dựng – Vận hành – Chuyển giao), thời hạn
được biết là 50 năm (Có thể lên đến 70 năm hoặc 99 năm, nếu kinh phí gia tăng
lúc xây dựng).
Con
kinh có thể được sử dụng cho tàu bè có trọng tải 3000 tấn vào mùa khô và 5000 tấn
vào mùa mưa.
Về
lợi ích kinh tế, theo tính toán của Chính phủ Campuchia, dự án kênh đào Phù Nam
Techo sẽ cung cấp hơn 10.000 việc làm và làm thay đổi cuộc sống của 1,6 triệu
người ven khu vực kênh đào đi qua.
Campuchia
kỳ vọng sau khi hoàn tất sẽ thu được 88 triệu đô la mỗi năm từ phí vận chuyển.
Con số này sẽ tăng lên 570 triệu đô la vào năm 2050.
Ngoài
các lợi ích đem lại do vận chuyển, con kinh còn phục vụ cho các “kế hoạch
phát triển đô thị, quy hoạch đô thị và thị trường bất động sản. đồng thời mở rộng
các khu phát triển nông nghiệp, thủy lợi, nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi và hỗ
trợ phát triển cực kinh tế thứ tư“.
Chưa
thấy chính phủ Hun Manet dự kiến sẽ thu được lợi ích là bao nhiêu?
Vấn
đề là sông Mekong là sông “quốc tế”. Sông quốc tế là những con sông biên giới
giữa hai hay nhiều quốc gia, hoặc con sông chảy qua nhiều quốc gia. Luật quốc tế
có các điều khoản hạn chế các việc sử dụng nguồn nước, hoặc việc xây dựng các
công trình làm thay đổi lưu lượng nước hay thay đổi dòng chảy tự nhiên của con
sông mà các việc này có thể làm thiệt hại các quốc gia hạ nguồn.
Các
quốc gia khu vực sông Mekong gồm Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam có ký kết
Hiệp ước Mekong 1995, với mục đích bảo vệ hệ sinh thái và để điều hòa việc sử dụng
nguồn nước của sông, sao cho các quốc gia hạ nguồn không bị thiệt hại bởi sự
thay đổi này.
Theo
tôi biết thì Việt Nam đã 4 lần kiến nghị yêu cầu Campuchia thông báo các dữ kiện
liên hệ đến nguồn nước dùng cho con kinh đào, đúng như quy định của Hiệp ước
1995. Bài báo trên Tuổi trẻ ngày 11-4-2024 viết: “Việt Nam rất
quan tâm đến dự án kênh đào Phù Nam Techo, đề nghị phía Campuchia phối hợp chặt
chẽ với Việt Nam và Ủy hội sông Mekong, cộng đồng quốc tế về việc chia sẻ thông
tin về công trình này”.
Phía
Campuchia, theo bài viết trên VOA ngày 29 tháng 4 năm 2024, thì Cựu Thủ
tướng Hun Sen có tuyên bố rằng “việc xây dựng kênh đào Phù Nam (Funan) Techo
sẽ diễn ra theo đúng kế hoạch, bất chấp những phản đối liên tục của chính phủ
Việt Nam, và khẳng định không cần đàm phán với Hà Nội về kênh đào đang gây
tranh cãi này, theo truyền thông Campuchia”.
Phía
Campuchia lập luận rằng, họ không có nghĩa vụ cung cấp thêm dữ kiện cho Việt
Nam, hay cho Ủy hội sông Mekong (được thành lập theo Hiệp định Mekong 1995). Bởi
vì con kinh lấy nước từ sông Basac mà con sông này chỉ là một phụ lưu của sông
Mekong, do đó không phụ thuộc vào nội dung Hiệp định Mekong 1995.
Ta
thấy ngay là lập luận này không đúng. Sông Bassac lấy nước từ Biển hồ mà Biển Hồ,
theo hiệp định Mekong 1995, thuộc về hệ thống sông Mekong.
Mặt
khác, con kinh cũng lấy nước từ dòng chính sông Mekong, thông qua một con kinh
đào. Tức là dự án kinh đào Phù Nam phải tuân thủ theo nội dung Hiệp định 1995 về
sông Mekong.
Vấn
đề là ông Hun Sen đã quyết định không giải trình dự án lên Ủy hội sông Mekong,
như quy định của Hiệp định 1995 về dự án kinh đào Phù Nam. Việc đào kinh đã bắt
đầu từ ngày 5 tháng tám 2024.
Về
những tác động của con kinh Phù Nam lên Đồng bằng Sông Cửu Long, nếu nó hoàn tất
và được đưa vào hoạt động
Dự
án kinh đào Phù Nam của Campuchia gây lo ngại cho nhiều người Việt Nam. Tôi thấy
có ba điểm cần bàn:
Thứ
nhứt, dự án con kinh, nói theo lời thủ tướng Hun Manet, ngoài mục tiêu vận chuyển
hàng hóa, còn có các “kế hoạch phát triển đô thị, quy hoạch đô thị và thị trường
bất động sản. Đồng thời mở rộng các khu phát triển nông nghiệp, thủy lợi, nuôi
trồng thủy sản và chăn nuôi và hỗ trợ phát triển cực kinh tế thứ tư“.
Việc
“mở rộng các khu phát triển nông nghiệp” này diện tích là bao nhiêu? Phía
Campuchia không thông báo cho Việt Nam và cũng không công bố trước dư luận quốc
tế.
Tôi
ước tính diện tích đất sẽ được con kinh này tiêu tưới sẽ không dưới diện tích
ĐBSCL, khoảng 40 đến 50 ngàn cây số vuông. Như vậy lưu lượng nước lấy từ sông
Mekong dành cho việc tiêu tưới này có thể sẽ làm khô cạn dòng chảy sông Mekong.
Đây
là con số Việt Nam cần muốn biết, đúng theo tinh thần Hiệp định 1995 về Hợp tác
và phát triển bền vững sông Mekong. Vấn đề là đến nay Campuchia không đưa ra.
Phía
Campuchia bào chữa việc giấu giếm thông tin bằng cách ngụy biện. Họ so sánh việc
đào kinh Phù Nam với việc cải tạo con kinh Chợ Gạo ở Việt Nam.
Con
kinh Chợ Gạo được Pháp đào từ năm 1872. Con kinh có chiều dài tổng cộng 80 cây
số, nối sông Vàm Cỏ với sông Tiền Giang. Con kinh nguyên thủy có bề rộng 30 mét
và bề sâu 3 mét 50. Việt Nam mới đây cải tạo kinh Chợ Gạo mà thực chất là be bờ
con kinh này. Con kinh vẫn giữ nguyên trạng như thời 1872, tức giữ nguyên bề rộng
và bề sâu.
Con
kinh này không làm thay đổi bất cứ hình thức nào đối với sông Mekong. Tức là Việt
Nam không có nghĩa vụ, vì thấy không cần thiết, phải trình vụ này lên Ủy hội
sông Mekong. Trong khi con kinh Phù Nam là con kinh mới, mà sự hiện hữu của nó
có thể làm giảm thiểu lưu lượng nước, hệ quả gây thiệt hại cho dân Việt Nam khu
vực ĐBSCL.
Thứ
hai, thủ tướng Hun Manet cho rằng “Dự án phát triển kênh đào Funan Techo chỉ là
vấn đề đối nội và chủ quyền của Campuchia, trong đó Campuchia có thể thực hiện
bất kỳ dự án phát triển nào trong Vương quốc“.
Theo
tôi thủ tướng Hun Manet không thể kết luận như vậy vì sông Mekong là sông quốc
tế, liên quan đến nhiều quốc gia. Các quốc gia Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt
Nam đã ký kết hiệp ước về sông Mekong năm 1995 với mục đích quản lý con sông
này hữu hiệu sao cho quốc gia không bên nào bị thiệt hại trong việc sử dụng nguồn
nước. Campuchia không có trọn vẹn chủ quyền trên đoạn sông Mekong chảy qua lãnh
thổ Campuchia. Mọi công trình xây dựng của phía Campuchia trên sông Mekong tuân
thủ theo tinh thần Hiệp định 1995. Campuchia có nghĩa vụ phải chia sẻ tin tức,
dữ kiện chính xác của con kinh cho Việt Nam.
Mặt
khác, chủ đầu tư dự án kinh đào Phù Nam là công ty của Trung Quốc. Campuchia lựa
chọn mô hình BOT, tức là phía đầu tư thực hiện công trình, sau đó khai thác
công trình này trong vòng một thời gian thỏa thuận trước, ở đây là 50 năm (hoặc
70 năm). Điều này đồng nghĩa với việc Campuchia mất chủ quyền trên con kinh. Chỉ
sau thời gian khai thác 50 năm (hay 70 năm) Campuchia mới thực sự làm chủ con
kinh.
Vì vậy
theo tôi, nếu Việt Nam muốn phản đối dự án này thì phải hành động trước khi con
kinh hoàn tất. Bởi vì sau khi hoàn tất, Việt Nam sẽ phái đối mặt với (nhà đầu
tư) Trung Quốc. Nếu Việt Nam im lặng về việc này thì ta có thể hình dung nhà đầu
tư Trung Quốc có quyền khai thác con kinh, về mặt vận chuyển tàu bè và về mặt dẫn
thủy nhập điền trong thời gian 50 đến 70 năm.
Thứ
ba, về hệ quả đối với Việt Nam khi con kinh hoàn tất. Tôi thấy viễn tượng một mặt
ĐBSCL bị thiên tai hạn hán, nước biển dâng cao, hạn mặn sâu trong đất liền do hệ
quả trái đất bị hâm nóng. Mặt khác lưu lượng của sông Mekong bị xuống thấp, do
kinh đào Phù Nam hút nước, Miền Nam Việt Nam sẽ lâm vào tình trạng vừa khô hạn,
vừa nhiễm mặn, vừa thiếu nước ngọt. Tôi hình dung có khoảng từ 10 triệu tới 15
triệu người dân khu vực này phải di cư sang các vùng đất khác để tìm cách sinh
sống. Đây là một thảm họa về nhân số, khiến xã hội Việt Nam bị đảo lộn.
Thứ
tư, là sự hiện diện của quân cảng Ream cách đảo Phú Quốc của Việt Nam không xa;
đồng thời với dự án kinh đào Phù Nam vốn là một bộ phận của sáng kiến “Vành đai
Con đường” của Trung Quốc. Mục đích của Trung Quốc không chỉ hiện diện ở vịnh
Thái Lan, mà còn kiểm soát vịnh này. Mục đích của Trung Quốc là khai thông kinh
đào Kra trên lãnh thổ Thái Lan. Nếu dự án Kra không được thực hiện thì có dự án
quốc lộ 9A, nối hải cảng Song Khla trong vịnh Thái Lan với cảng Krabi ở Ấn Độ
dương.
Dĩ
nhiên, nếu các dự án này hoàn tất thì không chỉ xã hội Việt Nam đảo lộn do nạn
di dân vì ĐBSCL không thể sinh sống nữa, nền kinh tế Việt Nam chắc chắn bị khủng
hoảng vì vựa lúa, vựa trái cây từ ĐBSCL đã bị tiêu hủy. Sự hiện diện của Trung
Quốc ở vịnh Thái Lan sẽ khiến an ninh quốc gia của Việt Nam bị đe dọa nặng nề.
Vì
vậy theo tôi, nếu Việt Nam có phản đối thì phản đối bây giờ. Nhiệm vụ này thuộc
về chính phủ. Chính phủ Việt Nam phải khẩn cấp nói chuyện tay đôi với
Campuchia. Nếu chính phủ Việt Nam “câu giờ”, chờ đến khi con kinh hoàn tất, lúc
đó Việt Nam sẽ lâm vào thế khó. Khó là vì Việt Nam sẽ phải “nói chuyện” với chủ
đầu tư – khai thác Trung Quốc.
---------------
VIDEO
:
Kinh đào Phù
Nam Techo: Việt Nam tiến thoái lưỡng nan
Oct
1, 2024
https://www.youtube.com/watch?v=TFwGKzt6uwY
No comments:
Post a Comment