Điều
cần có từ lãnh đạo của Việt Nam
Các
vị lãnh đạo ở Việt Nam thiếu nhiều phẩm chất cần có để đất nước này có được những
“thung lũng Silicon”. Tôi viết bài này mà tay tôi run run vì sợ lực lượng dư thừa
hung hăng nhưng thiếu não trầm trọng mang tên BODO vào nhục mạ. Chưa kể lại bị
triệu tập, kiến nghị khởi tố, cấm xuất cảnh, làm việc cả 10 tiếng ròng rã với
nguy cơ bóc lịch rất cao…
Đấy
chính là một hạn chế khiến đất nước không phát triển được. Các vị nắm quyền
sinh quyền sát ở Việt Nam cần phân biệt giữa những người cầm bút với tâm thế
đóng góp để đất nước phát triển và những thế lực chống phá, muốn lật đổ chính
quyền. Nếu không, sẽ vô tình đẩy họ ra xa, và điều ấy thật không tốt cho đất nước
về lâu dài.
Giờ
quay trở lại với Thung Lũng Silicon.
Các
vị lãnh đạo ở Việt Nam nên bớt chém gió, tỏ ra hiểu biết và hay hô hào khẩu hiệu,
và cần nói ra những điều có giá trị thực sự. Để làm được điều ấy, các vị thực sự
phải biết nâng tâm, nâng tầm của mình lên bằng cách học hỏi không ngừng nghỉ. Đất
nước này phát triển hay không chính là nhờ vào những bộ não và con tim của các
vị.
Các
vị hiểu “thung lũng Silicon” là những trung tâm về công nghiệp cấp cao, nhưng vấn
đề làm thế nào để có được điều ấy mới là quan trọng, chứ hô khẩu hiệu thì dễ
quá. Tôi nhớ mỗi vị lãnh đạo đều có những đặc điểm riêng về phát ngôn; vị thì
“trồng cây gì, nuôi con gì?” nghe có vẻ rất trăn trở nhưng mãi mà sự trăn trở ấy
chẳng đưa ra kết quả gì.
Có
vị thì nổi tiếng với “hình mẫu”, “vùng đất khởi nghiệp thu hút nhân tài”, “là cực
tăng trưởng mới”, “thủ phủ”, “cô gái đẹp đang ngủ quên”, “giàu có toàn diện”,
“trung tâm du lịch tầm cỡ quốc tế” và đặc biệt là rất nhiều “đầu tàu kinh tế”.
Một cơ thể mà có quá nhiều đầu thì nó là cái gì? Thay vì nặn óc nghĩ ra những
khẩu hiệu hoa mỹ, thì tại sao không dành năng lượng ấy để thực sự tìm hiểu mấu
chốt của vấn đề là gì, đang vướng mắc thực sự ở đâu mà tìm cách khắc phục?
Nhớ
nhé, hãy tránh đại ngôn rỗng tuếch mà thực sự cho con tim, khối óc của mình vào
từng việc cụ thể. Lãnh đạo trước hết phải có con tim chân thành, có khối óc biết
suy nghĩ sâu sắc.
Có
nhiều lý do tại sao Việt Nam chưa thể phát triển những "thung lũng
Silicon" như ở Mỹ, và các yếu tố này có thể chia thành một số nhóm chính:
Việt
Nam thiếu hạ tầng và công nghệ. Điều đặc biệt thiếu là các trung tâm nghiên cứu
và phát triển (R&D). Để có được những trung tâm R&D này, Việt Nam thực
sự phải biết săn nhân tài, trọng dụng, nâng niu và ưu đãi để họ tạo ra sản phẩm
có giá trị chất xám cao.
Việt
Nam thiếu các nền tảng công nghệ cơ bản và tiên tiến, như khả năng sản xuất
chip bán dẫn, hệ thống sản xuất tự động hiện đại, và các phòng thí nghiệm công
nghệ lớn. Nhưng để có được những thứ ấy thì cần bớt những khoản chi phí chưa cần
thiết như tượng đài kém chất lượng.
Silicon
Valley ở Mỹ có lợi thế với lực lượng lao động chất lượng cao từ các trường đại
học hàng đầu thế giới. Trong khi đó, hệ thống giáo dục của Việt Nam còn hạn chế
trong việc đào tạo chuyên sâu về các ngành công nghệ cao, mà điều cơ bản là
không rèn luyện tư duy sâu sắc, tư duy phản biện. Không có tư duy sâu sắc, tư
duy phản biện thì con người sẽ hời hợt trong mọi lĩnh vực. Trong khi ấy, sinh
viên học ở nước ngoài, chỉ nhăm nhăm làm sao ở lại làm việc mà không muốn về nước?
Đấy thực sự là một nỗi buồn rất lớn.
Môi
trường giáo dục của Việt Nam chưa thực sự khuyến khích tư duy sáng tạo và khởi
nghiệp trong lĩnh vực công nghệ. Khả năng thu hút và giữ chân nhân tài cũng gặp
khó khăn. Chính sách ở Việt Nam chưa đủ mạnh mẽ để xây dựng một hệ sinh thái khởi
nghiệp công nghệ toàn diện. Silicon Valley thành công nhờ sự hỗ trợ từ chính
sách thuế ưu đãi, đầu tư công nghệ, và các quỹ đầu tư mạo hiểm.
Lĩnh
vực AI, trí tuệ nhân tạo đang nóng bỏng nhưng Việt Nam còn rất mờ nhạt, trong
khi ấy thì ông bạn cùng lý tưởng lại ở vị thế nhất nhì về lĩnh vực này.
Thủ
tục hành chính và các rào cản pháp lý tại Việt Nam còn phức tạp, gây khó khăn
cho các doanh nghiệp công nghệ, đặc biệt là các công ty khởi nghiệp. Chi phí
“bôi trơn” ở Việt Nam lớn, khiến doanh nghiệp oằn mình ra lo lót, sức đâu để
sáng tạo, quản lý, sản xuất hiệu quả?
Một
trong những yếu tố làm nên thành công của Silicon Valley là sự hỗ trợ tài chính
mạnh mẽ từ các nhà đầu tư mạo hiểm. Ở Việt Nam, hệ thống tài chính cho các dự
án khởi nghiệp công nghệ còn chưa phát triển mạnh, dẫn đến việc thiếu nguồn vốn
để phát triển các công ty công nghệ. Mặc dù Việt Nam đang nỗ lực thu hút đầu tư
nước ngoài vào lĩnh vực công nghệ, song vẫn còn nhiều thách thức về mặt pháp lý
và hạ tầng để các nhà đầu tư lớn có thể yên tâm rót vốn.
Ở
Việt Nam, các doanh nghiệp thường chọn mô hình kinh doanh an toàn hơn là những
lĩnh vực công nghệ đầy rủi ro. Điều này làm hạn chế sự phát triển của các công
ty công nghệ và đổi mới sáng tạo. Các công trình nghiên cứu trong các trường đại
học và viện nghiên cứu tại Việt Nam chưa có sự kết nối mạnh mẽ với thị trường,
điều này cản trở sự ứng dụng thực tiễn của các sáng kiến công nghệ.
Để
Việt Nam có thể phát triển các "thung lũng Silicon," cần có sự cải
thiện đồng bộ về hạ tầng, giáo dục, chính sách hỗ trợ, đầu tư tài chính và thay
đổi trong tư duy kinh doanh. Tức là đây là một việc rất phức tạp, nhiều khâu,
dài hơi, thực sự cần tư duy có hệ thống, tỉ mỉ và khoa học, thay vì hô khẩu hiệu
ầm ầm, vỗ tay rào rào, chụp ảnh lách tách, đèn flash nhấp nháy nhưng đa phần chỉ
là rỗng tuếch và vô nghĩa.
https://www.facebook.com/photo/?fbid=10161467633028965&set=a.10150708808583965
.
No comments:
Post a Comment