GIẢI
THÍCH: Quần đảo Hoàng Sa là gì và tại sao lại có tranh chấp?
Bài viết của Luna Pham cho RFA
2024.10.03
Những
hành động thù địch của Trung Quốc đối với tàu cá của Việt Nam cho thấy rõ tranh
chấp của hai quốc gia láng giềng đối với quần đảo này
Lính
hải quân của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tuần tra trên đảo Phú Lâm
thuộc quần đảo Hoàng Sa trong ngày 29/01/2016. (Reuters/Stringer)
Việt
Nam vừa tố cáo những hành xử mà họ gọi là “thô bạo” của các nhân sự thuộc lực
lượng chấp pháp Trung Quốc - những người được cho là đã đánh và làm bị thương các ngư dân của Việt Nam
trên một tàu cá bị chặn bắt ở gần quần đảo Hoàng Sa.
Báo
chí Việt Nam đưa tin những kẻ tấn công Trung Quốc đã lên tàu cá này ở gần một đảo
san hô vòng trong khu vực quần đảo Hoàng Sa trong ngày Chủ Nhật và dùng các
thanh sắt để đánh những người trên tàu, làm bốn trong số họ bị thương nặng. Các
ngư dân này trình báo với chính quyền Việt Nam rằng những người [Trung Quốc]
này đã đập nát trang thiết bị và lấy đi hải sản họ đánh bắt được.
Trung
Quốc bác bỏ những cáo buộc này đồng thời nói rằng “các hoạt động [của lực lượng
chấp pháp Trung Quốc] tại hiện trường là chuyên nghiệp và kiềm chế, không gây
ra thương tích nào”.
Cả
hai nước Việt Nam, Trung Quốc cũng như Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền đối với
quần đảo Hoàng Sa nhưng trên thực tế, Trung Quốc đã chiếm đóng hoàn toàn quần đảo
này.
Quần
đảo Hoàng sa là gì?
Được
biết đến với cái tên Tây Sa ở Trung Quốc và Hoàng Sa ở Việt Nam, quần đảo này
bao gồm khoảng 130 rạn san hô và đảo san hô nhỏ, cách khu vực miền trung Việt
Nam 400km về phía đông và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc 350 km về phía đông
nam. Hoàng Sa cách quần đảo Trường Sa – một quần đảo lớn có tranh chấp khác ở
Biển Đông - 760 km về phía bắc.
Biển
Đông là tuyến đường hoàng hải quan trọng chiến lược với lượng hàng hóa thương mại
được chuyên trở qua đấy ước tính lên tới 3.400 tỷ đô la mỗi năm.
Quần
đảo Hoàng Sa được cho là có trữ lượng khí đốt tự nhiên và dầu mỏ lớn mặc dù mức
độ cụ thể chưa được biết rõ vì có rất ít hoạt động thăm dò tại khu vực này, một
phần là do các tranh chấp lãnh thổ ở đây.
Xung
quanh quần đảo này là những vùng ngư trường trù phú nơi nhiều thế hệ ngư dân
Trung Quốc và Việt Nam đã đánh bắt cá.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/p2-6.jpeg/@@images/aa8dd4c9-f662-46fa-9058-483a49473735.jpeg
Một
tàu của Việt Nam (bên trái) bị tàu Trung Quốc đâm và chìm gần quần đảo Hoàng Sa
đang tranh chấp. Chiếc tàu này được nhìn thấy gần một tàu Cảnh sát biển
(bên phải) ở vùng biển ngoài khơi tỉnh Quảng Ngãi của Việt Nam vào ngày
29/5/20214. Nguồn ảnh: Reuters/Stringer
Lịch
sử của Quần đảo Hoàng Sa
Cả
Việt Nam và Trung Quốc đều nói rằng Hoàng Sa được nhắc đến trong văn tự ,
sách sử cổ của họ. Mặc dù vậy, cái tên Hoàng Sa được bắt đầu sử dụng vào thế kỷ
XVI sau khi các nhà thám hiểm Bồ Đào Nha đặt tên cho quần đảo này là “Ilhas do
Pracel”. Từ “Pracel” hay “parcel” (đá ngầm) là một thuật ngữ trong tiếng Bồ Đào
Nha được những người đi biển dùng để chỉ bãi hoặc rạn san hô bị ngập nước.
Vào
thế kỷ thứ XIX, nước Pháp tuyên bố quần đảo này là một phần của Liên Hiệp Đông
Dương thuộc Pháp và đặt dưới sự quản lý của cùng một chính quyền thực dân giống
như vùng lục địa miền nam Việt Nam, khi đó được biết đến với cái tên
“Cochinchina” (Đàng Trong). Quốc Dân Đảng của Trung Quốc, hiện là một trong những
đảng chính trị chính yếu ở Đài Loan, đã tuyên bố Hoàng Sa là lãnh thổ của Trung
Hoa Dân Quốc (hay còn gọi là Trung Quốc Cộng Hòa) vào tháng 1/1921.
Các
lực lượng Nhật Bản đã chiếm đóng Hoàng Sa từ năm 1939 đến năm 1945. Tranh chấp
về quần đảo này tiếp diễn trong những năm sau đó giữa Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa và các chính phủ miền Nam Việt Nam, vốn đã chiếm đóng một số rạn san hô.
Vào
ngày 19/1/1974, quân đội Trung Quốc đã tấn công và đánh bại các lực lượng Miền
nam Việt Nam được triển khai trên quần đảo này, giết chết 74 thủy thủ và binh
lính Miền Nam Việt Nam trong một trận chiến được gọi là “Hải chiến Hoàng Sa”.
Quân đội Trung Quốc từ đó chiếm đóng toàn bộ quần đảo này.
Hoạt
động xây dựng của Trung Quốc
Năm
2012, Trung Quốc đã thành lập Thành phố Tam Sa, lấy thủ phủ ở đảo Phú Lâm – hòn
đảo lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc gọi là quần đảo Yongxing.
Trung tâm hành chính này phụ trách tất cả các thực thể mà Trung Quốc tuyên bố
chủ quyền ở Biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và cả quần đảo Trường Sa ở
phía Nam.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/p3-4.jpeg/@@images/86bce9c6-c76b-4c9b-86a3-661077c95e30.jpeg
Quang
cảnh nhìn từ trên cao của thành phố Tam Sa thuộc quần đảo Trường Sa đang có
tranh chấp. Ảnh chụp ngày 27/7/2012. Nguồn ảnh: STR/AFP
Theo
tổ chức nghiên cứu Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á, Trung Quốc có ít nhất
20 tiền đồn trong khu vực quần đảo Hoàng Sa. Ba trong số các tiền đồn đó có cảng
biển có khả năng đón một số lượng lớn các tàu hải quân và dân dụng và năm tiền
đồn có sân bay trực thăng. Trung Quốc khai trương sân bay dân dụng-quân sự Tam
Sa vào năm 2014.
Đảo
Phú Lâm đã được phát triển thành một trung tâm đô thị hoàn chỉnh, được bảo vệ bởi
các khẩu đội tên lửa đất đối không HQ-9. Số thường dân sinh sống trên đảo này
ngày một gia tăng, đạt con số ít nhất là 2.300 người.
Các
cơ sở hạ tầng của đảo này đã được nâng cấp, trong đó việc xây dựng một trường mẫu
giáo và một trường tiểu học vào năm 2015. Hòn đảo này cũng có tòa án, một rạp
chiếu phim, các ngân hàng, bệnh viện, bưu điện và một sân vận động - tờ
Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (South China Morning Post) của Hồng
Kông đưa tin hồi tháng 5/2023.
Tuyên
bố chủ quyền của Việt Nam
Việt
Nam đã không từ bỏ tuyên bố chủ quyền của mình với quần đảo Hoàng Sa, chính thức
phân loại quần đảo này là một huyện của thành phố Đà Nẵng, gọi tên là “Huyện đảo
Hoàng Sa” và thành lập huyện này vào năm 1997.
Trong
khi lên án những hành xử của Trung Quốc đối với các thuyền viên của tàu cá nói
trên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gọi quần đảo này là của Việt
Nam.
“Việt
Nam hết sức quan ngại, bất bình và kiên quyết phản đối cách hành xử thô bạo của
lực lượng thực thi pháp luật Trung Quốc đối với ngư dân và tàu cá Việt Nam đang
hoạt động tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam” - người phát ngôn Bộ Ngoại
giao Phạm Thu Hằng lên tiếng vào ngày 2/10/2024.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/p4-3.jpeg/@@images/a4ac3cc8-7e1c-4e6a-aa03-ea34ab971241.jpeg
Một
cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội trong ngày 19/1/2017, ghi dấu 43 năm
Trung Quốc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa. Nguồn ảnh: Reuters/Kham
Các
cuộc đối đầu
Một
trong những diễn biến leo thang nghiêm trọng nhất trong cuộc tranh chấp quần đảo
này giữa Hà Nội và Bắc Kinh đã diễn ra vào tháng 5/2014 khi Trung Quốc
đưa một giàn khoan dầu vào vùng biển gần Hoàng Sa, dẫn đến một tình thế căng thẳng,
bế tắc kéo dài ba tháng. Vụ việc này đã làm bùng nổ một làn sóng biểu tình chống
Trung Quốc quy mô lớn chưa từng có ở Việt Nam, kéo dài cho đến tận thời điểm
Trung Quốc rút giàn khoan – một quyết định đến sớm hơn một tháng so với kế hoạch
đầu của họ.
Nhiều
ngư dân [Việt Nam] cho biết rằng các nhóm thuyền viên đánh cá đến từ miền trung
Việt Nam, hoạt động xung quanh khu vực các rạn san hô mà Trung Quốc chiếm đóng,
thường bị quấy rối bởi lực lượng dân quân biển và các nhân sự thực thi pháp luật
Trung Quốc.
Trong
năm 2020, một tàu tuần duyên của Trung Quốc đã đâm chìm một thuyền cá của
Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đã đưa ra phản đối chính thức, tuyên bố: “Tàu
Trung Quốc đã có hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo
Hoàng Sa và đe dọa tính mạng và gây thiệt hại về tài sản và lợi ích hợp pháp của
ngư dân Việt Nam”.
VIDEO
:
Tóm tắt
nhanh: Lịch sử tranh chấp quần đảo Hoàng Sa
https://www.youtube.com/watch?v=Y-RkC-8gBAI
-----------------------------------------------------------------------------------
Tin,
bài liên quan
Thời
Sự
Xâm
chiếm từ bên trong: Trung Quốc gia tăng vươn tới các vùng biển chủ quyền
của các quốc gia
Sách
của cố TBT - công cuộc xây dựng “Tư tưởng Nguyễn Phú Trọng” còn dang dở?
Gỡ
thẻ vàng IUU- ngư dân hay Nhà Nước lo?
Lãnh
đạo chỉ nói ‘ngượng’ có đủ giúp VN gỡ thẻ vàng IUU?
Chỉ
có ý chí chính trị mới giúp Việt Nam gỡ thẻ vàng IUU trong năm 2024?
No comments:
Post a Comment