Campuchia
biến Mỹ thành ông ba bị đứng sau những quan ngại của Việt Nam về dự án kênh đào
Phù Nam
Bài bình luận của David Hutt *
2024.10.15
Lập
trường của Hà Nội về dự án Kênh đào Phù Nam Techo không được soạn bởi những người
ngoài cuộc
Minh
họa bởi Amanda Weisbrod/RFA. Nguồn ảnh: Adobe Stock (Photo: RFA)
Gần
đây tôi được cung cấp một số tài liệu có ý cho rằng các cơ
quan tình báo Mỹ đã và đang “hướng dẫn Việt Nam phá hoại” kênh
đào Phù Nam Techo – một siêu dự án đã và đang gây ra
nhiều tranh cãi của Campuchia. Những người chỉ trích cho rằng dự
án này đe dọa nghiêm trọng
Được cung
cấp bởi một quan chức ở Phnom Penh, các tài liệu bằng tiếng Việt này không
tiết lộ bất cứ điều gì về các cuộc họp được cho là bí mật hay các chiến
dịch truyền thông được cho là chứa đựng những thông tin sai
lệch. Chúng chỉ đơn thuần nhắc lại những quan ngại của Việt Nam về những
gì nước láng giềng Campuchia đang thực hiện, dựa trên các
tài liệu công khai có sẵn.
Không
hoàn toàn ngạc nhiên nếu Phnom Penh giờ đây đang cường điệu
lên rằng những phàn nàn về con kênh đào phần lớn là những tuyên
truyền của Mỹ mà Washington hướng dẫn Việt Nam nhai lại.
Quốc
kỳ Campuchia được trưng bày trong lễ khởi công dự án kênh đào
Phù Nam Techo do Trung Quốc tài trợ tại làng Prek Takeo, Campuchia,
ngày 5/8/2024. Nguồn ảnh: Heng Sinith/AP
Về mặt
tâm lý, có thể hợp lý khi Phnom Penh giả đò rằng tất cả những ồn
ào về dự án này là kết quả của những cạnh tranh địa chính
trị Mỹ-Trung cũng như nghĩ rằng Việt Nam - nước láng
giềng gần nhất đồng thời là đối tác kinh tế ngày càng quan trọng của
nước này - thực sự không giận dữ chút nào về dự án kênh đào
Phù Nam Techo.
Và
Phnom Penh, phần nào có thể lý giải được, cảm thấy bị mắc kẹt bởi
những ồn ào, náo động sau khi Thủ tướng Hun Manet tuyên bố hồi
tháng 5 rằng: Việc xây dựng kênh đào sẽ được tiến hành.
Mặc
dù Trung Quốc đã tài trợ hầu hết mọi siêu dự án khác ở
Campuchia nhưng lại từ chối chi trả phần lớn kinh phí
cho dự án này. Điều này khiến cho chính phủ Campuchia phải tự lo
trang trải, vì thế, nhiều khả năng, chi phí cho dự án này cuối cùng sẽ cao
hơn nhiều so với mức ước tính 1,7 tỷ USD.
Trong các
cuộc trao đổi riêng với lãnh đạo Campuchia, Việt Nam đã thể hiện sự không
hài lòng về cách Phnom Penh đánh giá các tác động của kênh đào đối với
khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Việt
Nam im lặng
Người
dân Đông Nam Á sẽ “được hưởng lợi từ sự minh bạch trong bất kỳ dự án
lớn nào có khả năng ảnh hưởng đến việc quản lý nguồn nước, tính
bền vững của nông nghiệp và an ninh khu vực” - phát ngôn
viên của Đại sứ quán Mỹ tại Phnom Penh gần đây tuyên bố.
Tuy
nhiên, thật ảo tưởng khi Phnom Penh nghĩ rằng tự thân Việt
Nam không có quan ngại nào khi một nước láng giềng xây dựng
kênh đào dài 180 km gần biên giới chung giữa hai nước hoặc nghĩ rằng
Việt Nam cần sự hối thúc từ Mỹ để bày tỏ những mối lo này
với chính phủ Campuchia.
Thực
tế, chính Washington thường lên tiếng thay cho Hà Nội.
Người
ta khó mà nhớ được có vị bộ trưởng nào của Việt Nam từng tổ chức
họp báo hoặc một quan chức nào chính thức lên tiếng về căn cứ hải
quân Ream của Campuchia. Trong khi đó, nhiều năm nay, Washington đã
cáo buộc rằng Phnom Penh sẽ cho phép Trung Quốc tiếp cận trực tiếp căn cứ
này - điều mà Phnom Penh thường phủ nhận.
Công
nhân sử dụng máy xúc trong quá trình xây dựng kênh đào
Phù Nam Techo ở tỉnh Kandal. Ảnh chụp ngày 9/7/2024. Nguồn ảnh: Tang
Chhin Sothy/AFP
Sự
hiện diện của hải quân Trung Quốc ở Campuchia sẽ không hề tốt cho lợi
ích an ninh của Mỹ trong khu vực. Tuy nhiên, nước phải lo ngại nhiều
nhất về sự hiện diện này sẽ là Việt Nam vì Việt Nam chỉ cách
căn cứ này 30 km. Việc xuất hiện một căn cứ hải quân của Trung
Quốc ở phía tây nam sẽ khiến Việt Nam gần như bị bao vây bởi các lực lượng
Trung Quốc trên biển.
Tuy
nhiên, hầu hết những gì chúng ta biết về những lo ngại của Việt Nam đều
xuất phát từ những gì chính phủ Mỹ đã nói về vấn đề này.
Tương
tự, những gì chúng ta biết về những lo ngại của Việt Nam đối với dự án kênh
đào Phù Nam Techo đều đến từ việc các quan chức Việt Nam
trao đổi ẩn danh với báo chí Nhà nước, từ những phản ứng
công khai của chính phủ Campuchia trước những quan ngại
của Việt Nam, hoặc những gì người ta có thể suy luận ra từ các
phát ngôn của chính phủ Mỹ.
Đổ
lỗi cho người nước ngoài
Thực
tế là các tuyên bố của Mỹ về dự án kênh đào Phù Nam
Techo thường tập trung vào tác động kinh tế và sinh thái có
thể xảy ra đối với Việt Nam – những vấn đề khó có thể là
Thật
phi lý khi cho rằng Hà Nội cần đến các cơ quan tình báo Mỹ để cảnh
báo về các tác động kinh tế và sinh thái tiềm ẩn của kênh đào này.
Có
lẽ vấn đề này đã được quan chức Việt Nam và Mỹ thảo luận
nhưng nếu tưởng tượng đây hoàn toàn là một âm mưu của Mỹ nhằm vào Campuchia
thì khá là vô lý và gượng gạo. Tuy nhiên, cách làm này đã từng
tỏ ra hiệu quả đối với Campuchia.
Năm
2017, chính phủ Campuchia đã chỉ thị cho Tòa án Tối cao cưỡng chế giải
tán đảng đối lập lớn nhất của nước này, Đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP), đảng
đối lập có thể đã khiến cho đảng cầm quyền gặp khó
khăn khi chạy đua tại cuộc tổng tuyển cử/bầu cử vào năm sau đó.
Một
người ủng hộ Đảng Cứu quốc Campuchia (một đảng đối lập) mang
áp phích có hình ông Kem Sokha - lãnh đạo đảng này - khi đứng
bên ngoài Tòa án Tối cao ở Phnom Penh, Campuchia trong ngày
31/10/2017. Nguồn ảnh: Heng Sinith/AP
Câu
chuyện sai sự thật mà Phnom Penh dựng lên là đảng CNRP đang âm
mưu làm một “cuộc cách mạng màu” với sự hỗ trợ của Mỹ. Việc giải thể đảng
này diễn ra chỉ vài tháng sau khi chính phủ Phnom Penh đóng cửa
các tờ báo và các nhóm xã hội dân sự mà họ cáo buộc
là đã tham gia vào âm mưu này của Mỹ.
Không
có bằng chứng cứ nào được đưa ra để chứng minh điều này nhưng nó
phù hợp với quan điểm hạn hẹp và độc đoán về xã hội
Campuchia của Đảng Nhân dân Campuchia hiện đang cầm quyền. Quan
điểm này cho rằng: Tất cả mọi người đều yên bình cho đến
khi người nước ngoài bắt đầu kích động người dân trong nước của chúng
ta và chính người nước ngoài thường thuyết phục người
Campuchia đòi hỏi các quyền tự do.
Luận điệu
cho rằng Mỹ giờ đây đang rót những thông tin sai lệch, độc hại vào
tai Hà Nội về dự án kênh đào Phù Nam Techo mang một
âm hưởng tương tự. Nó ngụ ý rằng châu Á đã có thể hoàn toàn
yên bình nếu không có Mỹ gây áp lực buộc các nước trong khu
vực phải phục vụ ý đồ của họ.
______________
Dự án Kênh đào Phù Nam Techo cho thấy rạn nứt trong quan hệ Việt
Nam – Campuchia
Tại sao Việt Nam thất bại với kênh đào Phù Nam Techo
Hệ lụy khó lường của việc Campuchia làm kênh đào Phù Nam bất chấp
Hiệp định Mekong 1995
Kênh đào Đế chế Phù Nam: “âm mưu thâm độc của Bắc Kinh”?
_______________
Lời
thì thầm từ Trung Quốc
Nếu đọc kỹ người
ta có thể suy ra một lập luận hàm ý rằng: Khu vực này có thể hoàn
toàn hài lòng, hạnh phúc với những ứng xử của Trung Quốc nếu
không có sự can thiệp của Mỹ.
Quả thực
là như vậy. Vị quan chức Campuchia liên lạc với tôi đã tuyên bố
rằng: “Mỹ đang hợp tác với Việt Nam cản trở Dự án Kênh
đào... nhằm loại bỏ ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Nam Á”.
Những
tuyên bố này nhái lại những tuyên truyền của Trung Quốc
cho rằng không phải Việt Nam hay Philippines thực sự muốn khẳng định chủ
quyền của họ ở Biển Đông trước những gây hấn của Trung Quốc mà
chính người Mỹ đang ép buộc họ thách thức Trung Quốc.
Bắc
Kinh nói rằng Việt Nam đang bị sử dụng để phục vụ các lợi ích địa
chính trị của Mỹ và giờ đây luận điệu này dường như đã ngấm vào
tai một số người ở Phnom Penh.
Giới chức Trung
Quốc đang bận rộn nói với những người đồng nhiệm Campuchia rằng chính
người Mỹ đã cổ vũ, xúi giục Việt Nam phản đối dự án kênh
đào Phù Nam Techo.
Một
thành viên đội danh dự của Thủy quân lục chiến Mỹ cầm quốc kỳ Việt Nam
trong lễ đón Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang
tại Lầu Năm Góc ngày 9/9/2024. Nguồn ảnh: Kevin Wolf/AP
Bắc Kinh
chắc chắn có lợi khi Phnom Penh tin vào điều này. Và việc tin vào điều
đó cũng có lợi cho Phnom Penh.
Nhưng
đây chỉ là sự mơ tưởng chứ không phải là thực tế.
Khi việc
xây dựng kênh đào tiến triển, Việt Nam sẽ tiếp tục đưa ra những quan
ngại chính đáng của mình về việc nước láng giềng đào bới các vùng đất rộng
lớn gần biên giới và cho dù những chỉ trích, tấn công nhắm
vào Mỹ nhiều thế nào chăng nữa cũng không thể thay đổi điều đó.
----------------------
*David
Hutt
là nghiên cứu viên tại Viện nghiên cứu Trung Âu về các vấn đề châu Á (CEIAS) đồng
thời là một cây viết chuyên mục cho tờ The Diplomat. Ông viết bản
tin Watching Europe In Southeast Asia. Các quan điểm trong bài viết là của
riêng ông và không phản ánh quan điểm của RFA.
No comments:
Post a Comment