Tuesday, 12 December 2023

TẬP CẬN BÌNH NÓI NHỮNG ĐIỀU NÀY TRÊN BÁO NHÂN DÂN. THỰC TẾ THÌ SAO? (VOA Tiếng Việt)

 



Tập Cận Bình nói những điều này trên báo Nhân Dân. Thực tế thì sao?

VOA Tiếng Việt

12/12/2023

https://www.voatiengviet.com/a/tap-can-binh-viet-nam-bao-nhan-dan/7394448.html

 

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang ở Việt Nam trong một chuyến thăm cấp nhà nước từ ngày 12 tới 13 tháng 12.

 

https://gdb.voanews.com/9c7259c8-cff1-443d-8f6f-9447ff650acd_w650_r1_s.jpg

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (thứ hai từ trái), phu nhân Bành Lệ Viện (trái), Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (thứ hai từ phải) và phu nhân tham dự lễ đón tại Phủ Chủ tịch ở Hà Nội vào ngày 12 thán 12 năm 2023.

 

Trong một bài viết đăng trên báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông trình bày viễn kiến của mình cho việc xây dựng “cộng đồng chia sẻ tương lai Trung Quốc-Việt Nam có ý nghĩa chiến lược.”

 

VOA đối chiếu một số phát biểu gây chú ý của ông trong bài viết này với những hành động trên thực tế của Trung Quốc trong thời gian gần đây:

 

*

 

"Hai bên ủng hộ lẫn nhau trên các vấn đề liên quan đến lợi ích cốt lõi và mối quan tâm trọng đại của nhau, phối hợp mật thiết trong các cơ chế hợp tác quốc tế và khu vực."

 

Thực tế: Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ vùng Biển Đông, nơi mà Việt Nam và các nước khác cũng có những tuyên bố chủ quyền chồng lấn. Tàu Trung Quốc đã nhiều lần đi vào vùng biển của Việt Nam. Vào tháng 5 và tháng 6 năm nay, một tàu khảo sát của Trung Quốc và các tàu hộ tống đi lại trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam suốt gần một tháng bất chấp nhiều lần Việt Nam lên tiếng yêu cầu rời đi. Một phát ngôn viên của bộ ngoại giao Trung Quốc nói các tàu này thực hiện “các hoạt động nghiên cứu bình thường trong vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc” và rằng “không có chuyện đi vào vùng đặc quyền kinh tế của nước khác.”

 

XEM THÊM:

Việt Nam phản bác phát biểu của Trung Quốc về vụ tàu khảo sát xâm nhập EEZ

VN nói ‘theo dõi sát’ tàu của TQ trong vùng đặc quyền kinh tế | VOA Tiếng Việt

https://www.youtube.com/watch?v=UNIdW61zkxE

*

 

"Để xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai nhân loại, trước hết phải bắt đầu từ châu Á […] Châu Á là ngôi nhà chung của chúng ta, các nước láng giềng không thể tách rời nhau, giúp đỡ láng giềng chính là giúp đỡ bản thân. Người thân mong người thân tốt, láng giềng mong láng giềng tốt."

 

Thực tế: Vào tháng 8 năm nay, các ngư dân từ tỉnh Quảng Ngãi bị một tàu mang cờ hiệu Trung Quốc tấn công bằng cách xịt vòi rồng suốt từ 5 giờ sáng đến 3 giờ chiều khi họ đánh bắt gần Quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Vụ tấn công gây hư hỏng nặng cho tàu cá trong khi một thuyền viên bị gãy tay và một thuyền viên khác bị chấn thương vùng đầu.

 

Ngư dân Việt tố tàu Trung Quốc tấn công, gây thương tịch ở Hoàng Sa  

https://www.youtube.com/watch?v=1d2YEDIarCs

 

*

 

"Hai bên nên thực hiện tốt nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, kiểm soát thỏa đáng bất đồng trên biển, cùng tìm giải pháp hai bên đều có thể chấp nhận được."

 

Thực tế: Trong những năm qua, ASEAN và Trung Quốc đã nỗ lực tạo ra một khuôn khổ để đàm phán về bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông, một kế hoạch đã có từ năm 2002, nhưng tiến độ vẫn chậm chạp. Trung Quốc nói việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông là nhiệm vụ quan trọng đối với nước này và các nước ASEAN. Một số chuyên gia đã cáo buộc Trung Quốc cố tình trì hoãn quy trình tạo ra bộ quy tắc mang tính ràng buộc, lưu ý rằng nước này sử dụng các chiến thuật vùng xám và sự mơ hồ về chiến lược để thúc đẩy các yêu sách lãnh thổ của mình.

 

.

XEM THÊM:

Trung Quốc nhắc Việt Nam quan tâm ‘lợi ích chung’, cam kết thúc đẩy COC với ASEAN

 

.

XEM THÊM:

Việt Nam, Philippines đồng ý làm việc về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông

 

 

.

"Bất cứ thế giới có những thay đổi như thế nào, Trung Quốc luôn kiên trì đi theo con đường chính nghĩa."

 

Thực tế: Ông Tập vào tháng 9 năm 2015 tại Nhà Trắng nói với Tổng thống Mỹ Barack Obama rằng Trung Quốc không có ý định quân sự hóa các đảo nhân tạo mà nước này kiểm soát ở vùng Biển Đông có tranh chấp. Ngày nay, Trung Quốc đã biến các bãi đá chìm thành các cơ sở quân sự được trang bị radar, đường băng và hệ thống phi đạn, một số nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, theo Reuters.

 

Vào tháng 5 năm nay, các cơ quan tình báo phương Tây và hãng Microsoft cho biết một nhóm tin tặc Trung Quốc được nhà nước bảo trợ đã và đang do thám nhiều tổ chức nắm cơ sở hạ tầng quan trọng của Mỹ, từ viễn thông cho đến các trung tâm vận tải. Đây được cho là một trong những chiến dịch gián điệp trên mạng lớn nhất của Trung Quốc từng được biết đến nhằm vào cơ sở hạ tầng quan trọng của Mỹ.

 

Một báo cáo của cơ quan nhân quyền của Liên Hợp Quốc vào năm 2022 kết luận người Uighur thiểu số theo Hồi giáo ở khu vực Tân Cương hẻo lánh của Trung Quốc chịu “những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng” có thể cấu thành tội ác chống lại loài người. Các tổ chức nhân quyền cáo buộc Bắc Kinh có những hành vi ngược đãi, bao gồm cả việc sử dụng lao động cưỡng bức hàng loạt trong các trại giam giữ. Mỹ cáo buộc Trung Quốc diệt chủng.

.

.

XEM THÊM:

Mỹ muốn đưa tàu chiến tới tuần tra Biển Đông

.

.

XEM THÊM:

Tình báo phương Tây: Tin tặc Trung Quốc do thám cơ sở hạ tầng quan trọng của Mỹ

.

.

XEM THÊM:

LHQ: Trung Quốc có thể đã phạm tội chống lại loài người ở Tân Cương

 

.

"Trung Quốc sẽ duy trì tính liên tục và tính ổn định của chính sách ngoại giao láng giềng, tức là kiên trì thân thiện với láng giềng, làm bạn với láng giềng, theo đuổi phương châm phát triển quan hệ tốt đẹp, hài hòa, an toàn, cùng giàu có với láng giềng"

 

Thực tế: Philippines hôm 9 tháng 12 lên án “các hành động bất hợp pháp và hung hăng” của Trung Quốc ở Biển Đông, nói rằng lực lượng hải cảnh của họ đã xịt vòi rồng vào một tàu của cục ngư nghiệp Philippines đang thực hiện nhiệm vụ tiếp tế thường xuyên. Lực lượng đặc nhiệm Philippines cho biết tàu đang thực hiện nhiệm vụ tiếp tế để cung cấp dầu và tạp hóa cho hơn 30 tàu cá Philippines gần bãi cạn Scarborough thì bị vòi rồng Trung Quốc xịt ít nhất tám lần, làm hư hỏng thiết bị liên lạc và dẫn đường. Bãi cạn Scarborough nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines. Trung Quốc chiếm giữ bãi cạn này vào năm 2012.

 

.

XEM THÊM:

Philippines lên án hành động của Trung Quốc ở Biển Đông nhắm vào tàu cá

 

 

 


No comments:

Post a Comment

View My Stats