Cao Hùng | Dân Việt Online
Thứ ba,
ngày 28/11/2023 14:13 PM (GMT+7)
Ngày
27/11, biểu tượng tri ân Giáo sĩ Francisco De Pina (1585 – 1625) – người đầu
tiên có công tạo tác ra chữ quốc ngữ - đã chính thức được đặt tại vườn hoa Thư
viện Eduardo Lourenco, thành phố Guarda, Bồ Đào Nha, là quê hương của Giáo sĩ
Francisco De Pina.
·
Giáo
sư – Tiến sĩ Nguyễn Đăng Hưng: "Tôi làm theo những gì trái tim mách bảo"
·
Nhà
thờ nào là nơi lưu giữ cuốn sách chữ Quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam?
·
Quá trình hình
thành chữ quốc ngữ diễn ra như thế nào?
Theo Giáo
sư Nguyễn Đăng Hưng – Chủ nhiệm Quỹ tôn vinh tiếng Việt và chữ Quốc ngữ: Sau nhiều năm chuẩn bị, biểu tượng tri
ân Giáo sĩ Francisco De Pina đã được
các thành viên tham gia Quỹ tôn vinh tiếng Việt và chữ Quốc ngữ thiết kế, vận
chuyển và lắp đặt ngay tại quê hương của Giáo sĩ Francisco De Pina – tức thành
phố Guarda, đất nước Bồ Đào Nha.
Francisco
De Pina là một giáo sĩ người Bồ Đào Nha. Ông đến Việt Nam năm 1617.
Francisco De Pina là nhà truyền đạo công giáo đầu tiên nói thông thạo tiếng
Việt. Ông khởi đầu phương pháp ghi âm tiếng Việt bằng ký tự Latinh mà nay
gọi là chữ Quốc ngữ.
Giáo sư
Nguyễn Đăng Hưng (thứ 3, hàng đầu, trái sang) cũng đại diện chính quyền thành
phố Guarda, Bồ Đào Nha và một số người Việt, tại biểu tượng tri ân, sau khi lắp
đặt xong. Ảnh: N.Đ.H
Biểu tượng
tri ân được thiết kế bởi tác giả Nguyễn Bích Thủy, sau đó, biểu tượng được nghệ
nhân Huy Anh đúc bằng vật liệu đồng tại làng Phước Kiền Dương Ngọc Tiễn, huyện
Thanh Chiêm, tỉnh Quảng Nam. Sau nhiều tháng thiết kế, chế tạo hoàn toàn
bằng thủ công; biểu tượng tri ân Giáo sĩ Pina đã được các thành viên Quỹ tôn
vinh tiếng Việt và chữ Quốc ngữ vận chuyển bằng đường thủy sang Bồ Đào Nha từ
ngày 20/11/2023.
Và ngày
26/11, biểu tượng đã được lắp đặt hoàn tất ngay tại vườn hoa Thư viện Eduardo
Lourenco, thành phố Guarda. Việc đặt biểu tượng tri ân Giáo sĩ Francisco De
Pina đã được sự ủng hộ nhiệt tình của chính quyền thành phố Guarda.
Biểu tượng
tri ân Giáo sĩ Francisco De Pina, tại vườn hoa Thư viện Eduardo Lourenco, thành
phố Guarda, Bồ Đào Nha. Ảnh: N.Đ.H
Giáo sư
Nguyễn Đăng Hưng cho biết thêm về ý nghĩa của biểu tượng tri ân như sau: Phía
trước có logo Quỹ tôn vinh tiếng Việt và chữ Quốc ngữ, với biểu tượng trống đồng,
hình ảnh chim lạc ngậm bông lúa.
Biểu tượng
tri ân được thiết kế phỏng theo hình dáng chiếc thuyền buồm vào thế kỷ thứ 17.
Loại thuyền được Giáo sĩ Francisco De Pina chọn làm phương tiện đi sang nước Việt.
Phía dưới dập nổi hình trống đồng Đông Sơn, biểu tượng của văn minh cổ Đại Việt.
Lễ cắt
băng khánh thành biểu tượng tri ân Giáo sĩ Francisco De Pina ngày 26/11/2023. Ảnh:
N.Đ.H
Buồm có 2
phần. Phần cánh buồm thẳng đứng, ghi lại lời tri ân của người Việt như sau:
"Tấm
bia này là biểu tượng tri ân cha FRANCISCO DE PINA, một trong những người đầu
tiên đã tác tạo ra chữ Quốc ngữ, chữ viết tiếng Việt dùng ký tự la tinh". Lời tri ân được khắc bằng 3
ngôn ngữ dán trên cánh buồm biểu tượng
Phần cánh
buồm no gió, in lại nguyên văn thủ bút của Giáo sĩ Pina gồm 6 khuôn nhạc, ghi
rõ 6 thanh điệu của tiếng Việt và lời giải thích bên cạnh. Hình ảnh cánh buồm
no gió, thẳng tiến ra khơi… biểu tượng cho sự phát triển thịnh vượng của một Việt
Nam trong quá khứ và tương lai.
Việc đặt
tượng đài tri ân Giáo sĩ Francisco De Pina tại Guarda, thành phố quê hương của
Giáo sĩ, là việc làm nối tiếp việc đặt bia tri ân Linh mục Alexandre De Rhodes
(người có công thực hiện cuốn từ điển đầu tiên quốc tế hóa chữ Quốc ngữ).
Được biết
cách đây 5 năm (2018), Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng cũng một số thành viên khác đã
thực hiện đặt bia tri ân, tại ngôi mộ của Linh mục Alexandre De Rhodes, ở tỉnh
Isfahan, đất nước Iran.
Một
số hình ảnh khác tại biểu tượng tri ân, sau khi được lắp đặt:
https://danviet.mediacdn.vn/thumb_w/650/296231569849192448/2023/11/28/base64-1701141148035163109365.png
Một
số Việt kiều cũng Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng mặc áo dài dân tộc chụp hình kỷ niệm
bên biểu tượng tri ân. Ảnh: N.Đ.H
Đại diện
chính quyền thành phố Guarda, Bồ Đào Nha cũng các thành viên Quỹ tôn vinh tiếng
Việt và chữ Quốc ngữ. Ảnh: N.Đ.H
Hình ảnh
biểu tượng trong giai đoạn đúc đồng, bởi nghệ nhân Huy Anh tại huyện Thanh
Chiêm, tỉnh Quảng Nam. Ảnh: N.Đ.H
===============================
Nhà thờ nào là nơi lưu giữ cuốn sách chữ Quốc ngữ đầu tiên của
Việt Nam?
Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Đăng Hưng: "Tôi làm theo những
gì trái tim mách bảo"
Đà Nẵng lấy ý kiến đặt tên đường hai giáo sĩ có công chế tác chữ
Quốc ngữ
07/10/2019
22:06
Quá trình hình thành chữ quốc ngữ diễn ra như thế nào?
20/06/2021
12:33
Chữ ' cha ' Francisco De Pina trên bức tượng không viết hoa
ReplyDelete