Monday, 11 December 2023

ÔNG HUN MANET LẦN ĐẦU TIÊN ĐẾN VIỆT NAM SAU KHI LÊN LÀM THỦ TƯỚNG CAMPUCHIA (VOA Tiếng Việt)

 



Ông Hun Manet lần đầu đến Việt Nam sau khi lên làm thủ tướng Campuchia

VOA Tiếng Việt

11/12/2023

https://www.voatiengviet.com/a/ong-hun-manet-lan-dau-den-viet-nam-sau-khi-len-lam-thu-tuong-campuchia/7393139.html

 

Ông Hun Manet hôm 11/12 đã đến Hà Nội trong chuyến thăm Việt Nam đầu tiên trên cương vị thủ tướng Campuchia để tiếp xúc giới lãnh đạo Việt Nam và khẳng định mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước láng giềng.

 

https://gdb.voanews.com/01000000-c0a8-0242-88b0-08dbfa3d529e_cx0_cy6_cw0_w650_r1_s.jpg

Thủ tướng Campuchia Hun Manet đã chọn Việt Nam là nước ASEAN đầu tiên ông đến thăm sau khi lên nắm quyền

 

Việt Nam là nước đầu tiên trong khối ASEAN mà ông Manet chọn đến thăm và chuyến thăm của ông chỉ diễn ra một ngày trước chuyến thăm cấp nhà nước đến Hà Nội của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

 

Chuyến công du của ông Manet diễn ra ít ngày sau khi Reuters đưa tin rằng Hoa Kỳ đang theo dõi thông tin về việc tàu chiến Trung Quốc cập bến căn cứ hải quân Ream của Campuchia. Theo hãng tin Anh, việc Phnom Penh cho phép Bắc Kinh phát triển căn cứ này đã khiến Washington khó chịu, và các nước láng giềng lo ngại rằng quyết định đó sẽ mang lại cho Bắc Kinh một tiền đồn mới gần Biển Đông.

 

Trong buổi tiếp xúc và hội đàm với người tương nhiệm Việt Nam Phạm Minh Chính hôm 11/12, ông Hun Manet được Thông tấn xã Việt Nam dẫn lời phát biểu rằng ông đến Việt Nam là ‘để thúc đẩy mối quan hệ đoàn kết hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện giữa hai nước lên tầm cao mới’.

 

Về phần mình, ông Chính khẳng định Hà Nội luôn coi trọng mối quan hệ với Phnom Penh theo phương châm ‘láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài’, cũng theo hãng thông tấn nhà nước.

 

Giữa Việt Nam và Campuchia lâu nay vẫn tồn tại những bất đồng về phân định đường biên giới trên bộ và phía Campuchia có những cáo buộc rằng ‘Việt Nam lấn đất của Campuchia’.

 

Hai ông Chính và Manet cũng bàn các vấn đề trao đổi thương mại, đầu tư, quốc phòng an ninh, ASEAN và Biển Đông.

 

Theo đó, hai nước một lần nữa nhắc lại là ‘không cho phép bất cứ thế lực thù địch nào sử dụng lãnh thổ nước này để chống lại nước kia’ và tăng cường kiểm soát biên giới để ngăn ngừa các loại tội phạm xuyên biên giới, trong đó có buôn người.

 

Hai bên cam kết tiếp tục duy trì, củng cố đường biên giới hoà bình, ổn định và phát triển và thúc đẩy hoàn thành phân giới cắm mốc 16% đường biên giới còn lại, cũng theo Thông tấn xã Việt Nam.

 

Hai thủ tướng cũng hứa sẽ kết nối hai nền kinh tế, bao gồm kết nối về hạ tầng cơ sở và kết nối về thể chế chính sách, và đẩy mạnh hợp tác kinh tế-giao thương ở các tỉnh biên giới.

 

Giao thương hai nước trong năm 2022 đã đạt gần 10,6 tỷ đô la, theo số liệu của cơ quan chức năng Việt Nam, tăng gấp đôi từ mức 5 tỷ trước đó hai năm. Hai thủ tướng đặt mục tiêu tăng con số này lên gấp đôi trong thời gian tới. Việt Nam hiện đứng đầu các nước ASEAN trong giao thương với Campuchia và là đối tác thương mại lớn thứ ba của nước này.

 

Việt Nam hiện nằm trong nhóm nước 5 đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Campuchia, dẫn đầu khối ASEAN, với số tổng vốn đăng ký 2,95 tỷ đô la Mỹ.

 

Về Biển Đông, hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, an ninh, ổn định ở khu vực, trong đó có duy trì đoàn kết, lập trường chung và vai trò trung tâm của ASEAN trên vấn đề Biển Đông.

 

Trước giờ, Phnom Penh thường đi ngược lại lập trường chung của khối trên các vấn đề liên quan đến Biển Đông để chiều lòng Bắc Kinh – nước đầu tư lớn nhất, viện trợ lớn nhất và giao thương lớn nhất với Campuchia.

 

Nhân kỷ niệm tròn 45 năm ngày Campuchia chấm dứt chế độ Khmer Đỏ với sự hỗ trợ của quân đội Việt Nam – ngày 7/1 năm 2024 – hai ông Chính và Manet cũng bàn về cách phối hợp giữa hai nước để tổ chức các sự kiện kỷ niệm, theo tường thuật của Thông tấn xã Việt Nam.

 

Dự kiến ông Hun Manet cũng sẽ có các cuộc hội kiến với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

 

Ông Hun Manet từng dẫn đầu phái đoàn quân sự cấp cao Campuchia đến thăm Việt Nam hồi tháng 8 năm ngoái để làm quen với giới lãnh đạo nước này. Ông trở thành thủ tướng Campuchia sau chiến thắng áp đảo của Đảng Nhân dân Campuchia của thân phụ ông, Hun Sen, vào tháng 8 năm nay.

 

VIDEO:

Tân Thủ tướng Campuchia thăm Việt Nam | VOA Tiếng Việt  

https://www.youtube.com/watch?v=Hoc03Ntlis4

 

==============================================

.

Thủ tướng Campuchia thăm Việt Nam, ký kết các thoả thuận về thương mại và khoa học

RFA

2023.12.11

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/cambodias-prime-minister-visits-vietnam-to-sign-deals-on-trade-and-science-12112023093140.html

 

Thủ tướng Campuchia Hun Manet vừa đến Hà Nội vào ngày 11/12 trong chuyến thăm chính thức đầu tiên của ông Hun Manet đến nước láng giềng sau khi nhậm chức Thủ tướng hồi tháng 8 vừa qua.

 

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/cambodias-prime-minister-visits-vietnam-to-sign-deals-on-trade-and-science-12112023093140.html/@@images/742fed67-330b-4adc-8ef9-db2495cc9a2b.jpeg

Thủ tướng Campuchia Hun Manet và Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính ở Hà Nội hôm 11/12/2023  (AFP)

 

Truyền thông Nhà nước cho biết, ông Hun Manet và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có hội đàm thảo luận về hợp tác song phương và chứng kiến lễ ký các văn kiện hợp tác trong các lĩnh vực thương mại và khoa học.

 

Giới chức Campuchia cho báo chí nước này biết hai bên sẽ thảo luận các vấn đề hợp tác trong các lĩnh vực giáo dục, thương mại, an ninh, quốc phòng, biên giới.

 

Trong cùng ngày, Thủ tướng Campuchia cũng đã có cuộc gặp với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

 

Theo truyền thông Nhà nước, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Campuchia đạt trên 10,57 tỷ USD năm 2022, tăng gần 11% so với năm 2021 và hơn 50% so với mức 5 tỷ USD năm 2020.

 

Kim ngạch hai chiều chín tháng đầu năm 2023 đạt 6,5 tỷ USD. Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ ba của Campuchia và là đối tác thương mại lớn nhất của Campuchia trong ASEAN.

 

Việt Nam hiện có 205 dự án đầu tư còn hiệu lực ở Campuchia với tổng vốn đăng ký đạt 2,94 tỷ USD, đứng đầu ASEAN và trong nhóm năm nước có đầu tư trực tiếp lớn nhất tại Campuchia. Campuchia đứng thứ hai trong số 79 quốc gia, vùng lãnh thổ mà Việt Nam có đầu tư ra nước ngoài.

 

Quan hệ Việt Nam - Campuchia tuy vậy vẫn có những bất đồng liên quan đến vấn đề biên giới. Một số người Campuchia cho rằng Việt Nam đang tìm cách lấy thêm đất ở phần biên giới của Campuchia.

 

Bố của ông Hun Manet - cựu Thủ tướng Hun Sen là người được Hà Nội hậu thuẫn thành Thủ tướng xứ Chùa Tháp sau khi đánh đổ Khmer Đỏ hồi năm 1979.

 

-------------------------

 Tin, bài liên quan

TIN VIỆT NAM

 

Thủ tướng Campuchia công du Việt Nam từ ngày 11-12/12

 

Bộ Ngoại giao VN lên tiếng vụ một người Việt bị bắn chết ở Campuchia do xô xát

 

Cảnh sát Campuchia không cho đem ảnh ông Hồ Chí Minh vào sân bóng cổ vũ

 

Gần 1.000 người Việt từ Campuchia về nước trong hai ngày

 

Lao động Việt tại Campuchia và Cộng hòa Dân chủ Congo kêu cứu[GH1] 

 

 





No comments:

Post a Comment

View My Stats