Saturday, 16 December 2023

HỘI NGHỊ COP28 SẼ GIÚP CHỐNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU RA SAO? (Matt McGrath / BBC News)

 



Hội nghị COP28 sẽ giúp chống biến đổi khí hậu ra sao?

Matt McGrath

Phóng viên môi trường BBC tại COP28

15 tháng 12 năm 2023

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c4nyde414r2o

 

Thỏa thuận ở Dubai được kí kết và mọi thứ đã hoàn tất – nhưng liệu có thật sự tác động đến biến đổi khí hậu?

 

Sau khi thoả thuận được chấp nhận ở thủ đô giàu có này, đây là lần đầu tiên vấn đề sử dụng nhiên liệu hoá thạch làm gia tăng nhiệt độ khí hậu đã được đề cập và cũng giúp định hình được một tương lai giảm dần việc sử dụng than, dầu, và khí đốt.

 

Xét về quan điểm của Liên Hợp Quốc, đây là một cột mốc lịch sử và cũng là một bước đi lớn nhất từ Thoả thuận ở Paris vào năm 2015.

 

Nhưng nếu chỉ xét riêng thì liệu thoả thuận này có đủ để cứu “Sao Bắc Đẩu” của sự kiện COP nhằm giữ nhiệt độ không tăng quá mức 1,5 độ C trong thế kỷ này?

 

Điều này gần như là không thể.

 

 

COP28 ở Dubai là gì và vì sao nó quan trọng?

 

Hai mỏ khí đốt trên Biển Đông của VN góp phần phá vỡ thỏa thuận khí hậu Paris?

 

Vì sao các nhà khoa học phải xuống đường biểu tình khí hậu?

 

 

Mặc dù theo yếu tố chính của thoả thuận, việc giảm dần sử dụng nhiên liệu hoá thạch trong hệ thống năng lượng thì thật sự là một điểm mốc lịch sử.

 

Tuy nhiên, thoả thuận này không có những cam kết rõ ràng và được cho là sử dụng những ngôn từ yếu hơn sự mong đợi của nhiều nước.

 

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đều ủng hộ việc dần loại bỏ sử dụng nhiên liệu hoá thạch từ ngày đầu thượng đỉnh.

 

Nhưng vì bị phản đối từ nhiều nước, họ đã bỏ yêu sách đó ngay trong bản dự thảo thỏa thuận đầu tiên.

 

Điều này chỉ làm những người theo xu thế đòi biến đổi nhanh bực giận và chỉ đích danh các nước sản xuất dầu mỏ.

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/393a/live/942757b0-9af7-11ee-b9a7-c91b9dfa91e5.png

Nam Sudan - một trong nhiều nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi hậu quả của biến đổi khí hậu

 

Thế nhưng đây không phải hoàn toàn là lỗi do các nước như Ả Rập Saudi.

 

Yếu tố chính trong việc làm nhẹ đi ngôn từ của thỏa thuận là vì các nước thu nhập trung bình còn ngờ vực về sự ủng hộ quá rầm rộ cho việc loại bỏ từng bước (phase-out) việc sử dụng nhiên liệu hoá thạch.

 

Với những nước như Nigeria, Uganda, Colombia và những nước còn lại, họ phàn nàn rằng cần phải có nguồn doanh thu từ việc bán than, dầu, và khí đốt để đảm bảo rằng họ có thể chi trả cho sự chuyển đổi sang những loại năng lượng xanh hơn.

 

Colombia phàn nàn rằng từ việc từ bỏ sử dụng nhiên liệu hoá thạch sẽ khiến mức xếp hạng tín dụng bị hạ mức, nghĩa rằng những khoản vay nợ quốc tế của họ để đầu tư vào bảo vệ môi trường sẽ tốn kém hơn nhiều.

 

Thỏa thuận chung cuộc kêu gọi các nước dịch chuyển dần khỏi (transition away) nhiên liệu hoá thạch, nhất là loại dùng vào việc cung ứng năng lượng, nhưng đối với xử lý nhựa, vận chuyển và nông nghiệp thì chưa.

 

Thỏa thuận này cũng có nhiều yếu tố khác giúp giới hạn khí thải nhà kính gồm một cam kết mới rằng sẽ tăng gấp ba lần công suất năng lượng tái tạo trên toàn cầu vào năm 2030.

 

Điều này sẽ thay thế nhiên liệu dầu mỏ, than, và khí đốt bằng năng lượng gió và điện mặt trời.

 

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/97a4/live/cd76f930-9af7-11ee-b9a7-c91b9dfa91e5.png

Một yếu tố khác là thỏa thuận yêu cầu các nước phải có kế hoạch cắt giảm CO2 tốt hơn cho đến năm 2025.

 

 

Nếu như Trung Quốc và Ấn Độ đều đồng ý đặt quá trình chuyển đổi sang các năng lượng xanh vào trọng tâm của chương trình hành động thì sẽ tạo thay đổi lớn trong nỗ lực của toàn thế giới.

 

Nhưng cũng có sự công nhận rằng vai trò của “các nhiên liệu chuyển đổi” (transitional fuels) trong thoả thuận – đây là mã hiệu của Liên Hợp Quốc về việc tiếp tục sử dụng nhiên liệu tự nhiên.

 

Ngoài ra, còn có những ủng hộ về việc dùng công nghệ thu hồi và lưu trữ CO2, một công nghệ mà các nhà sản xuất dầu mỏ muốn dùng để tiếp tục khai thác mỏ.

 

Các đảo quốc nhỏ cũng khó chịu về việc thỏa thuận được chấp thuận khi mà họ không có trong cuộc họp.

 

Đối với họ, mục tiêu cắt giảm phát tán khí CO2 lên không trung là một bước đi ngắn hạn so với sự đe doạ về lối sống của họ trong thời gian dài.

 

“Chúng tôi cảm thông cho bạn, chúng tôi nhìn nhận vấn đề của các bạn. Và chúng tôi nhận thấy rằng văn bản này có lẽ không đủ với bạn, hay là thế hệ các con của bạn,” Bộ ngoại giao Đức Annalena Baerbock phát biểu.

 

Bà nói rằng thoả thuận ở Dubai chỉ là một sự bắt đầu, và tôi nghĩ rằng đó là một điều quan trọng mà chúng ta có thể rút ra được.

 

Những người quan sát ở đây tin rằng kỳ thượng đỉnh này và hai kỳ COP kế tiếp, ở Azerbaijan và Brazil, sẽ là một phần của toàn bộ chương trình hành động giúp thế giới giải quyết tiến trình biến đổi khí hậu.

 

Tình hình là với chi phí của các nhiên liệu tái sử dụng được tiếp tục giảm, sức ép phải dùng nhiên liệu hoá thạch sẽ tiếp tục tăng lên.

 

Lúc này có cảm giác là vào năm 2025, Tổng thống Lula của Brazil sẽ có cơ hội đưa nhiên liệu hoá thạch trở thành một

 

 





No comments:

Post a Comment

View My Stats