Tuesday, 28 February 2023

NGHĨ CHO TRÁI SẦU RIÊNG (Nguyễn Trọng Bình)

 



Nghĩ cho trái sầu riêng    

Nguyễn Trọng Bình, Giảng viên

Thứ ba, 28/2/2023, 00:00 (GMT+7)

https://vnexpress.net/nghi-cho-trai-sau-rieng-4575495.html

 

Trước Tết, Tuấn - đứa em đang làm việc ở Thành phố Cần Thơ - gọi điện hỏi tôi “anh ăn cam sành không, em gửi lên cho”. Qua điện thoại, Tuấn nói đang về quê Trà Ôn, Vĩnh Long thăm và “an ủi ông già”.

 

Lúc ấy, dù là ngay dịp Tết, giá cam sành chỉ tầm 4.000 đồng một ký nhưng thương lái vẫn chê ỏng chê eo. Ông già Tuấn "rầu thúi ruột" vì mấy trăm triệu tiền đầu tư cho cây giống, thuê người xử lý và chăm sóc 5 công cam có nguy cơ đổ sông, đổ biển.

 

"Em về, thấy ông già nằm đong đưa trên võng buồn thiu, không buồn ra đón cháu nội như mọi khi mà thương", Tuấn kể.

 

Tuần trước, nhớ lại chuyện này, tôi gọi cho Tuấn hỏi vườn cam rốt cuộc ra sao. Tuấn nói, qua Tết mấy ngày, ông già theo dõi tình hình giá cam "thấy coi bộ không xong" nên kêu "bán xô" cả vườn cho thương lái với giá 2.500 một ký để mong gỡ được đồng nào hay đồng ấy.

 

Những ngày này, tràn ngập các ngả đường, vỉa hè, phố phường miền Tây, đâu đâu cũng thấy cam sành đổ đống bên cạnh những tấm biển kêu gọi giải cứu. Giải thích của lãnh đạo ngành nông nghiệp địa phương không có gì mới, nguyên nhân của thảm trạng "được mùa mất giá" cam sành là do cam chủ yếu tiêu thụ ở thị trường nội địa. Mặc dù đã được khuyến cáo, người dân vẫn không nghe, ồ ạt trồng quá nhiều dẫn đến "cung" vượt "cầu".

 

Lời giải thích trên rất giống cách giải thích cho trường hợp giải cứu mít Thái hay khoai lang tím cũng ở địa phương này trước đây. Tôi tự hỏi, nông sản - thế mạnh của nền nông nghiệp Việt Nam - lẽ nào trồng loại gì cũng đều đứng trước nguy cơ của vòng luẩn quẩn "được mùa mất giá", "vừa trồng lại chặt"?

 

Về chuyện "khuyến cáo", tôi nghĩ, nếu năm nào nhà nước cũng khuyến cáo nhưng năm nào thực trạng cũng lặp lại, thì khuyến cáo đã trở nên vô nghĩa. Quan trọng hơn, rất khó để người dân nghe theo sự "khuyến cáo suông" của chính quyền địa phương. Người dân cần phải có miếng ăn để sống, nên ruộng, vườn không thể bỏ hoang. Nếu khuyến cáo này đi kèm với một gợi ý rõ ràng, thiết thực khác thì lại là một nhẽ.

 

Tôi chợt nhớ trong các cuộc bàn thảo tìm giải pháp tiêu thụ nông sản ở miền Tây, có ý kiến cho rằng cần ưu tiên "nâng cấp" và bổ sung tri thức "kinh tế 4.0" nhằm giúp người dân ngồi nhà quẹt điện thoại để "chốt đơn" ngay trên cánh đồng.

 

Đây là một gợi mở thú vị nhưng tôi cho rằng, chưa phải là vấn đề căn cơ và bức thiết nhất, thậm chí còn có phần lãng mạn.

 

Xã hội hiện đại, sự phân công lao động cần phải được "chuyên môn hóa". Việc yêu cầu người nông dân một tay cầm cày, cuốc để sản xuất, một tay "quẹt" điện thoại tìm thị trường tiêu thụ là không thực tế. Việc chính của người nông dân là sản xuất, buôn bán là chuyện của thương nhân. Và vai trò của Nhà nước là xây dựng và hoàn thiện chính sách và cơ chế giám sát để tạo điều kiện cho nông dân và thương nhân hợp tác trên tinh thần cộng sinh.

 

Ngoài ra, đây là bài toán tiêu thụ hàng nghìn tấn nông sản chứ không phải chỉ vài buồng cau, nải chuối. Đó là chưa kể, việc vận chuyển những trái mít, trái xoài xuyên biên giới rất khác với vận chuyển quyển sách hay bộ quần áo, nhất là trong điều kiện hạ tầng giao thông (cả đường bộ, đường sắt, đường thủy lẫn hàng không) còn nhiều bất cập và hạn chế ở miền Tây hiện nay.

 

Từ đây, tôi cho rằng, để giải bài toán nông sản ở miền Tây cả trước mắt lẫn lâu dài, lãnh đạo ngành nông nghiệp và địa phương cần nghiêm túc xem những vấn đề nào bức thiết và quan trọng thì ưu tiên tháo gỡ trước. Nếu không, sau cây cam, cây mít, tôi lại thấy rất lo cho cây sầu riêng của bà con nông dân trong tương lai gần.

 

Theo Cục Trồng trọt, từ năm 2014 đến nay, người dân cả nước có xu hướng ồ ạt trồng loại cây ăn trái này, nhất là khi có thông tin về thị trường tiêu thụ ở Trung Quốc. Riêng tại Cần Thơ, từ năm 2015 đến nay đã tăng từ 537 ha lên 2.487 ha. Ước tính cả nước hiện có hơn 85.000 ha sầu riêng. Trong khi đó, theo một đề án "Phát triển bền vững cây ăn quả chủ lực" của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, quy hoạch diện tích sầu riêng cả nước đến năm 2030 chỉ ở mức 65.000-75.000 ha.

 

Vài tháng nay, hàng nghìn ha lúa, mít ở miền Tây tiếp tục được nông dân miền Tây phá bỏ để chuyển sang trồng sầu riêng, khiến Cục Trồng trọt tiếp tục phải ra cảnh báo.

 

Năm 2022, UBND Thành phố Cần Thơ cùng Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn xây dựng đề án thành lập "Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL tại TP Cần Thơ" với mục tiêu và tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, đến 2030, trung tâm sẽ trở thành "hạt nhân" của nền kinh tế nông nghiệp hiện đại ở ĐBSCL với đầy đủ chức năng như: liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản. Đến 2050, trung tâm sẽ là "hạt nhân" và là đầu mối của những chuỗi liên kết sản xuất, bảo quản và chế biến trước khi xuất khẩu hay tiêu thụ nội địa.

 

Tôi cho đây là chủ trương đúng đắn và phù hợp. Tuy nhiên, theo quan sát của tôi, các cơ quan chức năng cần đẩy nhanh tiến độ cũng như cam kết đảm bảo thực hiện đầy đủ các công năng mà mực tiêu dự thảo đề án đặt ra.

 

Tiêu thụ nông sản ở miền Tây là bài toán khó. Trong điều kiện và bối cảnh của nền nông nghiệp nước nhà hiện nay, việc hoạch định giải pháp cho vấn đề này cần cách tiếp cận sát sườn, bớt viển vông hơn. Cách tiếp cận đó, về mặt quản trị chiến lược, đôi khi chỉ là chuyện nào quan trọng và bức thiết thì cần ưu tiên làm trước. Nhất là, phải làm bằng quyết tâm và tinh thần trách nhiệm cao nhất để từng bước khắc phục nghịch lý "đất giàu người nghèo" nơi đây. Chỉ như thế, cam xoài mới không cần giải cứu và sầu riêng của miền Tây mới không trở thành sầu chung của cả nước.

 

Nguyễn Trọng Bình

 

======================================

 

 

Đường về miền Tây

Sáng ngày 21/5/2000, vừa thức dậy, đập vào mắt tôi là cảnh tượng chưa từng có.

Nguyễn Trọng Bình

 

 

Miền Tây muốn thoát nghèo

Miền Tây đang nỗ lực thoát khỏi 'ba vòng xoáy đi xuống' để níu giữ người dân ở lại trên mảnh đất này.

Trần Hữu Hiệp





QUYỀN LỰC CỦA ĐỊA LÝ (Tạ Duy Anh)

 



QUYỀN LỰC CỦA ĐỊA LÝ   

Lão Tạ   (Tạ Duy Anh) 

28-2-2023  03:40    

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid0fRS1NvThsXvnPNeKGS543tr9fGcXVxNCnmVQLqos5Z8DRRz5qo4p5F5wFycHCWZCl&id=1160946631

 

Nếu bạn bè của tôi hỏi, nên ưu tiên đọc cuốn sách nào trong năm, tôi không ngần ngại trả lời, đó là cuốn “Quyền lực của địa lý”, của Tim Marshall.

 

Tôi rất thích câu: “Chính trị gia rất quan trọng, nhưng địa lý còn quan trọng hơn”.

 

Cũng từ tầm nhìn và tư tưởng độc đáo này, tác giả dẫn ra bản đồ địa lý của tám quốc gia làm bằng chứng, về quyền lực “trời ban” cho các quốc gia ấy nhờ ở vị trí của họ, ở nguồn tài nguyên, ở khả năng kiểm soát biển, ở hàng rào bảo vệ tự nhiên (Núi, biển, sa mạc, sông ngòi…) khiến họ hình thành nên quốc gia, tồn tại hàng ngàn năm, không thể bị đánh bại bởi các thế lực ngoại bang, hoặc chi phối ảnh hưởng đến khu vực và toàn cầu.

 

Tác giả coi đó là một thứ quyền lực, tạo ra bởi địa lý. Nhưng không chỉ có thế.

 

Ngoài chương cuối về cuộc cạnh tranh không gian vũ trụ, đáng để bạn đọc đi đọc lại, thì một khối lượng kiến thức khá lớn về lịch sử, văn hóa, phong tục, tôn giáo, các cuộc chiến tranh… dù có thể chúng ta đều đã đọc ở đâu đó, nhưng qua ngòi bút tác giả, qua giọng văn hài hước truyền thống kiểu Anh, nó trở nên mạch lạc, dễ nhớ, thú vị và mới mẻ.

 

Tim Marshall cũng chính là tác giả của hai cuốn sách nổi tiếng thế giới trước đó: “Tù nhân của địa lý” và “Chia rẽ”, đều đã được dịch tại Việt Nam.

 

Nhưng “Tù nhân của địa lý” xứng đáng để tác giả hãnh diện hơn cả.

 

Với riêng tôi, còn có thêm sự thú vị này nữa.

 

Năm 2013, trong chuyên luận “Sống với Trung Quốc” (đã dịch ra tiếng Trung Quốc và Đài Loan), tôi viết như sau về Hoa Kỳ:

 

“Phải khẳng định là, nếu không có Hoa kỳ thì Trung Quốc không chỉ nuốt sống biển Đông, biển Hoa Đông, mà đã tìm cách thống trị thế giới từ lâu rồi”.

 

“…Không chỉ Việt Nam mà cả thế giới, dù ghét bỏ Hoa Kỳ đến đâu đi nữa, thì cũng sẽ không thể thiếu được họ, nếu muốn cuộc sinh tồn này còn có công lý tương đối. Bất chấp thực tế này là thiếu công bằng và thiển cận”.

 

Gần 10 năm sau, Tim Marshall, một người Anh, hoàn toàn vô tình, cũng có cùng cách nhìn như vậy về Hoa Kỳ, khi ông viết:

 

“Nhiều người không thích ý tưởng Hoa Kỳ đóng vai trò sen đầm quốc tế, trong kỷ nguyên hậu chiến tranh lạnh (…) Mặc dù vậy, nói gì thì nói, nếu không ai làm nhiệm vụ ‘sen đầm quốc tế’ này thì rất nhiều phe phái khác nhau sẽ tìm cách kiểm soát ngay các nước láng giềng của mình”.

 

Nhưng đây mới là điều tôi thích thú, muốn chia sẻ với bạn: Đọc cuốn sách, trong bối cảnh cuộc chiến Nga-Ucraina, trong tình cảnh cuộc cạnh tranh địa chính trị toàn cầu đang vô cùng gay gắt và trong điều kiện cay nghiệt của biến đổi khí hậu, chúng ta sẽ tự có những suy ngẫm hữu ích về lựa chọn nào cho tương lai của con cháu mình, về niềm may mắn được tổ tiên để lại cho một mảnh đất xinh đẹp, trù phú, có đủ cả núi cao, biển rộng làm phên giậu, có những cánh đồng phì nhiêu đẹp đẽ để canh tác dễ dàng…

 

Đừng coi thường hoặc tệ hơn, phung phí những thứ mà hàng tỷ người trên địa cầu mơ ước.

 

Cuối cùng, xin trích một câu tác giả viết về nước Anh thời cách đây hơn 1.000 năm, chiếu theo với lịch sử Việt Nam thì khoảng thời Lý (còn việc so sánh với nước Anh hiện đại là việc của bạn):

 

“Trước khi những người bạn có thói quen uống rượu vang, xây phòng tắm và đề ra luật lệ (ám chỉ người Pháp) của chúng ta kéo đến từ bên kia eo biển Manche (có thể là sự kiện Công tước Normandi vượt eo biển năm 1066?), nước Anh đơn giản là một hòn đảo lớn, lạnh và ẩm ướt nằm bên rìa dòng chảy lịch sử. Hòn đảo là nơi cư trú của nhiều bộ tộc có lối sống hoang dã, không biết đọc, biết viết; và thay vì học hành thì chỉ biết đánh nhau”.

 

Hình : https://www.facebook.com/photo/?fbid=10226427806779077&set=a.10214678173885598

.

109 BÌNH LUẬN    





CUỒN CUỘN PHƯƠNG HẰNG, CON CHIM MỒI VĨ ĐẠI CỦA CÁI BẪY 331! (Gió Bấc)

 



 

Cuồn Cuộn Phương Hằng, con chim mồi vĩ đại của cái bẫy 331!

Gió Bấc

Thứ Ba, 02/28/2023 - 03:40 — Gió Bấc

https://www.rfavietnam.com/node/7545

 

Liên quan đến cuồn cuộn Nguyễn Phương Hằng, đến nay đã có 10 bị can bị khởi tố theo điều 331 về tội lợi dụng quyền tự do dân chủ, ngoài ra còn hơn 20 bị can tiềm năng khác theo danh sách những người bị Phương Hằng tố cáo đang thấp thỏm dưới lưởi gươm thần chết có thể rơi xuống bất cứ lúc nào. Có đủ cơ sở khẳng định Phương Hằng là con chim mồi vĩ đại. Thâm sĩ Tàu thừng khen tặng những cung thủ tài ba là Nhất Tiễn song điêu. Đảng từng tuyên dương anh hùng du kích thiện xạ Huỳnh Văn Đảnh 100 viên đạn diệt 101 quân thù. So với Phương Hằng tất cả đều là đồ bỏ. Chim mồi Phương Hằng có thể là nhất tiễn hạ thập điêu, thiên điêu, vạn điêu túy theo ý thích của đảng. Nhờ vào ngôn ngữ chợ búa và các tình tiết tình huống ly kỳ của quan hệ tình tiền, Phương Hằng đã giúp điều 331 từ đạn súng lục thành bom tấn, bóp nghẹt ý kiến cá nhân, trấn áp xã hội dân sự từ mầm mống, trứng nước.

 

Sau nhiều năm trời sử dụng lực lượng tổng hợp từ đồng chí cao tăng tiến sĩ Thích Nhặt tiền, cài cắm luật sư hai mang Trần Quốc Dũ, côn đồ mạng Nguyễn Sin và tầng tầng lớp lớp báo chí cách mạng đơm đặt vu khống cụ Tùng Vân và các thành viên TTBL vẫn không hiệu quả, chỉ qua cái loa Phương Hằng, đảng đã tạo được hậu thuẫn dư luận đáng kể xuống tay khởi tố, bắt giam trót lọt. Lừa đảo, loạn luân,… bao nhiêu điều xấu xa bỉ ổi được phun ra chỉ ngậm lại mỗi điều 331.

 

Mới đây, trong ngày đêm 24-2, danh sách nạn nhân điều luật quái ác 331 được nối dài thêm ba người nổi tiếng nhà báo Luật sư Hàn Ni, Luật sư Trần Văn Sỹ, Tiến Sĩ Luật Đặng Anh Quân vì tham gia vào cái mà cộng đồng mạng Việt Nam gọi là “chửi lộn online”. Xem ra danh dự nhân phẩm con người trên mạng xã hội ở xứ này được đề cao quá sức. Trong đời thực gây lộn, chửi cha mắng mẹ nhau thoải mái thậm chí đánh nhau sứt đầu gãy gọng mà thương tích chưa quá 11% thì cứ vô tư. Đường đường là Tiến sĩ Luật tham gia livestream cố vấn cho Phương Hằng chửi cha thiên hạ bị vô tù nghe có lý. Nhưng ôn tồn phận tich pháp lý như luật sư Trần Văn Sỹ hay lanh chanh giải đáp pháp luật có dẫn chiếu tình huống pháp lý cụ thể, bi con cuồn cuộn Phương Hằng chửi, được công an Bình Dương xác định là bị hại trong vụ án giờ lại dính tội trở thành bị cáo trong vụ án thì thiệt là khó hiểu.

 

Vậy từ Phương Hằng, cụ Tùng Vân đến những người khác thật sự phạm tội gì, vì sao hô bị bắt, họ xúc phạm đến ai? Xem xét cái riêng và cái chung của họ thì mới có thể lờ mờ hiểu chút chút về sự vi diệu của điều luật 331 đậm đà bản sắc dân tộc, có một không hai trên thế giới.

 

Nhóm cụ Tùng Vân và các đệ tử. Nhóm này đáng tội mà phạm nhiều tội. Với sự bao dung hòa hợp hòa giải của đảng, ai không theo đảng, không phục tùng tức là chống đảng. Đảng đã mở ra giáo hội quốc doanh để tạo điều kiện tu hành theo đạo pháp xã hội chủ nghĩa. Sẵn sàng cấp đất hàng trăm hàng ngàn ha để lập chùa lớn phật to, thu tiền cúng dường xả láng. Ơn sủng cỡ đó không biết cúi đầu thọ nhận lại rắp tâm trồng rau, nuôi cá, làm nhang sống ngoài vòng giáo hội là tội lớn. Tu mà không biết nhận cúng dường, không nộp tiền bảo kê cho quan chức địa phương, khi được gợi ý đóng góp 300 triệu làm căn cước lại bày trò thưa kiện làm lộ bí mật, mất mặt bầu cua chế độ XHCN công bằng văn minh thì tội đáng chết đến ba đời.

 

Cuồn cuộn Phương Hằng tính ra công nhiều hơn tội. Vạch lưng nghệ sĩ làm từ thiện bẩn, giúp đảng gom tiền dân về một mối. Giúp dư luận xã xì trét pha loãng các trái bom bể bạc nợ nần của các ông lớn quốc doanh. Tiếp tay xây dựng nền văn hóa mới, văn minh đấu tố của Hồng Vệ Binh triệt phá tận gốc lối sống đạo nghĩa, khiêm tốn nhân ái cổ hủ. Công lớn nhất là kích động lôi cuốn đám đông, cả những kẻ có hiểu biết nhưng thừa sân si tham gia vào danh sách tù nhân dự bị. Công cũng chính là tội khi mê cuồng ngáo đá, con chim mồi lại tưởng mình là nhất phẩm triều đình tố giác Phó Chủ Tịch Nước, níu áo Bác Tổng nhận bừa là vi cánh. Hơn thế nửa theo đạo lý qua cầu rút ván, được cá quăng nôm thì dù không có tội, khi cuộc săn tàn phải thịt chó săn, vai diễn của em phải kết thúc bi hài như vậy có sẵn trong kịch bản.

 

Tiến sĩ Luật Đặng Anh Quân diễn trọn vai tả phù hữu bật trong các màn đầu nhưng kết thúc phải vào vai Lê Lai cứu Tổng đạo diễn. Cơ quan điều tra ba lần kết luận từ làm lơ đến chân thành bênh vực Quân không đủ yếu tố cấu thành tội (a).  Nhưng Anh Quân phải bị khởi tố vì  Viện Kiểm Sát ba lần trả hồ sơ và nêu đúng họ tên, tội phạm (b). 

 

Trước một ông thầy dạy luật lại vô đạo đức tham gia phò tá cho con cuồn cuộn chửi lộn online, bị dư luận phỉ nhổ làm lem luốc danh dự nhà trường tưởng quá đủ yếu tố để tống cổ. Ấy vậy mà lãnh đạo trường nhã nhặn trả lời nằm ngoài phạm vi trách nhiệm. Nhưng ngay khi công an khởi tố, lập tức trường làm việc thông tầm không kể ngày nghỉ cuối tuần, lập tổ công tác để xử lý ngài tiến sĩ. Vậy đủ biết vai vế bên trong của Anh Quân cao đến mức nào. Nhưng trong cuộc chơi phải theo đúng luật chơi, đã lộ hình thì phải chịu hy sinh.

 

Nhà báo-Luật Sư Hàn Ni, người hùng của vụ án quán Xin Chào nhỏ như cái móng tay của thiếu tướng Phan Anh Minh làm giàn lãnh đạo Công An, Kiểm Sát Bình Chánh phải về vườn tức tưởi đã ghi một món nợ không nhỏ với Công An thành Hồ. Phóng viên báo đảng không thể không là đảng viên, vị thế chính trị vững vàng, lại được dư luận tung hô là Hoa Hồng Thép, có thêm bằng Cao Học Luật, Hàn Ni tham gia giải thích pháp lý trong các cuộc chửi lộn online và dẫm theo vết xe đổ của Phương Hằng. Hàn Ni có công rất lớn trong cách biện minh cho công an điều tra vu cáo Thiền Am về tội loạn luân.

 

Lập luận khoa học, dễ thương của cô là nếu bị vu cáo loạn luân, nếu kết quả giám định AND được rêu rao trên báo, trên mạng là giả tạo, Thiền Am có quyền khiếu kiện nhưng họ đã không thực hiện. Nói cách nào đó thì Hàn Ni đã truyền bá quan điểm suy đoán có tội rất tinh vi. Hàn Ni cứ tưởng mình là thành phần được tin cậy cho đến lúc bị bắt vào lúc gần nửa đêm 24-2 lúc đầu tóc rối bù. Kể từ giờ, Hàn Ni sẽ có dịp thực hiện quyền khiếu nại và chứng minh vô tội cho mình. Cũng như Phương Hằng, Hàn Ni tự tin mình là trung thần, công thần của chế độ, niềm tin được cấp trên gieo rắc ấy không sai. Chỉ là cấp trên chưa nói hết ý, công thần cũng phải biết hy sinh khi cần thiết.

 

Trong vụ án đình đám Cimexcol Minh Hải gần 40 năm trước, thường vụ tỉnh ủy Minh Hải đã phải họp chọn ra một người cùng tham gia làm bị cáo để cho có vẻ hài hòa, có ta có nó, chỉ cần im lặng chịu một thời gian, sau đó sẽ phục hồi quyền lợi. Ông Lê Văn Bình - Năm Hạnh Chủ Tịch UBND tỉnh đã được chọn nhưng ông làm bị cáo thật mà không chịu sắm vai nên bị tuyên án thật, đến chết vẫn không phục hồi quyền lợi. Đó là cái giá phải trả trong cuộc chiến bảo vệ nhân phẩm, từ chối quyền lợi vinh hoa hư ảo của một thứ con người công cụ. (1)

 

Luật Sư Trần Văn Sỹ vốn điềm đạm, tự tin vào kiến thức pháp luật và rao giảng cho người dân hiểu và tin theo sự công bằng của nền pháp luật. Ông phân tích thấu đáo dự đoán tình huống pháp lý trong diễn biến mối quan hệ tình tiền của Dũng- Hằng. Ông cho rằng oan án Thiền Am là vi phạm tố tụng của công an tỉnh Long An và nhiệt liệt mong chờ sự công minh sáng suốt của Bộ Công An vào cuộc làm vụ án sáng tỏ. Hiểu biết pháp luật của ông là đúng nhưng chưa đủ. Pháp luật của xứ thiên đường rất linh hoạt. Có những điều luật, bộ luật để nhằm đối ngoại như hàng mẫu để show không bán. Quyền Biểu Tình, Quyền Đình Công, Quyền Lập Hội… được Hiến Pháp ghi nhận nhưng muôn đời không đươc cụ thể hóa, thi hành. Quyền Tự Do Ngôn Luận, Tự Do Tôn Giáo là quyền người dân được nghe, nói, tu hành theo ý đảng. Phản biện là quyền được nói không chỉ đúng ý, đúng giọng, đúng cả nhịp điệu theo chủ trương. Giống như anh chồng được quyền cự vợ “Tôi nghiêm khắc kiểm điểm bà tại sao tháng này chỉ thu 80% mà không thu hết 100% thu nhập của tôi”. Đảng sẽ giúp đở cho ông Sỹ thấu cảm sự vi diệu của điều 331. Nó chỉ áp dụng với người bên ngoài, hoặc phe ta chưa bị lộ rõ ràng. Với những kẻ côn đồ thuộc phe ta dù vu báng con người rất man rợ, đểu cáng, vô luơng, bị đoàn luật sư kỷ luật phơi áo, dù bị hàng chục lá đơn tố cáo vẫn bình chân như vại. Đó là luật sư Trần Quốc Dũ (2)

 

Nguyên do luật sư Trần Văn Sỹ và nhà báo Hàn Ni bị khởi tố là có trong danh sách bị bà Phương Hằng tố cáo. Danh sách này có đến 35 người, những ứng viên tiềm năng bị khởi tố theo điều 331 còn dài.

 

Vấn đề là vì sao Thiền Am, Hàn Ni, Trần Văn Sỹ được ưu tiên khởi tố?

 

Ngoài những tội riêng của từng đối tượng đã nêu, điểm chung nhất của ba nhóm này họ có điểm chung được gọi là người có thể gây ảnh hưởng. Kênh youtube Năm Chú Tiểu của Thiền Am đạt danh hiệu Nút Phím vang có hàng triệu người đăng ký theo dõi, Kênh youtude Nhà báo Hàn Ni có 109.000 người đăng ký (3)Kênh LS Trần Văn Sỹ có 124.000 người đăng ký (4)

 

Trong chế độ toàn trị, chỉ có đảng là tổ chức duy nhất được quyền cai trị đất nước, dân tộc từ đất đai, biển hồ, sông núi đến cả không khí. Sự thống trị ấy là tuyệt đối. Thời Hồ Chí Minh còn sống, đất nước còn chia cắt, công an chưa đủ mạnh người ta còn giả vờ mị dân lập ra hai đảng Dân Chủ, Xã hội, phân công một số đảng viên cộng sản sắm vai lãnh đạo. Nhưng khi công an đã đủ mạnh, không cần mỵ dân, đảng cầm quyền đã tặng huân chương Độc Lập và cho phép hai cái đảng hờ hoàn thành nhiệm vụ, tự giải tán không kèn không trống.

 

Từ đó đến nay, mọi sự chia sẻ quyền lực đều là phản động. Câu Lạc Bộ Những người kháng chiến cũ ở thành Hồ gồm toàn công thần vào sinh ra tử như Nguyễn Hộ, Tạ Bá Tòng, Hồ Thị Bi, Dương Quang Đông, Trần Văn Trà …. bị phân hóa, đàn áp thẳng tay. Lão thần Nguyễn Hộ bị bắt giam như một tên thảo khấu. Mới đây, đảng viên lão thành Lê Đình Kình ở Đồng Tâm chết không toàn thây, ba thế hệ trong gia đình bị tử hình, chung thân. Nhà báo Phan Lợi bị bắt vì tiếng nói đấu tranh cho môi trường trên diễn đàn Nhà Báo Trẻ và kênh TV độc lập của anh. Nhà báo Phạm Chí Dũng bị vùi vập vì manh nha đòi xây dựng các tổ chức công đoàn độc lập.

 

Phương Hằng, Hàn Ni, Trần Văn Sĩ, chỉ là khúc dạo đầu cho cuộc khủng bố trên diện rộng những người có thể gây ảnh hưởng. Mọi mầm mống của các quyền tự do, mọi thành tố của xã hội dân sự sẽ bị và phải bị tiêu diệt từ trong trứng nước. Điều 331 là sợi dây thóng lọng ác nghiệt nhất sẽ tiếp tục phát huy tác dụng đàn áp sau các vụ án thăm dò từ danh sách tử thần của con chim mồi vĩ đại Nguyễn Phương Hằng.

 

Hội Cựu Chiến Binh thành cổ Quảng Trị gồm những người không hề là chiến binh để xôi thịt, xà xẻo lợi ích có thể được phép tồn tại, thậm chí có thể được nuôi bằng ngân sách như những Hội Cựu Chiến Binh, Cựu Công An nhưng ngay cả cái Hội Cựu Tướng Lảnh của một huyện ở Nghệ An Hà Tỉnh cũng phải giải tán.

 

Độc quyền lãnh đạo của đảng cộng sản muôn năm! Điều 331 bắt giam bọn chửi lộn online muôn năm!

 

 ------------------------------------

 Chú thích :

 

a-https://thanhnien.vn/vu-an-nguyen-phuong-hang-khong-du-co-so-khoi-to-lua...

b-https://laodong.vn/phap-luat/tra-ho-so-vu-an-ba-phuong-hang-yeu-cau-lam-...

1-https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc-thuat/cimexcol-minh-hai-%E2%80%93-20-nam-an-oan-phan-1-7817/

2-https://www.facebook.com/watch?v=554429589997761

3-https://www.youtube.com/@nhabaohanni

4-https://www.youtube.com/@lstranvansy1049

 

 

Gió Bấc's blog





NẾU THƯỞNG LÀM CHỦ TỊCH NƯỚC? (VietTuSaiGon)

 



Nếu Thưởng làm Chủ tịch nước?

VietTuSaiGon

Thứ Hai, 02/27/2023 - 20:02 — VietTuSaiGon

https://www.rfavietnam.com/node/7544

 

Kinh nghiệm cho thấy, hầu hết những người làm phong trào, làm công tác quần chúng, công tác thanh niên và công tác phát triển đảng (Cộng sản) tốt đều phát triển lên những vị trí rất cao trong bộ máy chính trị, thậm chí phát triển lên lãnh đạo cao nhất như trường hợp ông Nguyễn Phú Trọng, ông từng là lãnh đạo trong đội ngũ lý luận, phát triển đảng Cộng sản. Và kinh nghiệm cũng cho thấy, những lãnh đạo có nguồn gốc từ phong trào, từ công tác xây dựng đều rất kém năng lực trong phát triển kinh tế nhưng rất giỏi múa miệng. Thế nên, nếu Võ Văn Thưởng làm Chủ tịch nước, thì chuyện gì sẽ diễn ra?

 

Một giả định, nếu như lời của Giáo sư Carl Thayer đúng, ông Tô Lâm tự rút khỏi danh sách ứng viên Chủ tịch nước và ông Võ Văn Thưởng, người có khả năng trở thành tân Chủ tịch nước rất cao, thì, kinh nghiệm quan sát lại một lần nữa đúng, đó là những người làm công tác quần chúng, công tác đoàn đội, công tác bảo vệ đảng, phát triển đảng đã thắng trong cuộc cạnh tranh ghế quyền lực trong hệ thống đảng Cộng sản. Bởi với đảng Cộng sản, vấn đề xét công trạng xây dựng đảng được đánh đồng với công trạng xây dựng đất nước.

 

Và, điều đáng sợ nhất là hầu hết những người làm công tác đoàn thể đều là những người có học vấn rất kém, bất kì cán bộ lãnh đạo đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở xã nào, huyện nào, tỉnh nào (kể cả con trai nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng) cũng đều có học lực nhàn nhàn, thậm chí kém so với chúng bạn. Bởi ở độ tuổi từ 20 đến 25 là tuổi vào đại học, mơ tưởng xa xôi, cao vọng và chẳng mấy ai đủ rảnh rỗi để ăn quẩn cối xay ở xã, huyện mà họp vu vơ, múa hát, tổ chức những trò chơi nhảm nhí, kém trí tuệ và bị phản ảnh là dân “rỗi hơi”. Thế nhưng, với những cô cậu thi rớt đại học, có nhiều Bí thư đoàn rớt đại học năm năm liền, lại là cơ hội để bám trụ, giải sầu qua ngày và đương nhiên là cả phát triển.

 

Và, đương nhiên họ phải là con ông cháu cha, dù ở địa phương hay trung ương, họ phải có gốc gác, lý lịch đỏ, càng đỏ càng dễ phát triển. Và, nếu không đỏ thì họ đã chẳng vào đoàn làm gì, họ cũng như bao thanh niên lêu lổng khác rồi, ở đây, họ vẫn được lêu lổng nhưng lêu lổng một cách chính qui, có tổ chức, có đảng, nhà nước bảo trợ.

 

Và, hầu như bất kì cơ quan, đoàn thể trực thuộc nào nước nào, những cán bộ phong trào, cán bộ làm công tác xây dựng đoàn/đảng đều phát triển rất nhanh. Có một qui luật rất khôi hài là trong chế độ này, nếu lý lịch tốt thì càng dốt càng mau tiến thân. Vì sao? Vì cùng lý lịch đỏ như nhau, nhưng người học giỏi, học khá thì vào đại học, vào cao đẳng, vào trường nghề để học, lại bước vào một chu kì mới (cũng có thể phát triển đoàn, đảng trong môi trường này và sau này lại lãnh đạo trong khối ngành của họ), còn người học yếu kém, bắt đầu chu kì quanh quẩn cối xay, ban đầu thì đi sinh hoạt đoàn, đi chỉnh âm thanh, đi làm phụ việc cho cơ quan địa phương, chừng nửa năm, một năm thì bắt đầu vào chu kì mới, được xét lý lịch, được đặc cách dự các lễ kết nạp đoàn, đối tượng đảng và chẳng mấy chốc lại vào Hội đồng Nhân dân cấp xã, cứ như vậy, chẳng bao lâu làm Bí thư đoàn xã, rồi Phó Chủ tịch xã, rồi lại thăng tiến theo bằng cấp lý luận đảng, bằng trung cấp, cao cấp chính trị… Đến nước này, những tân cử nhân không thể đấu đá nổi ở thành phố lại chui về quê, lại quay lại với địa phương và nếu may mắn lắm, họ được một chân pha trà, chân thư ký hoặc một chân cán bộ chuyên trách nào đó trong xã, để nuôi hi vọng. Nhưng mà đừng tơ tưởng gì nhiều, bởi mọi thứ đã có sắp đặt, an bài.

 

Chính vì các lãnh đạo địa phương đều rất giỏi phong trào, tức họ đi sâu, đi sát quần chúng và đương nhiên họ tự hào vì “dám làm”, bù cho nhiều người có trình độ, năng lực mà không “dám làm” như họ (đương nhiên kiểu lập luận này đã cố ý che đi câu hỏi: “Ai cho tao/mày làm mà dám với không?” rồi!). Cứ như vậy mà thăng tiến, nên chi, nói về năng lực nói trước đám đông, khả năng diễn đạo đức, chuẩn mực và khả năng khuấy động, “quẩy” cho mọi thứ sôi động hoặc khả năng tuân thủ, biến mọi thứ thành chiến dịch quan trọng, hét ra lửa (như vụ chọt mũi đồng loạt gây chết chóc trong thời gian qua, nếu không có sự góp tay của cán bộ phong trào, chắc mẫm nó không thành công và gây chết đồng loạt đến như vậy!)… thì hầu như, năng lực làm kinh tế hoặc năng lực tổ chức, củng cố văn hóa xã hội của lớp cán bộ này rất yếu, cực kì tệ mạt. Bởi họ không có trình độ, họ kém tư duy và họ chỉ quanh quẩn trong công tác tổ chức, xây dựng đảng. Trong khi đó, vấn đề quản lý kinh tế xã hội lại là vấn đề bao quát, nó đòi hỏi tư duy sắc sảo và hiểu biết ở tầm vĩ mô, có cái nhìn vượt ngoài lũy tre làng, vượt ngoài cây cầu huyện và thậm chí vượt ngoài bờ biển quê hương, đòi hỏi phải có cách nhìn thông thoáng, linh hoạt và thông minh. Những tố chất này, hầu như cán bộ phong trào không thể có.

 

Và bằng chứng cho sự “không có” này là các sinh hoạt phong trào của họ, nếu không may được phổ biến thì liền ngay đó bị ném đá tơi tả vì tính thiếu văn hóa, kém trí tuệ và dung tục của nó. Với nền tảng tư duy, văn hóa cũng như kiến thức như vậy, khi làm lãnh đạo, họ lại dùng thế mạnh quẩy, khuấy động phong trào để “an dân”. Và hệ quả của nó ra sao, chắc cũng không cần bàn thêm. Nhưng, có điều đáng sợ là bất công xã hội ngày càng cao ngất, bởi chính những lãnh đạo thiếu chuyên môn này đã gây ra không ít các lỗ hổng đạo đức từ địa phương đến trung ương. Một mặt chính họ gây ra, từ các vụ nhân danh nhà nước cướp đất của dân đến các vụ cho vay nặng lãi hay phá rừng, tàn phá tài nguyên thiên nhiên đều đến từ nguyên nhân cán bộ thiếu năng lực, giỏi ngồi quán bia hơn ngồi văn phòng, giỏi bàn chuyện kinh tế trong karaoke hơn trên bàn làm việc. Và đến lúc này, hệ quả của nó tràn lan, nhưng tại sao Đảng vẫn chọn những cán bộ xây dựng phong trào, những cán bộ xây đựng đảng để phát triển?!

 

Bởi hơn ai hết, chỉ có loại cán bộ này mới đủ cố chấp, đủ ngu xuẩn để tin rằng độc tài, toàn trị là nền tảng phát triển xã hội và chỉ có “Đảng” (mà họ là đại diện ưu tú) mới là người lãnh đạo sáng suốt, tối thượng của dân tộc này. Và để bảo vệ đảng, để bảo vệ cái ghế quyền lực nhằm bảo kê cho những tội lỗi phía trước cũng như nhằm che chắn, loa lấp cho các hệ lụy sau này, đảng buộc phải chọn cán bộ xây dựng đảng làm nòng cốt, chấp nhận sự trung thành dốt nát hơn là sự thông minh, sáng suốt mà không quản lý được. Đó là một thực tế.

 

Chính vì vậy, ở cấp trung ương, nếu tìm người có trình độ ngang với Võ Văn Thưởng, có lẽ phải chở cả mấy chuyến tàu điện Cát Linh - Hà Đông cũng chưa hết, nếu tìm những người giỏi hơn Thưởng, có lẽ phải vài chục chuyến xe buýt Hà Nội - Chương Mỹ cũng chưa hết, và những người giỏi ở mức Thưởng chỉ ngồi há mồm nghe mà không hiểu gì, chắc cũng vài chuyến xe buýt. Nghĩa là xét về trình độ văn hóa, tri kiến xã hội cũng như năng lực làm kinh tế thì Thưởng không có bất kì chút số má nào. Thế nhưng, xét về công trạng xây dựng và bảo vệ đảng, Thưởng là số một. Đương nhiên, xét về tư cách đảng, Thưởng cũng số một vì Thưởng chưa bị bóc phốt lấn nào (chứ chuyện dính chàm hay không thì hạ hồi phân giải), giữa lúc thời thế nhiễu nhương, niềm tin vào đảng Cộng sản bị lung lay như vậy, nếu có một người mà quyền lợi, sinh tồn của họ song hành với quyền lợi, sinh tồn của đảng, nếu không có đảng, họ bị vứt vào sọt rác như Thưởng, thì còn gì tuyệt với hơn việc Thưởng lên làm lãnh đạo. Chí ít, trong công cuộc “đốt lò” sắp tới cũng như trong công cuộc tung hứng quyền lực sắp tới, cùng một hội, một thuyền, cùng một khuynh hướng như Thường với Trọng thì còn gì bằng Trọng Thưởng!

 

Chính vì lẽ này, mà gần đây, cán bộ có năng lực cho dù ngồi ở ghế cao ngất cũng bị đá hất, cán bộ phong trào, cán bộ có công bảo vệ đảng và cán bộ xây dựng đảng, cho dù năng lực ù ù cạc cạc vẫn lên vèo vèo như diều gặp gió. Bởi, đảng cần những con chó trung thành giữ nhà hơn những con người văn minh mà khó quản!

 

Và, nếu Võ Văn Thưởng lên làm Chủ tịch nước, thì đương nhiên, đảng Cộng sản lại một lần nữa quay lại thời kỳ vàng son gắt máu với điệp khúc “nghèo thì kêu viện trợ” của nó. Bởi có những con người, họ biết làm gì khác ngoài vâng phục, cười, giả lả với bề trên, đe nẹt, mặt lạnh với cấp dưới và xin xỏ trở thành khả năng đặc trưng!

 

VietTuSaiGon's blog





CHIẾC ÁO CHẬT QUEN DẦN (Tuấn Khanh, RFA)

 



Chiếc áo chật quen dần

Bình luận của blogger Tuấn Khanh
2023.02.28

https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/getting-used-to-tight-clothes-02282023115020.html

 

Sự kiện nhà thơ Thái Hạo bị “ai đó” đến gặp ban tổ chức một buổi ra mắt sách, ra lệnh ngăn chặn, chuyện bùng lên, rồi lại chìm đi trong sự lặng lẽ của xã hội Việt Nam. Mọi thứ dường như đã là quá quen thuộc của nhiều người, nhiều thập niên, vốn là chuyện cười và kháo nhau trong e ngại ở các quán cà phê, ở các buổi nhàn đàm. 

 

https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/getting-used-to-tight-clothes-02282023115020.html/@@images/image

Nhà thơ Thái Hạo   (Facebook Thái Hạo)

 

Nhà thơ Thái Hạo thuật lại trên trang nhà của anh, rằng nhân một buổi ra mắt sách của Cty sách Quảng Văn, Nhà xuất bản Phụ nữ và một trường học ở thành phố Thanh Hóa vào cuối tháng hai 2023, Thái Hạo được mời đến trò chuyện với phụ huynh và học sinh trong nội dung “cùng đọc để sống hạnh phúc và kiến tạo cuộc sống văn minh”. Mọi chuyện cứ tưởng là bình thường, cho đến khi một ai đó, xưng là “an ninh”, đến gặp Ban tổ chức và nói là không được mời Thái Hạo, vì đây là nhân vật “nhạy cảm”. Dĩ nhiên, những người tổ chức Hội sách Mùa xuân 2023 ở Thanh Hóa không còn biết gì khác hơn là đành gọi điện xin lỗi nhà thơ Thái Hạo.

 

Điều đáng quý ở đây, là những người trí thức chân yếu tay mềm ở Thanh Hóa không ngại nói thật về lý do. Nhưng xét cho cùng, việc dừng cuộc nói chuyện văn hóa bình thường giữa một nhà thơ và học sinh một cách bất ngờ, chỉ có thể là động đất hay mưa bão - nhưng giờ thì vì lý do “an ninh” - nghe cũng có sức nặng công phá không kém như vậy.

 

Xã hội Việt Nam từ lâu đã thế, và vẫn đang như vậy. Cuộc sống có vẻ rất minh bạch với một số thứ, và không minh bạch mặc định ở nhiều thứ. Ông bà ngày xưa hay thì thào với trẻ con không chịu ngủ yên về chuyện ông kẹ hay đi bắt trẻ quấy. Còn người dân Việt hôm nay thì xì xào với nhau về những câu chuyện “ông kẹ an ninh” vẫn xảy ra khắp nơi. Trong chuyện của nhà thơ Thái Hạo, “an ninh” không cần giấy tờ văn bản nào, không cần tốn sức nghiên cứu sâu sắc hay có khả năng thuyết trình quảng bá, nhưng ý kiến vì lý do mơ màng “an ninh”, nghe như chiếu chỉ đến, và phải nhất định thi hành.

 

Chuyện nhắc nhớ chuyến đi Hội An hồi năm 2018, một trường trung học có mời nhà văn Nguyên Ngọc và tôi đến thuyết trình về chuyện giới trẻ với không gian mạng. Buổi nói chuyện chỉ là cách ứng xử trên mạng lưới internet. Nhưng vài tiếng trước cuộc nói chuyện, tin nhắn giữa những người tổ chức và cơ quan địa phương qua lại không ngừng. Thoạt đầu, tin nhắn là “ở trên” yêu cầu không có tên ông Nguyên Ngọc trên băng-rôn. Rồi lát sau lại nói là không cho ông mở đầu cuộc nói chuyện. Cuối cùng, tin quyết liệt nhắn đến là “ở trên không muốn ông Nguyên Ngọc xuất hiện”. Cuộc sinh hoạt tri thức bình thường vốn vẫn có ở trăm quốc gia trên thế giới trở nên mất “an ninh” và hỗn loạn vì tranh luận ngớ ngẩn không có biên giới luật pháp. Rốt cuộc, vì buồn cười và cũng không quá tha thiết, ông Nguyên Ngọc không đến. Nhưng toàn bộ câu chuyện phác thảo rõ xã hội Việt Nam không khác gì trong một đền thờ tín ngưỡng lạ lùng và khổng lồ, mọi thứ duy ý chí và vô nghĩa, từ chiếu chỉ an ninh miệng, cho đến thần thánh quyền uy không có tên, được nhắc khéo như sợ phạm húy là “ở trên”.

 

Một ngày sau sự kiện nhà thơ Thái Hạo không được đến buổi ra mắt sách, duy nhất có nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Công phản ứng công khai. Cùng là người được mời đến nói chuyện ở Hội sách Mùa xuân (24 &25 Tháng Hai 2023), ông Hoàng Tuấn Công đã từ chối và viết trên trang Facebook của mình, với sự bày tỏ là để phản ứng về chuyện ngăn chận trí thức và sinh hoạt văn hóa từ các cơ quan có trách nhiệm ở Thanh Hóa. Trên các trang mạng lấp đầy với các câu chuyện về tướng công an chạy án vài chục tỷ đồng, trưởng công an phường treo cổ tự tử, tân binh nhập ngũ chết bất thường ngoài doanh trại… Xã hội tri thức không có chỗ. Tri thức nhìn nhau chờ thế kỷ tàn phai.

 

Nhà thơ Thái Hạo kể anh nhận điện thoại của ban tổ chức hội sách, năn nỉ hạ tin tức xuống vì họ lại bị “ở trên” rầy rà. Vì thương những người có chữ mà không có quyền trên đất nước, Thái Hạo nhắn là anh sẽ rút tin xuống. “Ở trên” là ai vậy, khi có nhiều quyền lực đến vậy mà vẫn ngại ngùng khi bị nhắc đến? 

 

Lác đác trên các trang mạng, có vài người vẫn còn đưa tin, và nổi bật vẫn là duy nhất của ông Hoàng Tuấn Công. Xã hội chìm dần vào sự buồn chán và chịu đựng quen thuộc, và lãng quên như thời của Bùi Ngọc Tấn, Phùng Quán, Dương Tường… Mọi cánh cửa văn hóa của trí thức Việt Nam nhiều thập niên nay cứ phải đóng lại, hoặc chảy sang ngõ khác không là quê hương. Chiếc áo đời chật chội quá, nhưng cứ lại như được quen dần. Thật buồn khi trên đất của mẹ cha, văn hóa và nguyên khí quốc gia không được chia sẻ cho nhau, không được gửi đến thế hệ mới như lẽ thường; mà tràn vào cả những ngôi nhà, lấm lem trái tim từng con người là một loại văn hóa an ninh, khiến cả một dân tộc sợ hãi và cam chịu.

 

---------------------------------------------------------------

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.

 

Tin, bài liên quan

BLOG

·        Nhà báo và An ninh

·        Nhà thơ Thái Hạo bị chặn đánh trên đường đi nhận giải Văn Việt

·        Phỏng vấn nhà thơ Du Tử Lê: “Dù tôi có lên tiếng hay không, sự thật vẫn còn đó”

 





TỔNG TRỌNG ĐANG ĐAU ĐẦU VÌ NHỮNG ĐIỀU GÌ? (Nguyễn Bá Bình, VOA)

 



Tổng Trọng đang đau đầu vì những điều gì?

Nguyễn Bá Bình

26/02/2023

https://www.voatiengviet.com/a/tong-trong-dang-dau-dau-vi-nhung-dieu-gi-/6979571.html

 

Tóm lại, từ nay cho tới Hội nghị Trung ương bất thường đầu tháng Ba và Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ tháng Năm, ông Nguyễn Phú Trọng làm thế nào thiết kế được một “dàn Bộ tứ” – vừa theo đúng tính toán chi ly của ông, vừa khớp với “chiếu chỉ” của “thiên triều” – là cả một đại sự!

 

https://gdb.voanews.com/09690000-0a00-0242-c2e8-08da70a2bdc5_w1023_r1_s.jpg

Uỷ viên Bộ Chính trị Võ Văn Thưởng và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Photo: Bao Chinh phu.

 

Như thế là hội nghị Trung ương đặc biệt và nhóm họp Quốc hội đặc biệt có thể phải lùi lại đến đầu tháng Ba. Tất nhiên, nguồn tin chưa thể kiểm chứng. Nhưng từ trước đến nay, đối với mọi tin đồn thì chỉ có một số ít là “tin vịt”. Còn đại đa số đều khớp như thế! Râm ran cả tuần nay, họp lần này là để “gắn mác” Ủy viên Bộ Chính trị cho Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang và Chủ tịch nước cho Võ Văn Thưởng.

 

Nói “gắn mác”, vì thực ra hai chuyện này đã được Bộ Chính trị quyết trong một cuộc họp bí mật cách đây cả tuần lễ có dư. Tuy nhiên, quá tình dàn xếp “chia lại ghế” từ sau Tết đến nay trên thượng tầng chính trị Ba Đình cho thấy, mọi việc không thật sự suôn sẻ như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trù tính. Việc ông Trọng phải lấy quyết định, lại triệu tập một Hội nghị Trung ương đặc biệt nữa, và đây là lần thứ ba trong vòng ba tháng là cả một sự chẳng đừng. Bứng được Nguyễn Xuân Phúc như một hậu họa, nhưng sau sự kiện “tự nguyên xin thôi việc” của ông Chủ tịch nước, ai sẽ là tân chủ tịch nước Việt Nam, hóa ra lại là vấn đề khá phức tạp.

 

Dư luận còn nhớ, ngày 17/1 năm nay, việc ông Chủ tịch nước “xin từ chức” về hưu khi đương nhiệm và việc hai ông Phó Thủ tướng Chính phủ, ông Minh và Đam, bị “hạ bệ” là chưa có tiền lệ trong lịch sử ĐCSVN. Tuy nhiên, lý do không được công bố rõ ràng, chưa có quy chế về “chịu trách nhiệm chính trị”, khiến khoảng một phần ba số Uỷ viên trung ương của Ban Chấp hành khoá 13 và cũng với tỷ lệ như vậy, số Đại biểu Quốc hội khoá 15 đã không đồng ý tại các hội nghị được triệu tập một cách bất thường trước Tết âm lịch. Sự kiện này báo hiệu nhiều chuyển động bất ổn trên thượng tầng.

 

Trong nội bộ Trung ương và Quốc hội tỷ lệ đòi “hất Phúc” không cao là một chuyện. Đã thế dư luận còn chất vấn, nếu quy trách nhiệm do cấp dưới phạm sai lầm mà cấp trên phải về vườn thì mọi con mắt lại đổ dồn vào Tổng bí thư, vì ông Trọng từng là Trưởng ban Nhân sự Đại hội 13 ĐCSVN. Tất cả những “thanh củi gộc” trước nay, từ Đinh La Thăng đến Phạm Bình Minh… tất cả đều đích thân do một tay ông chọn qua 5 bước – 7 bước. Dân chúng tại các quán café vỉa hè tưởng là không quan tâm đến chính trị, hóa ra không phải thế. Họ thì thào bàn tán, thậm chí nhiều nơi còn công khai truyền nhau câu sấm rất “hot” trong những ngày này.

 

Câu sấm truyền rằng: “Bỉnh chúc vô minh, Quang tự diệt/ Trọng Ngân bạc Phúc, Sản tất vong”. Giải nghĩa: ngọn đuốc (bỉnh chúc) mà không có nguồn sáng (vô minh), thì ánh sáng tự mất (Quang tự diệt). Ham hố tiền bạc (Trọng Ngân) nhưng không chịu tu nhân tích đức, khiến cho Phúc mỏng (bạc Phúc) thì của nả, tài sản rồi cũng biến hết. Tuy nhiên, ý nghĩa thâm thúy và sâu xa của câu sấm truyền lại được hiểu theo nghĩa khác: Trong “Bộ tứ cũ”, Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Phúc và Kim Ngân đã “rớt đài”. Nay thiên hạ chỉ mong Tổng Trọng sớm “ra đi” để chấm dứt toàn trị (Cộng sản tất vong), mọi chuyện lúc ấy mới đi vào yên ổn…

 

Hiện nay, một trong những câu chuyện đại sự với ông Trọng là làm thế nào để ngăn chặn một cách chắc chắn tình trạng “vỡ trận” trong các kỳ họp Trung ương đặc biệt, cũng như thường kỳ đầu tháng Ba và trong tháng Năm tới? Mặc dầu Bộ Chính trị ĐCSVN đã họp bàn và chọn được người kế nhiệm ông Nguyễn Xuân Phúc, nhưng trong cuộc họp cách đây một tuần, Bộ trưởng Công an Tô Lâm chủ động xin rút lui, không nhận chức Chủ tịch nước. Lâm vẫn xin tiếp tục chức vụ Bộ trưởng công an. Vì Tô Lâm biết rằng, nếu rời Bộ Công an thì ông ta chẳng khác nào “hổ về đồng bằng”, nhiều “tay thợ săn” đang chờ ông…

 

Nếu Võ Văn Thưởng là tân Chủ tịch nước Việt Nam thì Thưởng sẽ phục vụ ông Trọng trên cương vị thành viên thứ tư trong “Bộ tứ” cho đến khi nhiệm kỳ hiện tại kết thúc vào năm 2026. Nhưng cho tới lúc đó, dưới sức ép của công luận và ngay trong nội bộ Đảng, ông Trọng không thể không cho phép Bộ Công an sờ đến một số đệ tử ruột của mình – kẻ đứng đầu bảng hiện nay là Trợ lý Hồ Mẫu Ngoạt. Nếu chẳng may Ngoạt “rớt đài” thì chiếc ghế Tổng bí thư thật khó an toàn. Hiền lành và “ngoan” như Thưởng làm thế nào có thể giúp ông chế ngự được các kẻ thù của Hồ Mẫu Ngoạt và Tô Lâm? Bao giờ thì có thể cho phép Bộ Công an xử lý Hồ Mẫu Ngoạt?

 

Tóm lại, từ nay cho tới Hội nghị Trung ương bất thường đầu tháng Ba và Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ tháng Năm, ông Nguyễn Phú Trọng làm thế nào thiết kế được một “dàn Bộ tứ” – vừa theo đúng tính toán chi ly của ông, vừa khớp với “chiếu chỉ” của “thiên triều” – là cả một đại sự! Chiều hướng cho thấy bất ổn chính trị được cảnh báo, nguy cơ lớn dần, bởi người dân hoàn toàn “đứng ngoài cuộc”. Quan điểm “dân là gốc” vẫn chỉ là tuyên truyền, và phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” – từng được là “điểm mới” trong Văn kiện Đại hội 13 cũng chỉ là khẩu hiệu, khi những nguyên tắc dân chủ không được thể chế hoá, và vì vậy không có cơ sở pháp lý, điều kiện để nhân dân thực thi.

 





TỪ CHUYỆN Y TẾ : NHÂN SỰ THEO QUY TRÌNH: VÀ KHỒN KHỔ, CHẾT ĐÚNG . . . QUY TRÌNH! (Trân Văn)

 



Từ chuyện y tế: Nhân sự theo quy trình; và khốn khổ, chết đúng... quy trình!

Trân Văn

28/02/2023

https://www.voatiengviet.com/a/tu-chuyen-y-te-nhan-su-theo-quy-trinh-va-khon-kho-chet-dung-quy-trinh-/6980902.html

 

Do bà Nhàn có công, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai mới chỉ đạo lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai sắp đặt để bà Nhàn thắng hết các gói thầu với giá cao hơn nhiều so với giá trị thật và cùng nhau nhận tiền... “tạ ơn”.

 

https://gdb.voanews.com/031a0000-0aff-0242-b080-08da38e6311c_w1023_r1_s.jpg

Xây dựng bệnh viện cho dân chúng trong tỉnh nhưng ngay cả Bí thư tỉnh cũng phải dựa vào vài người như bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc AIC) để “xin vốn Trung ương”.

 

 

Phần 1

Gần như hoạt động của toàn bộ các bệnh viện lớn nhất tại Việt Nam đều đã chuyển từ trạng thái bình thường sang cầm chừng. Tuy tất cả các cơ sở y tế bất kể quy mô đều thiếu đủ thứ (dược phẩm, hóa chất, trang bị, thiết bị,...) để có thể khám bệnh, chữa bệnh là hết sức bất thường (1) nhưng việc các điểm tựa cuối cùng cho sức khỏe, tính mạng của những người đang “thập tử, nhất sinh” như Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội), Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM),... cũng thiếu đủ thứ khiến bệnh nhân và thân nhân nếu không muốn chết mòn thì phải tự di chuyển nhiều nơi để tìm mua thuốc, tìm mua vật dụng y tế, hoặc làm các xét nghiệm,... rồi giao lại cho bác sĩ của họ chẩn đoán, xác định cách thức điều trị (2)... rõ ràng là không thể tưởng tượng được!

 

27 tháng 2 hàng năm là Ngày Thấy thuốc Việt Nam và năm nay, vào dịp này, các nhân viên y tế, lãnh đạo các cơ sở y tế chỉ đề cập đến một chuyện, không chỉ ngành y tế mà những người Việt cần được khám bệnh, chữa bệnh đều đang ngắc ngoải. Hôm 23/2/2023, Cổng Thông tin điện tử của chính phủ Việt Nam tổ chức một cuộc tọa đàm nhân dịp 27 tháng 2 nhưng chủ đề lại là “Ngành y vượt khó”. Ở cuộc tọa đàm ấy, Bác sĩ Trần Bình Giang – Giám đốc Bệnh việt Việt Đức - cảnh báo: Tại các bệnh viện lớn trên toàn quốc, vật tư y tế để chăm sóc người bệnh gần như đã hết, các hóa chất xét nghiệm để phục vụ chẩn đoán, điều trị cho người bệnh cũng gần như đã hếtChúng ta chỉ còn khoảng thời gian từ một tuần tới hai tuần nữa. Nếu như chúng ta không tháo gỡ được các vướng mắc liên quan đến mua sắm y tế, các bệnh viện hầu như sẽ không hoạt động được nữa!

 

Tương tự, khi đón ông Nguyễn Trọng Nghĩa – Bí thư BCH TƯ đảng kiêm Trưởng ban Tuyên giáo của BCH TƯ đảng đến tặng hoa, chúc mừng nhân Ngày Thấy thuốc Việt Nam, giống như các đồng nghiệp trên toàn quốc, Bác sĩ Nguyễn Tri Thức – Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy – dành phần lớn thời gian để trình bày về những bất cập của qui định hiện hành: Muốn mua sắm thì phải tổ chức đấu thầu. Muốn xét chọn thầu thì phải có ba bảng chào giá nhưng trên thực tế, tỉ lệ gói thầu có đủ ba bảng chào giá chỉ chừng 30% đến 40%. Có thể vì biết yêu cầu đó khó khả thi nên Bộ Tài chính hướng dẫn thêm rằng nếu không đủ ba bảng chào giá thì có thể thẩm định giá kê khai nhưng trên thực tế, không có cơ quan hữu trách nào thẩm định giá kê khai có đúng hay không... Do vậy mua sắm trong ngành y tế rất nhiều rủi ro vì rất dễ trở thành “cố ý làm trái” (3)...

 

Thiết bị kỹ thuật cao rất đa dạng. Chẳng hạn máy chụp cắt lớp (Computed tomography – CT) có hàng trăm loại, mỗi loại có độ phân giải, chức năng khác nhau. Do đặc điểm, các bệnh viện cấp tỉnh có thể chỉ cần mua máy CT 64 lát cắt nhưng những bệnh viện “tuyến cuối” cần phải loại 258 hay 512 lát cắt... Do đó, cũng là máy CT nhưng giá rất khác nhau và rất dễ bị buộc phải giải trình, dễ gặp rắc rối. Theo Bác sĩ Thức, Bệnh viện Chợ Rẫy cần thiết bị đặt stent mạch vành nhưng không đủ ba bảng chào giá cho gói thầu này nên có thể chỉ tiến hành đặt stent với bệnh nhân cấp cứu, những trường hợp khác sẽ phải chờ... Vào lúc này, 3/5 máy CT của Bệnh viện Chợ Rẫy bị hư nhưng thiếu ba bảng chào giá nên không thể sửa chữa hay mua máy mới để thay thế. Tình trạng tương tự là máy siêu âm, 10/35 máy đã hư...

 

Thiếu trang bị, thiết bị, nhân viên y tế phải làm thêm giờ (có khoa như Xạ trị phải làm từ 6 giờ sáng hôm nay đến rạng sáng hôm sau), căng thẳng hơn, cực nhọc hơn nhưng đó vẫn chưa phải là điều đáng ngại nhất. Điều đáng ngại nhất là bệnh nhân lãnh đủ. Rất nhiều bệnh nhân có nhu cầu phải đi nơi khác để được chụp, chiếu rồi mang kết quả về Bệnh viện Chợ Rẫy cho bác sĩ chẩn đoán. Trước, mỗi ngày Bệnh viện Chợ Rẫy khám – điều trị cho khoảng 6.000 bệnh nhân ngoại trú, nay - con số này chỉ còn... 2.000! Báo điện tử VietNamNet mới giới thiệu một phóng sự ảnh về Bệnh viện Chợ Rẫy và gọi đó là... “cảnh tượng chưa từng thấy” (4): Hàng loạt thiết bị kỹ thuật cao hư hỏng, bất khiển dụng nhưng không thể mua sắm, sửa chữa nên bệnh viện “tuyến cuối” cho cả khu vực Tây Nam, Đông Nam của miền Nam vốn nổi tiếng đông đúc, giờ thưa vắng khác thường.

 

                                                                ***

 

Giống như nhiều lĩnh vực khác, lĩnh vực y tế tại Việt Nam cũng có đủ loại scandal liên quan đến đầu tư hạ tầng, mua sắm dược phẩm, trang bị, thiết bị,... Giống như nhiều lĩnh vực khác, tham nhũng trong lĩnh vực y tế tại Việt Nam cũng là vấn nạn trầm kha đã vài thập niên. Nỗ lực chấn chỉnh bằng việc đặt ra đủ loại quy định, soạn lập quy trình, rồi thanh tra, điều tra truy cứu trách nhiệm hình sự như đã thấy trong vài năm gần đây đối với lĩnh vực y tế nói riêng và các lĩnh vực khác nói chung không những không khả quan mà còn cho thấy hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam đã mục ruỗng đến mức vô phương cứu vãn! Dựa trên những gì đã biết, không thể chỉ xem yêu cầu ba bảng chào giá đang gieo vạ cho cả y giới lẫn dân chúng là biểu hiện của bất trí, trong nhiều trường hợp, sự vô lý đến mức không thể lý giải vì sao chính là đặt bẫy để kiếm lợi...

 

Đầu tháng trước, Tòa án thành phố Hà Nội công bố hình phạt đối với 36 bị cáo dính líu tới vụ giao cho Công ty Tiến bộ Quốc tế (AIC) 16 gói thầu trong Dự án xây dựng Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai từ 2010 đến 2015 gây thiệt hại cho công quỹ 148 tỉ (5). Diễn biến của phiên xử kéo dài gần hai tuần này bộc lộ một điều mà không cá nhân hay cơ quan hữu trách nào ở Việt Nam chịu thừa nhận: Chính qui định, quy trình là bà đỡ vụ án này. Xây dựng bệnh viện cho dân chúng trong tỉnh nhưng ngay cả Bí thư tỉnh cũng phải dựa vào vài người như bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc AIC) để “xin vốn Trung ương”. Năm 2016, Trung ương chỉ đồng ý cấp cho Đồng Nai 889 tỉ để làm “vỏ” Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai. Sau khi lãnh đạo Đồng Nai nhờ bà Nhàn, Trung ương cấp thêm 754 tỉ để nhồi “ruột” (mua sắm các thiết bị y tế).

 

Do bà Nhàn có công, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai mới chỉ đạo lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai sắp đặt để bà Nhàn thắng hết các gói thầu với giá cao hơn nhiều so với giá trị thật và cùng nhau nhận tiền... “tạ ơn”. Trước tòa, ông Trần Đình Thành – cựu Bí thư Đồng Nai – khai, chính ông điện thoại cho bà Nhàn để kể về dự án xây bệnh viện đa khoa cho tỉnh bị thiếu vốn và nhờ bà Nhàn “góp cho tỉnh Đồng Nai một tiếng nói”, bởi “Nguyễn Thị Thanh Nhàn có thể thuyết phục bộ, ngành Trung ương ủng hộ vốn cho các địa phương. Còn bộ, ngành nào thì tôi không biết” (6). Hệ thống tư pháp (công an, kiểm sát, tòa án) chỉ ghi nhận - đúng là hồi đầu (2006), Trung ương chỉ cho Đồng Nai 899 tỉ để xây bệnh viện đa khoa chứ không cấp tiền sắm thiết bị y tế, mãi đến năm 2010, Trung ương mới phê duyệt, cho thêm 754 tỉ để mua thiết bị - nhưng... không nói gì thêm!

 

(còn tiếp)

 

----------------

Chú thích

 

(1) http://daidoanket.vn/khong-the-tram-dau-do-dau-nguoi-benh-5710713.html

 

(3) https://vietnamnet.vn/nguy-co-benh-vien-cho-ray-chi-dat-stent-cho-ca-cap-cuu-vi-vuong-gia-goi-thau-2114148.html

 

(4) https://vietnamnet.vn/canh-tuong-chua-tung-thay-o-benh-vien-cho-ray-2113981.html

 

(5) https://thanhnien.vn/nhan-hoi-lo-cuu-bi-thu-tinh-uy-dong-nai-tran-dinh-thanh-lanh-11-nam-tu-1851538705.htm

 

(6) https://cand.com.vn/phap-luat/lanh-dao-tinh-dong-nai-moc-noi-voi-ai-de-xin-duoc-von-tu-trung-uong--i678668/

 

                                                              *********

Từ chuyện y tế: Nhân sự theo quy trình và khốn khổ, chết đúng... quy trình! (phần 2)

Trân Văn

28/02/2023

https://www.voatiengviet.com/a/tu-chuyen-y-te-nhan-su-theo-quy-trinh-va-khon-kho-chet-dung-quy-trinh-(phan-2)/6982336.html

 

Từ năm 2021 đến giờ, hiệu quả duy nhất mà hệ thống chính trị, hệ thống công quyền đạt được thông các các cuộc họp, các hội nghị mang tính chất khẩn cấp, bất thường chỉ là giải quyết những cá nhân đã được đảng quy hoạch...

 

https://gdb.voanews.com/03cc0000-0aff-0242-86be-08da21fec8ac_w1023_r1_s.jpg

Tại Hội nghị Triển khai công tác y tế năm 2023, TT yêu cầu ngành y tế: Giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế, không để tiếp diễn tình trạng người bệnh phải “mua ngoài”. Khắc phục tâm lý sợ sai - “làm ít, sai ít - không làm, không sai”

 

 

Phần 2

 

Những câu chuyện mà tờ Đại Đoàn Kết gom lại để kể cách nay vài ngày: Một phụ nữ 50 tuổi ở Nam Định bị viêm gan nhưng bệnh viện không có thuốc nên dẫu sắp đến ngày sinh, cô con dâu vẫn phải lặn lội về Hà Nội tìm thuốc cho mẹ chồng. Hành trình của cô con dâu tìm thuốc trị viêm gan cho mẹ chồng gian nan và được ví von như như tìm.. . “thuốc trường sinh bất tử” trong các chuyện cổ tích. Hay một đứa trẻ bị suyễn mãn tính nhưng không tìm được thuốc cắt cơn, nửa đêm bé khó thở, cha mẹ phải đập cửa hàng xóm cầu cứu, may mà hàng xóm có người sẵn thuốc nên bé “tai qua, nạn khỏi” (1)... vốn đã kéo dài từ đầu năm ngoái đến giờ.

 

Năm ngoái, hệ thống truyền thông chính thức kể đủ thứ chuyện không thể tưởng tượng lại có thể xảy ra trong hệ thống y tế Việt Nam: Bệnh nhân cần phẫu thuật phải ra ngoài tìm mua... dao mổ, túi đựng nước tiểu (2). Bệnh viện thiếu cả chỉ khâu vết thương, thuốc tê, nhiều người cần mổ tim không được phẫu thuật vì thiếu thuốc chống đông máu,... Phẫu thuật phải hạn chế, chỉ thực hiện khi cần... cấp cứu. Hoặc bởi những ràng buộc về tổ chức đấu thầu, xét chọn thầu, dẫu biết làm như thế là tăng nguy cơ bị biến chứng nơi bệnh nhân, giảm chất lượng hoạt động của bệnh viện nhưng giới lãnh đạo bệnh viện vẫn phải chọn mua “loại dao mổ rạch ba lần mới đứt da” (3)...

 

Cho dù thực tế chứng minh những quy định, quy trình tưởng như chặt chẽ về đầu tư cho hạ tầng y tế, mua sắm dược phẩm, trang bị, thiết bị y khoa,... ấy không chỉ bất cập tới mức bất nhân mà còn thúc đẩy cả hệ thống từ trên xuống dưới, từ trái qua phải cùng nhau phạm pháp và không thể phân biệt được đâu là ngay tình, đâu là gian ý. Trường hợp đưa và nhận hối lộ khi thực hiện Dự án xây dựng Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai có liên quan đến Công ty Tiến bộ Quốc tế (AIC) như đã đề cập ở phần trước chỉ là một trong vô số ví dụ. Những vụ án liên quan đến hàng loạt cơ sở y tế và nhân viên y tế đã khiến các viên chức hữu trách trong lĩnh vực y tế... tỉnh ra. Hoạt động của hệ thống y tế chựng lại, rối như mớ bòng bong vì không có ranh giới để xác định đâu là làm trái vì bệnh nhân, vì sự nghiệp y tế, đâu là làm trái vì mình.

 

                                                            ***

 

Tình trạng các cơ sở y tế thiếu hụt đủ thứ vì giới lãnh đạo không dám mua sắm do quy định, quy trình tạo ra những hàng rào mà mạo hiểm vượt qua thì không rõ sẽ phải lãnh nhận loại hậu quả nào đã xuất hiện từ những năm đầu của thập niên 2020 và sự thiếu hụt càng ngày càng trầm trọng sau khi hàng loạt thương vụ đầu tư, mua sắm trong lĩnh vực y tế trở thành... “đại án”. Bởi hậu quả càng ngày càng trầm trọng, tháng 12 năm 2021, Quốc hội Việt Nam tổ chức cho chính phủ điều trần để xem xét - thông qua một “nghị quyết” liên quan đến việc “cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách trong lĩnh vực y tế”. Nếu chịu khó đọc lại tường thuật về phiên điều trần ấy ắt sẽ thấy, tuy cả hệ thống chính trị lẫn hệ thống công quyền đều biết quy định, quy trình phi lý, bất cập nhưng không có cá nhân nào ở bất kỳ bên nào muốn giải quyết hay biết cách giải quyết (4).

 

Ở phiên điều trần vừa đề cập, do chính phủ toan đẩy trách nhiệm giải quyết cho Quốc hội nên Chủ tịch Quốc hội thẳng tay vứt trả gánh nặng cho chính phủ và cật vấn: Tại sao Thủ tướng và chính phủ không sử dụng quyền Quốc hội đã trao? Thủ tướng và chính phủ phải quyết đoán (4)! Sau đó thì sao? Sau đó thì Thủ tướng và chính phủ tìm cách chất gánh nặng lên vai những cá nhân lãnh đạo các cơ sở y tế.

 

Cuối tuần trước, tại Hội nghị Triển khai công tác y tế năm 2023, Thủ tướng Việt Nam yêu cầu ngành y tế: Giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế, không để tiếp diễn tình trạng người bệnh phải “mua ngoài”. Khắc phục tâm lý sợ sai - “làm ít, sai ít - không làm, không sai” (5). Ngay sau đó, ông Chính gửi công điện: Yêu cầu Bộ Y tế và các bên có liên quan giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu đủ thứ trong quý này, tránh tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm (6).

 

Song chẳng có gì bảo đảm tình trạng các cơ sở y tế thiếu đủ thứ sẽ chấm dứt. Những yêu cầu như Thủ tướng Việt Nam vừa nêu hồi cuối tuần trước vốn đã được ông ta nêu ra năm, bảy lần từ cuối 2021 đến nay. Thậm chí hồi giữa năm ngoái, do mức độ trầm trọng của tình trạng các cơ sở y tế thiếu đủ thứ càng lúc càng cao, ông Chính còn triệu tập họp khẩn cấp, đòi “ngành y tế tránh tâm lý lo ngại, sợ sai, không dám làm” và “đề nghị các bộ ngành địa phương phối hợp chặt chẽ, trách nhiệm để quyết liệt khắc phục tình trạng này, tất cả vì sức khoẻ, tính mạng của người dân” (7). Tuy nhiên mới đây, theo báo cáo chính thức của Bộ Y tế thì “những vướng mắc trong các văn bản pháp luật” vẫn còn nguyên (8) và rõ ràng các viên chức hữu trách trong lĩnh vực y tế chẳng dại gì... làm bừa trong khi Thủ tướng và chính phủ chỉ động viên... “đừng sợ sai” rồi bất động, không làm gì cả!

 

                                                            ***

Nạn nhân của tình trạng các cơ sở y tế thiếu đủ thứ tất nhiên là dân chúng. Tình trạng này kéo dài không chỉ khiến những người chẳng may mắc bệnh chết mòn mà còn chết chùm. Xét cho đến cùng, sự khốn khổ ấy xuất hiện là vì các hệ thống từ chính trị đến công quyền không những bất tài, vô năng mà còn bất nhân. Trước nay, rừng quy định, quy trình vẫn được quảng bá như giải pháp nâng cao hiệt quả hoạt động của các hệ thống, chống lạm dụng công quỹ vừa vô tác dụng, vừa không ngăn ngừa được tham nhũng và khi rủi ro gia tăng, cơ hội “chấm mút” giảm xuống thì viên chức hữu trách trong lĩnh vực y tế nói riêng cũng như viên chức hữu trách trong các hệ thống đồng loạt “tọa sơn”, thản nhiên nhìn ngắm đồng loại và cũng là đồng bào vật lộn với khó khăn, quằn quại vì bệnh tật. Chẳng riêng lĩnh vực y tế, các lĩnh vực khác cũng vậy chứ không khá hơn.

 

Từ năm 2021 đến giờ, hiệu quả duy nhất mà hệ thống chính trị, hệ thống công quyền đạt được thông các các cuộc họp, các hội nghị mang tính chất khẩn cấp, bất thường chỉ là giải quyết những cá nhân đã được đảng quy hoạch – sắp đặt để lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền từ trên xuống dưới nhưng vì nhiều lý do không... xài được nữa. Còn những vấn nạn liên quan đến quốc kế, dân sinh thì vẫn thế - vẫn chỉ là những chỉ đạo, yêu cầu, cam kết chung chung chứ không đặt định được giải pháp nào cho ra hồn và tình trạng hệ thống y tế thiếu đủ thứ chỉ là một trong vô số ví dụ. Sẽ không thể có lối thoát khi đảng CSVN vẫn cương quyết giành giữ quyền sắp đặt nhân sự - bất kể đương sự tài, đức ra sao. Chẳng hạn trong lĩnh vực y tế, làm sao có thể buộc bà Đào Hồng Lan chịu trách nhiệm khi bà được... đảng phân công. Chính quy hoạch nhân sự tạo ra sự khốn khổ đúng... quy trình và có chết thì cũng vẫn là chết đúng... quy trình. Thứ quy trình biến công dân thành đối tưởng chỉ hưởng “quyền rơm” nhưng liên tục lãnh “vạ đá”!

 

-----------------

Chú thích

 

(1) http://daidoanket.vn/khong-the-tram-dau-do-dau-nguoi-benh-5710713.html

 

(2) https://laodong.vn/y-te/benh-vien-da-khoa-vung-tay-nguyen-noi-ve-viec-thieu-dao-mo-cho-nguoi-benh-1079252.ldo

 

(3) https://dantri.com.vn/suc-khoe/dao-mo-rach-3-lan-moi-dut-da-thuc-trang-chung-o-nhieu-benh-vien-20220823071100024.htm

 

(4) https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/quoc-hoi/quoc-hoi-da-trao-quyen-chinh-phu-can-co-quyet-sach-manh-me-hon-799520.html

 

(5) https://tienphong.vn/thu-tuong-yeu-cau-giai-quyet-dut-diem-tinh-trang-thieu-vat-tu-sinh-pham-y-te-post1512703.tpo

 

(6) https://zingnews.vn/thu-tuong-yeu-cau-giai-quyet-dut-diem-viec-thieu-thuoc-vat-tu-y-te-post1406709.html

 

(7) https://tuoitre.vn/hop-khan-ve-thieu-thuoc-thu-tuong-yeu-cau-sai-thi-sua-khong-de-so-sai-khong-dam-lam-20220623194947856.htm

 

(8) https://vietnamnet.vn/benh-vien-lon-dong-loat-keu-thieu-thiet-bi-bo-y-te-noi-gi-2113912.html





View My Stats