20/11/2021
https://www.voatiengviet.com/a/bbb-xa-hoi-my-se-thay-doi/6321202.html
https://gdb.voanews.com/4F0FE5C1-638A-4851-882E-DAE06DDF88ED_w650_r1_s.jpg
Sau khi Thượng viện
thông qua, dự luật sẽ được chuyển về Hạ viện để biểu quyết lần nữa trước khi
đưa cho ông tổng thống ký tên, như ông đã đặt tên là Luật “Tái thiết Tốt
hơn” (BBB).
Các nước Âu châu bắt đầu thiết lập mạng lưới
trợ cấp xã hội từ thế kỷ 19. Nước Đức dẫn đầu với chính sách bảo hiểm thương tật
trong khi làm việc, bảo hiểm thất nghiệp; nước Pháp với trường học miễn phí,
vân vân. Sang thế kỷ 20, các quốc gia cấp tiền giúp cha mẹ nuôi con cho đến lớn;
phụ nữ sinh nở được nghỉ vẫn lãnh lương; bảo hiểm y tế cho tất cả mọi người; trợ
cấp nhà giữ trẻ và nơi nuôi người già. Những chính sách nâng đỡ dân nghèo đều
nhắm đối phó với phong trào cộng sản quốc tế. Các nước giàu Australia, New
Zealand, Canada tuy không lo bị cộng sản gây loạn nhưng vẫn áp dụng các chương
trình xã hội như ở Âu châu.
Người Mỹ không phải lo đối phó với cộng sản ở
trong nước họ. Vì kinh tế phồn thịnh, giới công nhân cũng sống khá giả. Cho nên
đến năm nay mới thấy một dự luật mở rộng mạng lưới xã hội ở Mỹ, Hạ viện mới biểu
quyết ngày 19 tháng 11, 2021. Có 220 dân biểu đảng Dân chủ bỏ phiếu thuận, 212 người thuộc đảng Cộng
Hòa và một đại biểu Dân chủ chống lại. Khi đưa lên Thượng viện dự luật sẽ
bị cắt bớt như Nghị sĩ Joe Manchin (West Virginia) đã báo trước. Nếu thiếu ông
Manchin, đảng Dân chủ sẽ không đủ 51/100 phiếu!
Dự luật chi $1.75 ngàn tỷ mỹ kim sẽ là một
thay đổi lớn trong hệ thống xã hội nước Mỹ.
Các trẻ em 3, 4 tuổi chưa đi học sẽ được gửi
nhà giữ trẻ miễn phí để cha mẹ đều có thể đi làm, tốn tất cả $100 tỷ trong ba
năm đầu, nhưng sau 6 năm sẽ chấm dứt. Chính phủ sẽ cấp tiền giữ trẻ em chưa đi
học, nhắm vào giới trung lưu với lợi tức bằng 2.5 lần lợi tức bậc trung ở mỗi
tiểu bang trở xuống, những gia đình kiếm được dưới ba phần tư (75%) lợi tức bậc
trung sẽ không phải trả đồng nào; trong thời hạn ba năm.
Người già được chú ý. Dự luật sẽ chi $150 tỷ
giúp trả công săn sóc những người già và tàng tật. Hiện nay ở nhiều tiểu bang
những người về hưu hưởng Medicare vẫn phải bỏ tiền túi trả cho người đến chăm
sóc tại nhà.
Trong số hơn 62 triệu người về hưu hưởng
Medicare rất nhiều vẫn phải trả tiền túi khi dùng dịch vụ y tế, mai mốt sẽ trả
ít hơn. Dự luật còn đi vào những chi tiết, như những người phải chích insulin,
họ sẽ không phải trả quá $35 đô la. Khoảng 4 triệu người ở 12 tiểu bang không mở
rộng chương trình Medicaid sẽ được giúp mua bảo hiểm cho đến năm 2025. Những
người nghèo hưởng trợ cấp để mua bảo hiểm y tế sẽ được tiếp tục cho đến năm
2027.
Nếu dự luật này được thông qua, lần đầu tiên
người già ở Mỹ sẽ được bảo hiểm trị bệnh tai nghễnh ngãng. Đây cũng là lần đầu
tiên chính phủ Mỹ dành quyền mặc cả giá mua thuốc, cho 10 đến 15 loại thuốc
cung cấp cho các người về hưu, đặc biệt là giá insulin.
Dự luật cho phép những người đi làm mà mắc bệnh,
sinh con, hay cần săn sóc vợ, chồng bịnh nặng, sẽ được nghỉ 4 tuần lễ, bắt đầu
từ năm 2024; và họ được trả lương, tối đa $814 đô la một tuần. Điều khoản này sẽ
khó lọt qua cửa thượng viện vì Nghị sĩ Manchin phản đối.
Để chi trả cho các khoản tiền trên, dự luật sẽ
tăng thuế các công ty và những người lợi tức cao nhất nước. Suất thuế 21% đánh
trên lợi tức công ty sẽ không thay đổi; nhưng các công ty lớn nhất sẽ chịu suất
thuế tối thiểu 15% dù trước đây họ có những cách để đóng rất ít thuế hay không
phải đóng đồng nào. Tiền lời kiếm được ở nước ngoài sẽ bị đánh thuế. Những người
lợi tức cao sẽ không bị tăng thuế, nhưng nếu trên $10 triệu thì bị tăng 5% và
trên $25 triệu thì trả thêm 3% nữa.
Chính phủ Mỹ sẽ tăng gấp đôi số nhân viên Sở
Thuế (IRS) với hy vọng thu được thêm $480 tỷ hơn; vì trước đây không đủ người
kiểm tra lại các bản khai thuế của những người giàu có nhất! Sở Ngân sách Quốc
hội (CBO) thì tiên đoán nỗ lực đó chỉ tăng số thu được $207 tỷ. Trong khi đó,
CBO tiên đoán cả bản dự luật này, nếu thi hành sẽ khiến ngân sách khiếm hụt
thêm $267 tỷ mỹ kim trong vòng 10 năm.
Nói chung, bản dự luật của Hạ viện dù đã thay
đổi nhiều vẫn giữ nguyên các mục trợ cấp cho trẻ em, cho người già, người bệnh.
Họ chỉ cắt bớt các món tiền chi để tổng số dự trù $3.5 ngàn tỷ xuống còn một nửa.
Khi lên Thượng viện, chắc sẽ còn bị cắt thêm.
Các khoản tiền $555 tỷ liên quan đến chính
sách bảo vệ môi trường, $100 tỷ về vấn đề di dân sẽ bị cắt bớt để được tất cả
50 nghị sĩ Dân chủ ủng hộ. Phó Tổng thống Kamala Harris sẽ bỏ lá phiếu thứ 51.
Sau khi Thượng viện thông qua, dự luật sẽ được chuyển về Hạ viện để biểu quyết
lần nữa trước khi đưa cho ông tổng thống ký tên, như ông đã đặt tên là Luật
“Tái thiết Tốt hơn” (BBB).
Ngay bây giờ, dự luật BBB đã bị chỉ trích, vì
có thể khiến lạm phát tăng thêm, trong khi dân Mỹ đang lo vì giá cả tăng lên
nhanh quá.
Nhưng mối lo này không lớn lắm. Số tiền dự trù
$1.75 ngàn tỷ đô la sẽ được chi ra chậm chạp, nhiều khoản chờ vài ba năm mới bắt
đầu, không ảnh hưởng ngay trên giá sinh hoạt. Hơn nữa, khi các món tiền đó bắt
đầu được chi tiêu thì nạn lạm phát hiện nay do Covid-19 gây ra chắc đã ngừng;
khi bệnh dịch thuyên giảm.
Điều chỉ trích quan trọng hơn là bản dự luật
nói là sẽ chi tiêu $1.75 ngàn tỷ mỹ kim nhưng trong thực tế sẽ tốn hơn nhiều. Một
mánh lới của đảng Dân chủ là tất cả các khoản chi tiêu đều được giới hạn thời
gian để tổng số tiền chi thấp.
Khoản trợ cấp nuôi trẻ ($3,600 mỗi năm cho con
cái dưới 6 tuổi, và $3,000 cho tới tuổi 17) mỗi năm tốn $130 tỷ, chỉ có một năm
sẽ hết hạn. Số tiền trả cho người lợi tức thấp (EITC, Earned income tax credit)
sẽ tốn $15 tỷ mỗi năm, cũng chỉ thi hành một năm thì ngưng. Khoản trợ cấp bảo
hiểm y tế cho những người lợi tức thấp cũng chỉ được kéo dài tới năm 2025.
Tiền trợ cấp chăm sóc trẻ em để cha mẹ có thể
đi làm dự trù tốn $100 tỷ được thi hành đến năm 2024 và có thể kéo dài đến 2027
rồi ngưng. Tiền chi cho các nhà giữ trẻ em 3, 4 tuổi có thể tốn $380 tỷ, được
giảm từ từ trong 6 năm thì hết.
Các đại biểu Dân chủ đã soạn bản dự luật với
thời gian có giới hạn, để tổng số chi chỉ có $1.75 ngàn tỷ. Nhưng khi các khoản
chi tiêu hết hạn phải ngừng thì chuyện gì sẽ xảy ra? Quốc hội có thể bỏ qua
không làm gì hết. Nhưng sẽ có nhiều đại biểu đưa ra dự luật “kéo dài thời hạn”
các điều khoản đó.
Có đại biểu nào muốn bỏ phiếu cắt bỏ số tiền
$300 đô la một tháng giúp cha mẹ nuôi con? Ai sẵn sàng bỏ phiếu bắt cha mẹ từ
nay phải giữ các con nhỏ 3, 4 tuổi ở nhà vì chính phủ sẽ ngưng cho tiền gửi
con? Ai muốn bắt những người về hưu phải trả thêm tiền khi chữa bệnh hay mua
thuốc? Ai muốn các cụ già không thể tắm lấy từ nay phải bỏ tiền túi trả người đến
săn sóc, vì luật đã hết hiệu lực?
Cho nên trong tương lai rất nhiều điều khoản
trong bản dự luật, BBB khi hết hạn sẽ được “tái tục” (renew). Nghĩa là tổng số
chi sẽ cao hơn nhiều. Theo nhật báo Wall Street Journal, Budget Model của Đại học
Penn Wharton đã tính toán xem bản dự luật mới sẽ tốn bao nhiêu tiền nếu các khoản
trợ cấp được duy trì mãi mãi. Con số tính ra là $4.6 ngàn tỷ đô la trong 10 mười
năm tới.
Nhưng đây không phải chỉ là một vấn đề ngân
sách. Những người chủ trương bản dự luật muốn xã hội Mỹ thay đổi. Họ chủ trương
xã hội phải giúp các công dân nuôi trẻ em, người già, người bệnh, vân vân.
Liệu các chương trình giúp đỡ tiêu nhiều tiền
như thế có tai hại cho nền kinh tế hay không? Nhiều người nói rằng không; mà
còn thấy ngược lại. Các chương trình xã hội sẽ tạo cơ hội cho nhiều người có việc
làm; và nhiều người khác có nghề chuyên môn sẽ được đi làm khi không cần lo
chăm sóc con cái, cha mẹ già nữa.
Phải chờ hàng chục năm mới biết kết quả có như
vậy hay không. Nhưng khi đạo luật BBB
P được thi hành xã hội Mỹ sẽ thay đổi.
----------------------
LIÊN QUAN
No comments:
Post a Comment