Việt
Nam : Tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Hà Nội bắt đầu hoạt động
Thanh
Phương -
RFI
Đăng ngày: 06/11/2021 - 10:52
https://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20211106-viet-nam-duong-sat-do-thi-ha-noi
Hôm nay, 06/11/2021, 10 năm sau khi khởi công, tuyến
đường sắt đô thị đầu tiên của thủ đô Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông, đã chính
thức vận hành. Công trình đã bị chỉ trích nặng nề do chậm trễ nhiều năm và chi
phí xây dựng đã tăng gần gấp đôi so với dự kiến ban đầu.
https://s.rfi.fr/media/display/6721bf7c-3ee6-11ec-a74c-005056a90284/w:1024/p:16x9/Metro_2A.webp
Một đoạn tuyến tầu
điện Cát Linh - Hà Đông. © Wikipedia
Hôm nay, một đoàn tàu của tuyến đường sắt đô
thị này đã rời ga Cát Linh chở theo những hành khách đầu tiên trên một đoạn đường
dài 13 km đến Hà Đông. Theo báo chí trong nước, trong 15 ngày đầu tiên tuyến
Cát Linh – Hà Đông vận hành, hành khách sẽ được đi miễn phí.
Chính quyền thành phố Hà Nội hy vọng là tuyến
đường sắt đô thị đầu tiên này sẽ giúp giải quyết tình trạng kẹt xe kinh niên ở
thủ đô và giúp giảm bớt tình trạng ô nhiễm không khí nặng nề tại thành phố có đến
9 triệu dân này.
Hiện nay đường phố Hà Nội hầu như lúc nào cũng
chật kín xe, nhất là xe gắn máy. Theo số liệu của công an được hãng tin AFP
trích dẫn hôm nay, số xe gắn máy từ 2 triệu chiếc năm 2008 đã tăng lên thành
5,7 triệu chiếc năm 2020. Trong thời gian đó, số xe hơi từ 185.000 chiếc cũng
tăng lên thành 700.000 chiếc.
Vào những giờ cao điểm, người dân thành phố có
thể bị kẹt xe nhiều tiếng đồng hồ. Cho tới nay, phương tiện giao thông công cộng
duy nhất ở thủ đô Việt Nam là xe bus, mà cũng rất ít người sử dụng phương tiện
này. Theo Chi cục bảo vệ môi trường Hà Nội, giao thông cũng chính là nguồn chủ
yếu gây ô nhiễm không khí ở thành phố này.
Công trình xây dựng tuyến đường sắt đô thị đầu
tiên Cát Linh – Hà Nội đã bị ngưng lại nhiều lần do các vấn đề về an toàn và
chi phí, đã tăng vọt lên tới 900 triệu đô la so với ngân sách dự kiến ban đầu
là 500 triệu đô la.
Từ đây đến năm 2030, Hà Nội dự kiến có thể sẽ
có 9 tuyến đường sắt đô thị. Còn tại Sài Gòn, tuyến đường sắt đô thị đầu tiên,
tuyến số 1 (Bến Thành-Suối Tiên) cũng đang bị chậm tiến độ xây dựng, một phần
là do đại dịch Covid-19. Theo dự kiến, đến cuối năm 2023 hoặc đầu năm 2024, tuyến
đường này mới có thể hoàn thành để đưa vào hoạt động.
-----------------------------------
VIDEO :
Tuyến đường sắt
Cát Linh - Hà Đông chính thức vận hành thương mại
Kênh Truyền
hình Đài Tiếng nói Việt Nam 06/11/2021
https://www.youtube.com/watch?v=B5uyXCLonQE
.
--------------------------------
.
Tàu
điện Cát Linh - Hà Đông vận hành
Thứ Bảy, ngày 06/11/2021 07:22 AM (GMT+7)
Sáng nay, Bộ Giao thông Vận tải đã chính thức bàn
giao dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông cho Hà Nội. Dự án được đưa vào vận hành
ngay sau đó.
Sự kiện: Đường sắt trên cao
Sáng 6/11, tại Hà Nội, đã diễn ra buổi lễ bàn
giao dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh – Hà Đông, đưa vào vận hành
và khai thác thương mại. Tham dự buổi lễ có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn
Thành, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng, lãnh đạo Bộ GTVT, các đơn vị liên
quan và đông đảo phóng viên báo chí.
Hơn 6h sáng, Bí thư
Hà Nội Đinh Tiến Dũng, Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh và lãnh đạo thành phố Hà Nội
đã có mặt tại khu vực nhà ga Cát Linh kiểm tra, nghe giới thiệu về quy trình
bán vé, quầy vé, kiểm tra vé đối với hành khách đi tại đây.
Bí thư Thành uỷ Hà
Nội Đinh Tiến Dũng và lãnh đạo TP Hà Nội có mặt tại nhà ga Cát Linh từ rất sớm
để kiểm tra, nghe giới thiệu về quy trình bán vé, quầy vé kiểm tra vé đối với
hành khách đi tại đây
Phát biểu tại buổi lễ, ông Vũ Hồng Phương,
Giám đốc BQL đường sắt Bộ GTVT đã báo cáo về việc xây dựng dự án này.
Theo ông Phương, đây là 1 trong 8 tuyến đường
sắt đô thị xuyên tâm và vành đai kết nối đô thị trung tâm Hà Nội với các đô thị
vệ tinh.Dự án được thiết kế theo tiêu chuẩn đường sắt đôi, khổ 1435mm, tốc độ tối
đa 80km/h, tốc độ khai thác 35km/h. Thời gian chạy tàu từ Cát Linh đến Hà Nội
là 23,63 phút. Tàu có sức chứa tối đa 960 người. Lưu lượng vận chuyển tối đa đạt
1,02 triệu người/ngày.
Đại diện TNHH MTV đường sắt đô thị Hà Nội
(Hanoi Metro) cho biết, sau lễ bàn giao, tiếp nhận, Hanoi Metro tổ chức vận
hành các đoàn tàu để chở người dân lên trải nghiệm toàn tuyến.
Hanoi Metro đã chuẩn bị hơn 200 nghìn vé 0 đồng
(thẻ từ cứng) để phát cho hành khách trải nghiệm tàu trong 15 ngày đầu vận
hành. Sau khi kết thúc hành trình, hành khách trả lại vé này cho đơn vị vận
hành ở cửa ra.
Khoảnh khắc ký kết
bàn giao đường sắt Cát Linh - Hà Đông giữa Bộ GTVT và UBND TP.Hà Nội
Thứ trưởng Bộ GTVT
Nguyễn Ngọc Đông phát biểu tại buổi lễ
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết,
để đảm bảo việc vận hành khai thác dự án an toàn, hiệu quả, Bộ sẽ tiếp tục yêu
cầu Ban quản lý dự án đường sắt tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo Tổng thầu EPC phối hợp
với Công ty Metro Hà Nội khẩn trương hoàn thiện các công việc còn lại và thực
hiện bảo hành, bảo trì dự án theo quy định.
Thứ trưởng Bộ GTVT nhấn mạnh, cam kết tiếp tục
phối hợp chặt chẽ với TP Hà Nội trong giai đoạn vận hành khai thác tại dự án
này cũng như việc triển khai các dự án đường sắt đô thị khác trên địa bàn.
Phó Chủ tịch UBND
TP.Hà Nội Dương Đức Tuấn phát biểu tại buổi lễ ký kết
Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Dương Đức Tuấn cho
biết, đây là tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Thủ đô và của cả nước. Theo
quy hoạch, Hà Nội sẽ có 10 tuyến đường sắt đô thị. Tuy nhiên, với tiến độ như
hiện nay thì phải mất từ 8-10 năm mới hoàn thành xong một dự án đường sắt đô thị.
Theo ông Tuấn, đây là loại hình giao thông ưu
việt, có khối lượng vận chuyển lớn, tốc độ cao, đáp ứng nhu cầu của giao thông
thành phố. Thay mặt lãnh đạo thành phố Hà Nội, ông Tuấn tuyên bố tiếp nhận bàn
giao và đưa tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông vào khai thác vận hành
thương mại giai đoạn đầu từ hôm nay.
Như vậy, sau 13 năm, 10 lần lỡ hẹn và qua 5 đời
Bộ trưởng, tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Việt Nam cũng như của Hà Nội
chính thức đưa vào vận hành. Người dân Thủ đô cũng được mục sở thị đường sắt
trên cao Cát Linh – Hà Đông.
9h, chuyến tàu đầu tiên sẽ lăn bánh từ ga Cát
Linh (quận Đống Đa, Hà Nội) đi ga Hà Đông (thuộc phường Phú Lương, quận Hà
Đông, Hà Nội) với thời gian khoảng 25 phút cho quãng đường 13,5km.
Ghi nhận của PV trực tiếp có mặt trên tàu cho
thấy, đi từ ga Cát Linh đến ga Thái Hà mất 2 phút.
7h40 chuyến tàu đầu
tiên chuẩn bị xuất phát
Đoàn tàu đang vào để
đón hành khách
Những hành khách đầu
tiên trải nghiệm dịch vụ đường sắt Cát Linh - Hà Đông
Chuyến tàu đầu tiên sau khi được bàn giao
Hành khách chờ tàu tại nhà ga Yên Nghĩa
Đi trên tàu Cát Linh - Hà Đông, hành khách có thể ngắm
phố phường Hà Nội từ trên cao
Khu vực bên trong nhà ga
Nhân viên bán vé được
bố trí ở ga Cát Linh. Dự kiến ngay sau lễ bàn giao, người dân sẽ được đi chuyến
tàu đầu tiên.
Bên trong nhà ga Cát Linh
Khu vực bán vé có mã QR để người dân có thể khai báo
y tế trước khi thực hiện hành trình
Rất đông phóng viên
báo đài có mặt để đưa tin
Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông do Ban quản
lý dự án đường sắt, Bộ GTVT làm chủ đầu tư, được khởi công từ tháng 10/2011. Tổng
mức đầu tư dự án hơn 18.000 tỷ đồng bằng nguồn vốn vay của Chính phủ Trung Quốc
và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.
Công trình đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông
có tổng chiều dài chính tuyền 13,5km/h (điểm đầu là ga Cát Linh, điểm cuối là
ga Yên Nghĩa, có 12 nhà ga trên cao) và khu Depot tại Phú Lương – quận Hà Đông.
Dự án có 13 đoàn tàu.
Tổng thầu EPC là Công ty TNHH Tập đoàn Cục 6
Đường sắt Trung Quốc và tư vấn giám sát thi công là Công ty TNHH GSXD Viện
nghiên cứu thiết kế công trình đường sắt Bắc Kinh.
Ngày 31/3/2021, các đơn vị thực hiện dự án bắt
đầu quá trình chuyển giao, cấp cơ sở kiểm đếm, tiếp nhận và xác định trách nhiệm
giữa 3 bên là chủ đầu tư, Tổng thầu Trung Quốc và phía Hà Nội.
Ngày 29/4, Tư vấn ACT của Pháp ban hành chứng
nhận an toàn hệ thống cho cho Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông. Đến tháng
7/2021, dự án được cơ quan nhà nước chuyên ngành về cấp chứng nhận thẩm định
giá an toàn hệ thống.
Ngày 29/10, Hội đồng kiểm tra Nhà nước về công
trình xây dựng chấp nhận kết quả nghiệm thu có điều kiện, đưa công trình đường
sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh – Hà Đông vào khai thác đoạn đầu.
Tổng Giám đốc Metro Hà Nội cho hay, giá vé được
TP.Hà Nội phê duyệt chính thức, giá mở cửa là 7.000 đ/lượt, theo chặng là
8.000đ-15.000đ/lượt. Giá vé ngày là 30.000đ/ngày. Vé cũng được bán theo tháng
(không định danh 200.000đ/người, có định danh là 100.000đ/người). Những đối tượng
được miễn phí đi xe buýt sẽ được miễn phí đi tuyến đường sắt Cát Linh – Hà
Đông.
Nguồn: http://danviet.vn/duong-sat-cat-linh-ha-dong-chinh-thuc-van-hanh-50202161172321520.htm
*
CLIP:
”Đột nhập” tàu điện Cát Linh - Hà Đông trước ngày đón khách
Trong những ngày qua, tàu điện Cát Linh - Hà
Đông đang liên tục vận hành trước khi bàn giao và chính thức chở khách.
No comments:
Post a Comment