Tuesday, 23 November 2021

GIÁO SƯ VŨ QUỐC THÚC QUA ĐỜI (Mỹ Anh - Saigon Nhỏ)

 


Giáo sư Vũ Quốc Thúc qua đời

Mỹ Anh

23 tháng 11, 2021

https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/giao-su-vu-quoc-thuc-qua-doi/

 

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2021/11/260203667_5218479471502091_1772086490779269287_n-1024x749.jpg

Giáo sư Vũ Quốc Thúc (ảnh: RFI)

 

Giáo sư Vũ Quốc Thúc – nhà kinh tế học và chính khách VNCH, người góp phần quan trọng trong việc đào tạo môn kinh tế học tại trường Đại học Luật khoa và Trường Hành chính Quốc gia Việt Nam Cộng Hòa – vừa qua đời tại Paris ngày 22 Tháng Mười Một 2021, hưởng thọ 102 tuổi.

 

Sinh ngày 5 Tháng Tám 1920 tại Nam Định, ông Vũ Quốc Thúc theo học Trường Cao đẳng Luật học (École Supérieure de Droit) tại Hà Nội, tốt nghiệp năm 1942. Ông có thời gian giữ chức Thống đốc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (1955-1956). Trước đó, ông là cố vấn Tổng thống Ngô Đình Diệm; Khoa Trưởng Đại học Luật Khoa Sài Gòn, Quốc Vụ Khanh Đặc trách tái thiết hậu chiến thời Đệ Nhị Cộng Hòa. Là một trong những nhân vật một thời lừng lẫy của chính trường miền Nam, ông là đồng tác giả bản “Kế hoạch Lilienthal-Vũ Quốc Thúc” – Kế hoạch phát triển kinh tế miền Nam Việt Nam 10 năm sau chiến tranh.

 

Cần nhắc lại, năm 1965, khi Mỹ bắt đầu đặt chân vào chiến trường Việt Nam, họ đã tin rằng họ sẽ thắng. VNCH cũng vậy. Do đó, Mỹ và VNCH bắt tay hoạch định kế hoạch xây dựng kinh tế thời hậu chiến. Giáo sư Vũ Quốc Thúc là trưởng phái đoàn Việt Nam trong cuộc soạn thảo bản kế hoạch này, cùng làm việc với chuyên gia kinh tế Mỹ là David E. Lilienthal. Công trình này ra đời khoảng năm 1969. Theo giáo sư Vũ Quốc Thúc, Kế hoạch kinh tế hậu chiến gồm đẩy mạnh khai hoang, làm thủy lợi, điện khí hóa đồng bằng sông Cửu Long… Mục đích cuối cùng của kế hoạch không thuần túy kinh tế mà còn là chính trị. Lilienthal tin rằng, việc thực hiện kế hoạch tại đồng bằng sông Cửu Long là một cách tốt để loại trừ sự hiện diện của Mặt Trận Giải Phóng, công cụ của Cộng sản Bắc Việt, vốn trà trộn và nằm vùng tại khu vực này. Tuy nhiên, kế hoạch chưa thực hiện được thì xảy ra sự kiện Mậu Thân 1968.

 

Về thái độ chính trị của giáo sư Vũ Quốc Thúc đối với chính trường miền Nam, có thể xem lại bài phỏng vấn của nhà báo Mặc Lâm đăng trên RFA ngày 28 Tháng Tư 2015, trong đó có đoạn liên quan Tổng thống Ngô Đình Diệm. Giáo sư Thúc nói:

 

“Đã nhiều lần ông Diệm tâm sự với tôi và phải nói rằng ông Diệm là một người yêu nước. Còn về anh em ông ấy thì tôi không biết nhiều nhưng riêng ông Diệm thì ông ấy là một người yêu nước và không muốn ngoại bang chi phối mình. Ông cũng sợ nội chiến đúng như tôi sợ vậy. Tôi còn nhớ cứ vào buổi tối, ăn cơm tối xong thì ông gọi phone thẳng cho tôi mời tôi vào chơi nói chuyện, tâm sự với tôi. Tôi thấy con người ông lúc đó không phải vì chính trị hay gì khác mà lúc ấy quả thực ông ấy nói lên cái nỗi lòng của ông ấy. Tôi biết ông không phải là người sẵn sàng theo ngoại bang”.

 

Và về cộng đồng người Việt hải ngoại, cũng theo bài phỏng vấn, giáo sư Thúc cho rằng:

“Tôi đã biết trong nước từ xưa qua các chế độ người mình có một tầm nhìn có lẽ nó hơi hạn hẹp quá không nhìn xa xôi và rồi cũng không ý thức được như cầu của dân tộc là phải phát triển để ít nhất cũng thành một nước thực sự độc lập, giàu mạnh. Người trong nước có lẽ cũng vì hoàn cảnh lịch sử đưa đến chỗ trước hết là chiến tranh dành độc lập, sau rồi lại đến chiến tranh lôi cuốn vào cuộc chiến giữa hai khối tư bản tự do và khối cộng sản độc tài toàn trị. Bị lôi cuốn vào cuộc chiến tranh đó và như tôi đã nói là rốt cục người mình lại chia rẽ chống nhau với người mình. Ngoại quốc người ta dùng người mình làm lợi cho người ta trong bãi đấu thành ra tôi thấy đó là một đại họa cho dân tộc.

 

“Bây giờ có một số người vượt ra ngoại quốc được. Vượt ra ngoại quốc vì hoàn cảnh không thể khác phải bỏ nước ra đi. Khi người ta đã liều mạng đi trên những chiếc thuyền mong manh trên biển cả mười phần chết đến 5, 6 thế mà người ta cũng bỏ nước ra đi. Khi ra đi như thế chúng ta có một cái nhìn toàn cầu, không còn chật hẹp như trước nữa, không nghĩ tới quê hương mà chém giết nhau chỉ vì quyền lợi ngắn hạn. Bây giờ những người ở bất cứ nơi nào bên Mỹ hay Âu châu hay Á châu chăng nữa thì họ đã có một cái nhìn toàn cầu.

 

“Với 90 triệu người mà trong đó có biết bao nhiêu người tài năng nhưng tại làm sao mà mình cứ để cho người ta lợi dụng mình như một con cờ để cuối cùng chém giết lẫn nhau? Cái điều đó nó làm cho tôi vô cùng phẫn nộ. Đó là những gì nó ám ảnh tôi trong bốn chục năm qua”.

 

……..

 

Theo thông báo của gia đình, thánh lễ cầu nguyện cho giáo sư Vũ Quốc Thúc sẽ được cử hành ngày 25 Tháng Mười Một 2021 tại Giáo xứ Việt Nam ở Paris; lễ hỏa táng được cử hành ngày 1 Tháng Mười Hai 2021.

 

(Tổng hợp)


======================================

 

Giáo sư Vũ Quốc Thúc qua đời   

Thanh Phương  -  RFI

Đăng ngày: 23/11/2021 - 14:10

https://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20211123-gi%C3%A1o-s%C6%B0-v%C5%A9-qu%E1%BB%91c-th%C3%BAc-qua-%C4%91%E1%BB%9Di

 

Theo tin từ gia đình, giáo sư Vũ Quốc Thúc vừa qua đời sáng hôm qua, 22/11/2021, tại Pháp, thọ 101 tuổi.

 

https://s.rfi.fr/media/display/6b06c1b6-10d3-11ea-9c4b-005056a99247/w:1024/p:16x9/Vu%20Quoc%20Thuc.webp

Giáo sư Vũ Quốc Thúc trả lời phỏng vấn RFI ngày 08/03/2012. Thanh Phương

 

Sinh năm 1920, giáo sư Vũ Quốc Thúc là một kinh tế gia và một chính khách, không những có nhiều đóng góp trong lĩnh vực giáo dục ở miền nam Việt Nam trước năm 1975, mà còn từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong chính quyền Việt Nam Cộng Hòa từ thời tổng thống Ngô Đình Diệm : Bộ trưởng Quốc gia Giáo dục, Thống đốc Ngân hàng Quốc gia, Quốc vụ khanh đặc trách Tái thiết và Phát triển....

 

Đặc biệt, giáo sư Vũ Quốc Thúc còn là đồng tác giả hai bản phúc trình Stanley-Vũ Quốc Thúc (1961) và Phúc trình Lilienthal-Vũ Quốc Thúc (1968) về tái thiết Việt Nam thời hậu chiến. Ông còn viết rất nhiều sách và khảo luận về các vấn đề chính trị, kinh tế bằng tiếng Việt và tiếng Pháp.

 

Nhờ sự can thiệp của thủ tướng Pháp Raymond Barre, bạn cùng dự thi văn bằng Thạc sĩ khóa năm 1950 với ông, giáo sư Thúc đã được qua định cư tại Pháp năm 1978, sống tại Nanterre, ngoại ô Paris và làm giáo sư môn kinh tế tại Đại học Paris từ năm 1978 cho đến khi nghỉ hưu vào năm 1988.

 

Tập hồi ký của giáo sư Vũ Quốc Thúc có tựa đề “Thời đại của tôi”, gồm 2 cuốn “ Nhìn lại 100 năm lịch sử “, xuất bản năm 2009 và “Đời tôi trải qua các thời biến”, xuất bản năm 2010, đã được dịch sang tiếng Anh và được xuất bản tại Hoa Kỳ vào năm 2014.

 

Theo thông báo của gia đình, thánh lễ cầu nguyện cho giáo sư Vũ Quốc Thúc sẽ được cử hành ngày 25/11/2021 lúc 11 giờ tại Giáo xứ Việt Nam tại Paris, 2 Villa des Epinettes 75017 Paris. Lễ hóa táng sẽ được cử hành ngày 1/12/2021.

 

RFI Tiếng Việt xin thành kính chia buồn với gia đình giáo sư Vũ Quốc Thúc.

 

                                                         ***

CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN

 

GS Vũ Quốc Thúc: " Phải chọn con đường vì dân tộc"

23/11/2021

Phỏng vấn giáo sư Vũ Quốc Thúc về quan hệ Việt-Trung

19/03/2012 


===============================================

.

.

Giáo Sư Vũ Quốc Thúc qua đời tại Pháp, thọ 101 tuổi

Người Việt Online -   23/11/2021

.

GS Vũ Quốc Thúc, Bắc Đẩu Tinh Luật Học Việt Nam, qua đời ở tuổi 102

Thiện Ý  -  Blog VOA   |   23/11/2021

.

Giáo sư Vũ Quốc Thúc qua đời

Saigon Nhỏ  -  23/11/2021

.

Vũ Quốc Thúc – Wikipedia tiếng Việt

.

Giáo sư Vũ Quốc Thúc vừa qua đời ngày 22/11/2021, tại Paris, hưởng thọ 101 tuổi   

22/11/2021







No comments:

Post a Comment

View My Stats