EU đòi Việt Nam thực hiện các điều khoản của EVFTA về xã hội dân sự
Ỷ
Lan
2021-11-25
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/eu-pressures-vn-on-civil-society-freedom-11252021204821.html
Đại diện Việt Nam tại Đối thoại trực tuyến giữa EU
và VN vào ngày 12/11/2021. Photo: RFA
Lần đầu tiên trong lịch sử ngoại giao, Hà
Nội chấp nhận đối thoại trực tuyến với Liên Âu về Hiệp ước Mậu dịch
Tự do (EVFTA) có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 8 năm ngoái.
Diễn Đàn chung lần thứ nhất giữa Việt
Nam và Liên Âu về Thương mại và Phát triển bền vững vừa diễn ra trong
tháng 11 này, qua ba cuộc họp quan trọng: Một giữa các Nhóm Tư Vấn Liên Âu –
Việt Nam (gọi là DAG, Domestic Advisory Groups), một giữa chính quyền Việt
Nam và Liên Âu, và một Diễn Đàn chung với DAG của hai bên, chính quyền và xã
hội dân sự.
86 tổ chức Việt Nam và Liên Âu tham dự qua
trực tuyến viễn liên tại Diễn Đàn chung, gồm có :
- Hội
Đồng Liên Âu,
- Bộ
Lao động, Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam,
-
Nhóm Tư Vấn Liên Âu do Bà Jude Kirton-Darling làm Chủ tịch
-
Nhóm Tư Vấn Việt Nam do Bà Trần Thị Lan Anh, Ủy Viên Ban Thường trực Phòng
Thương mại và Công nghiệp, làm Chủ tịch, và
-
Nhiều tổ chức xã hội dân sự — gồm các tổ chức phi chính phủ về nhân
quyền, môi trường, phụ nữ, động vật, công đoàn thuộc nhiều quốc gia Liên
Âu, các Quỹ tài trợ, tổ chức thương mại, v.v…
Ngoài các phát biểu của DAG Liên Âu phê phán
các cuộc đàn áp nhân quyền, bắt bớ, yêu sách trả tự do… ba chủ đề
thảo luận chính là, Mậu dịch và Lao động ; Mậu dịch, Khí hậu
và Môi sinh ; Mậu dịch và Ngư nghiệp.
Các cuộc thảo luận rất sôi nổi. Uỷ ban
Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (VHCR) quan tâm vấn đề quyền công nhân,
nhắc lại các lời hứa của Việt Nam khi ký kết EVFTA là sẽ sửa đổi Luật Lao Động
và cho ra đời những “Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở” (tức “WRO,
Workers Representative Organisations”) không trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động
Việt Nam của Nhà nước. Thế nhưng một năm trôi qua sau khi EVFTA có hiệu lực,
chưa hề thấy các WRO xuất hiện. Vì sao chậm thế nhất là vào lúc công
nhân cần được bảo vệ, cần biết rõ quyền của mình?
Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) hỏi về
vụ ô nhiễm cá chết Formosa. Câu đáp cho qua việc của Bộ Tài nguyên và Môi trường
không được hài lòng.
VCHR nhấn mạnh thêm, nhiều người hoạt động
bảo vệ nhân quyền hay môi sinh bị kết án, tù đầy dưới những điều luật mơ hồ về
“an ninh quốc gia” chỉ vì họ quay video, lập hồ sơ tố cáo những vi phạm về môi
sinh, như trường hợp Nguyễn Văn Hóa.
Viện Công nhân và Công đoàn, trực thuộc Tổng
Liên đoàn Lao động Việt Nam tiếc rằng lương tối thiểu ở VN không đủ sống, đề
nghị Liên Âu áp lực “trách nhiệm xã hội các Doanh nghiệp” (Corporate Social
Responsibility), mua hàng hóa Việt Nam với giá cao hơn để bảo vệ quyền thợ
thuyền Việt Nam.
Đại diện Khmer Krom lo âu về tình trạng các
dân tộc thiểu số, đặc biệt giới Khmer Krom ở đồng bằng sông Cửu Long bị thiệt
hại vì nước biển lên cao, còn bị kỳ thị, và chẳng ai bảo vệ họ.
Để nghe tiếng nói của Liên Âu, chúng tôi phỏng
vấn bà Jude Kirton-Darling, Chủ tịch DAG Liên Âu.
Bà Jude
Kirton-Darling - Chủ tịch Nhóm Tư Vấn Liên Âu
Ỷ
Lan: Thưa Bà, lần đầu tiên trong lịch
sử ngoại giao, Diễn Đàn chung giữa Việt Nam và Liên Âu về Thương mại và
Phát triển bền vững vừa diễn ra qua đường dây viễn liên giữa Brussels
và Hà Nội. Xin bà cho biết ý nghĩa về sự kiện này, và cảm tưởng bà
trước cuộc đối thoại trực tuyến?
Jude Kirton-Darling (JDK) : Đúng vậy, Diễn Đàn chung giữa hai bên chuẩn bị đã từ lâu.
Phải mất rất nhiều dàn xếp khó khăn giữa Liên Âu và Việt Nam trước khi
Diễn Đàn chung này được mở ra. Lẽ ra đã phải gặp gỡ nhau từ hồi tháng
6 vừa qua, nhưng nhiều lần trì hoãn do những bất đồng của hai bên.
Điều thứ nhất tôi muốn nói ngay, là thật
tuyệt vời Diễn Đàn được khai mở hôm nay. Thật là một điểm hẹn lịch
sử. Đây là lần đầu tiên, chúng tôi có cuộc gặp gỡ, qua đó các đại diện
xã hội dân sự có thể đối thoại trực diện với các viên chức thuộc Hội
đồng Châu Âu và Chính phủ Việt Nam. Không riêng các đại biểu xã hội dân
sự thuộc DAG (Ban Tư vấn Xã hội dân sự trong nước và Liên Âu) mà tất cả
các tổ chức đều có thể tham dự. Họ có thể đặt mọi câu hỏi, hay chất
vấn Liên Âu và Việt Nam về mọi thực tại hay vấn nạn của mậu dịch và
phát triển bền vững. Tôi nhận thấy cuộc thảo luận khá tích cực. Rất
quan trọng khi một số vấn đề gay cấn được đưa lên bàn mổ, thay vì che
giấu chúng. Quan tâm đến những vấn đề, như thiếu một không gian cho xã
hội dân sự tại Việt Nam ngày nay, bắt giam và cầm tù những nhà hoạt
động môi sinh hay những nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền, trì hoãn cải
cách Bộ Luật Lao động, và những vấn đề sinh tử liên quan tới những
điều luật trong lĩnh vực EVFTA nhằm bảo vệ sinh thái. Nói tóm, các vấn
đề chính yếu là công khai thảo luận thay vì che giấu, bỏ lơ.
*
Ỷ
Lan: Chính phủ Việt Nam hay DAG Việt Nam hồi đáp ra
sao, thưa bà?
JDK: Điều khó tránh là
họ không hồi đáp trực tiếp câu hỏi nêu ra, chuyện chẳng có gì ngạc
nhiên. Quả thật đây là lần đầu tiên chính quyền Việt Nam chấp nhận tham
gia đối thoại tương đối cởi mở với xã hội dân sự. Do đó tôi nghĩ điều
quan trọng là chính quyền Việt Nam đã chính thức nghe các mối quan tâm
của xã hội dân sự. Việc còn lại là chuyện của chúng tôi, tức Ban Tư
vấn và Hội đồng Châu Âu gây sức ép với nhà cầm quyền Việt Nam để tiếp
tục theo đuổi các mối quan tâm do xã hội dân sự đề xuất.
*
Ỷ
Lan: Theo hiệp ước EVFTA quy định thì
các Ban Tư vấn hai bên phải được thiết lập từ các tổ chức xã hội dân
sự độc lập. Ban Tư vấn Liên Âu có hơn 20 thành viên, kể cả các tổ chức
nhân quyền và môi sinh, công đoàn, v.v… Thế nhưng Ban Tư vấn Việt Nam chỉ
có ba tổ chức, và hai trong số ba tổ chức này chẳng độc lập tí nào. Sao
lại mất cân đối như thế, thưa bà?
JDK: Hiện tại DAG
Việt Nam chỉ có ba tổ chức, gồm Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam, Viện Công nhân và Công đoàn trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt
Nam, và Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD). Chúng tôi, DAG Liên
Âu, đã lên tiếng minh bạch tại hội nghị rằng chúng tôi trông đợi và yêu sách
số thành viên DAG Việt Nam phải được gia tăng. Chúng tôi cũng đòi hỏi các
quy định rõ ràng cho việc chọn lựa, vì chúng tôi biết có những tổ chức
xã hội dân sự nộp đơn xin tham gia DAG Việt Nam, nhưng bị chính quyền bác
bỏ với những lý do không rõ ràng.
Đối với chúng tôi, điều tối ư quan trọng
là phía đối tác Việt Nam phải là những tổ chức độc lập và đại biểu
cho xã hội dân sự. Tại các cuộc hội nghị, nhà cầm quyền Việt Nam
thường hứa hẹn rằng họ sẽ mở rộng cho những thành viên mới, và dự
trù nhân đôi số lượng thành viên trong những tuần lễ hay tháng tới. Chúng
tôi theo sát tiến trình này chặt chẽ. Chúng tôi biết rõ những nguy cơ cho
các nhà hoạt động xã hội dân sự, chính vì vậy mà chúng tôi quyết tâm hành
động liên đới với họ. Mỗi lúc nghe thấy tổ chức hay cá nhân nào bị hăm
doạ, sách nhiễu hay bị bắt bớ vì muốn tham gia DAG Việt Nam, chúng tôi
liền báo động Hội đồng Châu Âu và nhà cầm quyền Việt Nam, và chúng tôi
sẽ tiếp tục hành động theo hướng đó.
*
Ỷ
Lan: Như bà cho biết, tiến trình này
không khỏi nguy hại cho các xã hội dân sự Việt Nam. Nhiều tổ chức không
muốn gia nhập DAG Việt Nam vì họ sợ bị khép tội theo các điều mơ hồ về
An ninh quốc gia trong Bộ Luật Hình sự, và có thể lãnh án nặng nề cho bất
cứ ai đề cập. Nhiều nhà hoạt động bị cầm tù hiện nay do họ tố cáo
những thảm nạn sinh thái như vụ ô nhiễm Formosa hay tranh chấp đất đai.
Bà và Liên Âu có thể làm gì trước sự trạng này?
JDK: Từ khi DAG Liên Âu
được hình hành đầu năm nay, chúng tôi đã nêu lên nhiều trường hợp cá nhân
bị đàn áp vì họ liên hệ với EVFTA. Chúng tôi không sống ở Việt Nam,
nhưng chúng tôi hiểu rõ những áp lực và ép buộc mà họ phải chịu đựng.
Nên chúng tôi đã mạnh mẽ áp lực cho từng trường hợp, áp lực công
khai để đòi hỏi mở rộng không gian cho xã hội dân sự, vì chúng tôi nhận
thấy đây là chìa khoá thúc đẩy nhà cầm quyền thực hiện các hứa hẹn khi
ký kết EVFTA. Cần làm rõ một điều, là Hiệp ước Tự do Mậu dịch quy
định rõ ràng và dầy đủ rằng DAG Việt Nam phải được thiết lập với
những đại diện xã hội dân sự độc lập. Vì vậy, chúng tôi trông đợi
điều khoản này được thực hiện, nếu không, chúng tôi sẽ sử dụng mọi
phương cách để Việt Nam tôn trọng các điều cam kết.
*
Ỷ
Lan: DAG Liên Âu có thể giúp gì cho
những tổ chức xã hội dân sự Việt Nam được tham gia vào DAG Việt Nam
không thưa bà ?
JDK: Họ phải theo tiến
trình xin làm thành viên Việt Nam qua việc ghi danh trên trang web của Bộ
Công thương. Nhưng tôi khuyến khích các tổ chức muốn gia nhập DAG Việt
Nam liên lạc với chúng tôi qua DAG Liên Âu để chúng tôi có thể theo dõi và
can thiệp với nhà cầm quyền.
Ỷ
Lan: Xin cám ơn bà Chủ tịch.
=====================================
Tin, bài liên quan
“Nghiệp
đoàn Đôc lập Việt Nam hy vọng có cơ hội đăng ký và hoạt động hợp pháp tại Việt
Nam”
Công
đoàn độc lập tại Việt Nam có thực sự được phê duyệt vào năm 2023?
Việt
Nam bắt đầu sửa luật cho phép thành lập công đoàn độc lập?
Liệu
Hà Nội có chùn bước để đổi lấy EVFTA?
Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự Đại hội Công đoàn XII
Châu
Âu yêu cầu Việt Nam ký các công ước về người lao động trước FTA
Kêu
gọi bác bỏ Hiệp định Thương mại tự do EU-Việt Nam
Công
đoàn đã làm gì trước và trong dịch COVID-19?
Dân
biểu Châu Âu phản đối việc khởi tố và bắt giam nhà báo Mai Phan Lợi và luật gia
Đặng Đình Bách
No comments:
Post a Comment