Tuesday, 23 November 2021

DÂN CHỦ TẠI MỸ BỊ THỤT LÙI (Phan Minh - RFI)

 


Dân chủ tại Mỹ bị thụt lùi

Phan Minh  -  RFI

Đăng ngày: 22/11/2021 - 13:37

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20211122-d%C3%A2n-ch%E1%BB%A7-t%E1%BA%A1i-m%E1%BB%B9-b%E1%BB%8B-th%E1%BB%A5t-l%C3%B9i

 

Một báo cáo uy tín về nền dân chủ trên thế giới được phát hành vào hôm nay 22/11/2021, lần đầu tiên, xếp Hoa Kỳ trong nhóm các nước có nền dân chủ bị thụt lùi. 

 

https://s.rfi.fr/media/display/bc71a26a-4b86-11ec-ae48-005056bf30b7/w:1024/p:16x9/AP21317520001437%20%281%29.webp

Hoa Kỳ lần đầu tiên bị xếp trong những nước dân chủ tụt hậu. Ảnh tư liệu : Người biểu tình ủng hộ tổng thống Trump tràn vào chiếm nhà Quốc Hội trên đồi Capitol, Washington, hôm 06/01/2021. © AP /Jose Luis Magana

 

Báo cáo hàng năm của Viện Quốc tế về Dân chủ và Hỗ trợ Bầu cử (IDEA) có trụ sở tại Stockholm, Thụy Điển, được AFP trích dẫn, cho biết, xu hướng suy thoái dân chủ không suy giảm kể từ năm 2016 và hiện trên thế giới có hơn một phần tư dân số đang sống trong một nền dân chủ bị thụt lùi và nếu tính cả các chế độ độc tài hoặc tương đương thì con số này sẽ tăng lên 70%.   

 

Từ Stockholm, Thụy Điển, thông tín viên Frédéric Faux tường trình :   

 

Trong 5 năm qua, số nền dân chủ trên thế giới đã giảm từ 104 nước xuống còn 98 nước. Và nếu tính cả các tiêu chí liên quan đến bảo hộ xã hội cơ bản, tham nhũng, sự độc lập của cơ quan truyền thông và tư pháp, cũng là những điều kiện của nền dân chủ, thì bức tranh cũng không khả quan hơn mấy.

 

Brazil, Ấn Độ và thậm chí cả Hoa Kỳ thời tổng thống Trump đã gia nhập danh sách các nền dân chủ "thụt lùi", trong danh sách này còn có cả ba quốc gia ở châu Âu là Hungary, Ba Lan và Slovenia. Cuộc khủng hoảng trở nên nghiêm trọng hơn do đại dịch Covid-19, nhưng thực ra điều này còn bắt đầu từ trước đó, với sự phát triển của mạng xã hội, chủ nghĩa dân túy và thông tin sai lệch. Châu lục bị ảnh hưởng nhất về vấn đề này là châu Phi.

 

Seema Shah giám sát việc viết báo cáo này cho biết thêm : "Chúng ta từng thấy những tiến bộ đáng kể vào đầu những năm 90, mang lại nhiều hy vọng cho mọi người, nhưng số lượng các nền dân chủ ở châu Phi đã giảm từ 22 nước vào năm 2015 xuống còn 18 nước vào năm 2020. Vấn đề nằm ở chỗ là các nhà lãnh đạo có quá nhiều quyền lực trong tay và họ thường bám lấy quyền lực vượt quá giới hạn nhiệm kỳ cho phép."   

 

Nếu chúng ta thêm vào danh sách các chế độ độc tài làm suy giảm các nền dân chủ, thì ngày nay đến 2/3 dân số thế giới không còn nền dân chủ "thực sự". 

 

-------------------------------

 

CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN

Quan hệ Bruxelles-Budapest căng thẳng sau lời tố cáo Hungary là “nền dân chủ bệnh hoạn”

 

Hồng Kông : Ủy ban bầu cử mới chỉ có "những người yêu nước"

 

Chống Covid-19: Hơn 60% quốc gia vi phạm nhân quyền và dân chủ

 

 



No comments:

Post a Comment

View My Stats