NỘI
DUNG :
Bộ
trưởng công an Tô Lâm ăn bò dát vàng bằng tiền của ai?
Diễm Thi, RFA
.
VN: Hình ảnh Bộ trưởng Tô Lâm ăn bò dát vàng
gây bão dư luận
BBC News Tiếng Việt
.
Người
dân phẫn nộ trước bữa ăn dát vàng của Bộ trưởng Công an Tô Lâm
RFA
=============================================
.
.
VN: Hình ảnh Bộ trưởng
Tô Lâm ăn bò dát vàng gây bão dư luận
BBC News Tiếng Việt
5 tháng 11 2021, 13:17 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/world-59146429
Video quay cảnh Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam, Đại
tướng Tô Lâm, được "Thánh rắc muối" Salt Bae chế biến và đút cho ăn
món bò dát vàng đang gây xôn xao mạng xã hội.
Một video được đăng tải hôm 3/11/2021 trên tài
khoản TikTok của đầu bếp người Thổ Nhĩ Kỳ Nusret Gökçe, người có biệt danh Salt
Bae hay còn gọi "Thánh rắc muối" với gần 11 triệu người theo dõi đã lập
tức thu hút sự chú ý của nhiều người, đặc biệt là người dân Việt Nam.
Ông
Tô Lâm được phong thượng tướng
Bộ trưởng Tô Lâm nhận
quân hàm Đại tướng
Đoạn video dài 41 giây trên trang tài khoản
nurs_et cho thấy Salt Bae tự tay chế biến và phục vụ món bò dát vàng nổi tiếng
cho đoàn Việt Nam.
Video đặc tả cảnh Nusret Gökçe xắt từng miếng
thịt bò và tự tay rắc muối theo phong cách nổi tiếng của ông. Sau đó, ông cắt
và đút cho Bộ trưởng Tô Lâm một miếng. Sau khi thưởng thức, đại tướng Tô Lâm đã
giơ ngón tay cái lên biểu thị sự khen ngợi.
Thời điểm quay video nói trên không được tiết
lộ, nhưng một số hình ảnh trong video cho thấy nhiều người đeo khẩu trang, một
sự gợi ý cho thấy nó được quay trong đại dịch Covid-19.
Có một số thông tin chưa được chính thức xác
nhận cho biết video được quay tại nhà hàng của Nusret Gökçe tại London vào đầu
tháng 11.
Cũng trong thời gian này, Bộ trưởng Bộ Công an
Việt Nam, đại tướng Tô Lâm, đã có mặt tại Anh và có cuộc gặp với Bộ trưởng Nội
vụ nước chủ nhà, i Patel vào ngày 1/11.
Nghi án Tenma ‘hối lộ’:
Tướng Tô Lâm ‘phối hợp điều tra với Nhật Bản’
Một hình ảnh khác cho thấy đoàn của ông Tô Lâm
đến viếng mộ Karl Marx tại London.
Nusret Gökçe là một nhân vật nổi tiếng toàn cầu
với màn biểu diễn chế biến và phục vụ thịt bò độc đáo, đặc biệt là cách rắc muối
"có một không hai".
Ông đã mở hàng loạt nhà hàng tại Thổ Nhĩ Kỳ và
nhiều nước khác, trong đó có chi nhánh tại London. Khách hàng của ông có hàng
loạt người nổi tiếng như siêu sao bóng đá Kylian Mbappe, tài tử điện ảnh Mark
Wahlberg, ca sĩ Andrea Bocelli và các nhân vật giàu có khắp thế giới.
Mới đây, chuỗi nhà hàng bít tết của Nusret
Gökçe đã gây "bão mạng" vì một hóa đơn lên tới 37.023,10 bảng Anh
(tương đương 1,13 tỉ đồng) từ chi nhánh London. Đứng đầu trong hóa đơn là món
bò dát vàng tomahawk vàng có giá 850 bảng Anh
Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam, Đại tướng Tô
Lâm, được "Thánh rắc muối" Salt Bae chế biến và đút cho ăn món bò dát
vàng
Theo thực đơn của nhà hàng, mỗi phần bò này có
giá hơn 850 bảng Anh, chưa tính 15% phí phục vụ và các món ăn kèm.
Một tài khoản trên mạng xã hội Việt Nam bình
luận rằng một phần bò dát vàng tại đây có giá "tương đương 8 tấn lúa
khô" tại Việt Nam.
Trong video ngắn ngủi còn có sự góp mặt của
Chánh văn phòng kiêm Người phát ngôn Bộ Công an Tô Ân Xô, ngồi phía bên tay phải
của ông Tô Lâm và dùng điện thoại quay lại màn trình diễn của Salt Bae.
'Bão' dư luận
Hiện video Bộ trưởng Tô Lâm ăn 'bò dát vàng'
đã bị gỡ bỏ khỏi trang TikTok của Nusret Gökçe.
Tuy nhiên, cơn bão dư luận trên mạng xã hội vẫn
chưa lắng xuống.
Facebook một người tên Phạm Minh Vũ viết:
"Sẽ có bọn dư luận viên bào chữa rằng đó là bữa
tiệc chiêu đãi của nước sở tại, xin thưa, ở Châu Âu những quốc gia Dân chủ văn
minh họ sẽ không bao giờ chiêu đãi kiểu kệch cỡm, chơi ngông học làm sang ấy
đâu. Vì chính phủ của họ khi sử dụng một đồng tiền đều phải minh bạch, nếu tiêu
quá một đồng phải đứng trước Quốc hội mà giải trình với quốc dân của họ."
"Ở Pháp năm 2019, vợ chồng bộ trưởng Môi trường
đã bị áp lực dư luận và phải lột áo vì ăn tôm hùm chi bằng ngân sách vì phung
phí của Dân. Ai sẽ dám mời Tô Lâm đi ăn kệch cỡm vậy?"
Facebooker Phụ Bếp đặt vấn đề: "Dân Việt
cứ quay cuồng với miếng thịt bò dát vàng của anh Tô Lâm mà không biết đến giá
trị của chai rượu đỏ. Đã bước chân vào đó thì chai rượu ít nhất cũng chục ngàn
Euro. Chưa nói đẳng cấp như Tô thì phải khác bọn tư bản."
Một số ý kiến lại cho rằng, các lãnh đạo không
chi tiền túi cho bữa ăn đắt đỏ này, mà có thể là các doanh nghiệp, cá nhân đi
theo tháp tùng 'mời'.
Facebook cá nhân tên Phạm Lê Vương Các
viết:
"Đen đủi thế nào mà ông Tô Lâm, Bộ trưởng Công
an VN đang đi công cán bên trời Tây, cùng với tướng Tô Ân Xô lại mò vào quán
này, gặp phải tay chủ quán là Thánh Rắc Muối mù màu về chính trị - quay video
đưa lên Tiktok, không chỉ báo hại cho mấy ổng, mà như lật đổ cho học thuyết
giai cấp vô sản lãnh đạo ở Việt Nam."
Theo công bố của chính
phủ VN, lương bộ trưởng công an tính tới năm 2020 là 16,64 triệu
VND/tháng.
Từ lâu nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nhắc
nhở cán bộ cần học theo lối sống giản dị, khiêm tốn của cố Chủ tịch Hồ Chí
Minh, chống xa hoa, lãng phí.
Một
văn bản của Tuyên giáo phê phán những cán bộ Đảng viên "tự cho
mình nhiều đặc quyền, đặc lợi, hưởng thụ một cách xa hoa từ vị trí được giao phụ
trách,v.v.. và cuối cùng họ đã rời xa lý tưởng của người cộng sản, không còn
năng lực quy tụ và lãnh đạo quần chúng".
Hiện chưa thấy các cơ quan truyền thông Việt
Nam lên tiếng xác nhận, bác bỏ hay giải thích về vụ "ăn bò dát vàng"
của lãnh đạo Bộ Công an Việt Nam.
Trong ngày 5/11, Bộ trưởng Tô Lâm tiếp tục
cùng đoàn của thủ tướng chính phủ thăm Pháp.
Trang Vietnamnet cùng
ngày đăng hình ông và tướng Tô Ân Xô đến thăm và đặt vòng hoa tại tượng đài Chủ
tịch Hồ Chí Minh ở ngoại ô thủ đô Paris.
------------------------
Xem thêm bài trên trang BBC News bản
tiếng Anh: "Vietnam minister
criticised over 'Salt Bae' dinner"
.
.
==============================================
.
.
Người
dân phẫn nộ trước bữa ăn dát vàng của Bộ trưởng Công an Tô Lâm
RFA
5-11-2021
Bác sĩ ở Đà Nẵng ăn mì gói để chống dịch và bữa ăn
dát vàng của Bộ trưởng Công an Tô Lâm. Báo
Lao Động/ RFA edited
Nhiều
người dân Việt Nam tỏ ra giận dữ với một đoạn video được đăng tải hôm 3/11 quay
lại cảnh bữa ăn tối dát vàng của Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, cùng với đoàn tuỳ
tùng bao gồm Chánh văn phòng, Phát ngôn nhân Bộ Công an - Tô Ân Xô ở một nhà
hàng sang trọng của của anh chàng Salt Be, trong lúc nhiều người khó khăn vẫn
chưa nhận được hỗ trợ của chính quyền.
Thời điểm đăng video của “thánh rắc muối” diễn
ra cùng lúc với chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị về
biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc tại Anh và chuyến thăm Pháp ngay sau đó,
trong đó có sự tháp tùng của hai nhân vật kể trên.
Trong video dài 41 giây có đoạn ông Bộ trưởng
được phục vụ món bò bít tết dát vàng, và được đích thân chủ của chuỗi nhà hàng
nổi tiếng thế giới bón món ăn tận miệng theo đúng nghĩa đen.
Video này sau đó được người dùng mạng xã hội ở
Việt Nam chia sẻ lại vào tối ngày 4 tháng 11 và nhanh chóng được lan truyền rộng
rãi.
Vô vàn bình luận đã được đưa ra về bữa tối
sang trọng này, trong đó nhiều người tỏ ra giận giữ trước điều mà họ cho là “xa
hoa, hoang phí” của những cán bộ nhà nước. Cũng có nhiều người đưa ra những
bình luận mỉa mai về “giai cấp vô sản” mà đảng Cộng Sản ở Việt Nam vốn tuyên
truyền mình là đại diện.
Trả lời phỏng vấn của RFA, ông Nguyễn Tiến
Trung, một nhà quan sát và bình luận chính trị từ TP. HCM lý giải nguyên
nhân vì sao người dân phẫn nộ trước những hình ảnh này. Ông Trung nói:
“Thứ nhất là cái thời điểm, đó là trong cái
hoàn cảnh mà cả đất nước cũng như cả thế giới này đang đau khổ và khốn khổ vì
cái chuyện phong toả xã hội vì địch bệnh COVID-19, và thu nhập của người dân giảm
rất là sâu vì rõ ràng là nếu không đi làm được thì không có thu nhập, và nhà nước
phải cứu trợ cũng như nhiều hội nhóm xã hội dân sự phải làm thiện nguyện, từ
thiện để cứu trợ. Thế nhưng mà ở đây một cái người quan chức Cộng Sản họ đã đi
ăn một cái bữa ăn rất là mắc tiền. Đó cho nên là cái việc nó gây phẫn nộ với
người dân vì tầng lớp quan chức sống rất là xa hoa còn người dân thì khổ sở vì
dịch bệnh.
Thứ hai, tôi nghĩ người dân phẫn nộ là vì
chính những người quan chức đó là những người mà đi giảng đạo đức cho người
dân, họ nói là phải cần-kiệm-liêm-chính, chí-công-vô-tư, rồi suốt ngày giảng về
đạo đức cách mạng. Thế nhưng mà khi người ta nhìn vào cái bữa ăn như vậy thì
người ta thấy là họ có thực sự cần-kiệm-liêm-chính không, và chắc chắn là không
có rồi. Cho nên là người dân người ta phẫn nộ vì cái thói đạo đức giả của quan
chức nữa.”
Người dân vạ vật
bên vệ đường để lấy sức tiếp tục đi xe máy về quê hồi đầu tháng 10/2021. Ảnh:
Soha
Trung tướng Tô Ân Xô, phát ngôn viên của Bộ
Công an, người cũng xuất hiện trong video quay lại bữa tối sang trọng này được
nhiều người sử dụng mạng xã hội bêu rếu vì chính ông này trước đây đã đấu tố cụ
Lê Đình Kình ở Đồng Tâm là “cường hào, địa chủ mới”.
Sau khi hình ảnh và tin tức về bữa ăn này được
lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội thì một vài trang Facebook thường có bài
viết “ủng hộ chính phủ và chỉ trích các tiếng nói đối lập” đã đăng bài giải
thích rằng bữa ăn đó là “bữa tối tiếp khách do Bộ trưởng Bộ Nội Vụ Pháp - nước
chủ nhà mời đại diện Bộ Công an với vai trò là thượng khách.”
Tuy nhiên, tờ báo The Evening Standard của Anh
lại cho biết “thánh rắc muối” Salt Bae đang ở nhà hàng của ông Luân Đôn trong
suốt 6 tuần vừa qua sau khi khai trương nhà hàng sang trọng ở đây, và sẽ rời đi
vào Chủ nhật này để đến Ả Rập Xê Út khai trương một chi nhánh khác của ông.
Nhận định về cách “chữa cháy” trên của lực lượng
dư luận viên, một người dân Hà Nội giấu tên vì điều kiện an ninh, cho RFA biết:
“Tôi thấy rằng việc này là việc làm chống
chế từ những người ủng hộ chính phủ, và càng chống chế thì người ta lại càng nảy
sinh nghi ngờ, rằng nếu mà anh đi ăn một bữa ăn bình thường do một người đại sứ
hay doanh nghiệp mời thì cứ đi bình thường và có thể thông tin công khai.
Tuy nhiên, với việc chống chế như vậy thì khiến dư
luận đặt câu hỏi là càng chống chế thì càng cho thấy bữa ăn đó thực tế được chi
trả bằng tiền ngân sách của Việt Nam, mà ngân sách ở đây tức là từ việc đóng
thuế của người Việt Nam để phục vụ bữa ăn của Bộ trưởng.
Cái điều đó là điều khiến nhiều người bức xúc, bởi
vì trong khi ở trong nước thì người dân rất khổ sau đại dịch, thậm chí Việt Nam
ra nước ngoài phải xin từng đồng và từng giọt vắc-xin để chống dịch, thì tại
sao Bộ trưởng lại bỏ tiền ra một cách phung phí như vậy?!”
Hiện Bộ Công an, báo chí nhà nước và các cơ
quan của chính phủ Việt Nam vẫn chưa có giải thích chính thức nào về sự việc.
VIDEO :
Bộ trưởng
Công an Tô Lâm ăn bò dát vàng #shorts
https://www.youtube.com/watch?v=irjT0WtPeUU
.
===============================================
.
.
Bộ
trưởng công an Tô Lâm ăn bò dát vàng bằng tiền của ai?
Diễm
Thi, RFA
2021-11-05
Bữa ăn ngoại giao
hay bữa ăn từ tiền thuế của dân?
Một video clip chỉ khoảng 40 giây được lan
truyền chóng mặt trên mạng xã hội hai hôm nay, cho thấy “Thánh rắc muối” Salt
Bae tự tay bưng món bò dát vàng phục vụ cho Bộ trưởng công an Tô Lâm, người
phát ngôn Bộ Công An Tô Ân Xô và một người nữa trong đoàn tuỳ tùng của ngài Bộ
trưởng, tại một nhà hàng sang trọng. Được biết giá tiền mỗi phần ăn như vậy lên
đến 45 triệu đồng Việt Nam. Tổng cộng ba phần là 135 triệu đồng.
Bộ trưởng Công an Tô Lâm và miếng thịt bò dát vàng
Cư dân mạng xã hội nổi giận với hình ảnh các
quan chức Việt Nam ăn uống xa xỉ, trong khi dân trong nước đang kiệt quệ vì dịch
bệnh kéo dài suốt hơn hai năm qua. Facebooker Phạm Minh Vũ viết trên danh khoản
Facebook cá nhân của mình rằng:
“Tôi nhớ lại từng chuyến xe tháo chạy khỏi Saigon mấy
đợt vừa qua của người dân để chạy cái đói, cái khổ, tôi nhớ từng đoàn người đi
bộ nối hàng dài lam lũ trở về quê hàng trăm cây số vì đói, tôi nhớ tới đoàn xe
thiên di leo lên đỉnh Hải Vân trong cái mưa lạnh kèm bão lũ, tôi nhớ tới hình ảnh
người đàn ông phải nhặt từng hạt gạo khi cái nilon bục giữa hè phố sau khi xin
được nhà hảo tâm cho 3 kg gạo... và còn lắm cảnh thê lương mà Dân ta chịu nỗi
khốn khổ vì đại dịch, trong mấy tháng qua.
Tháp tùng Thủ tướng đi dự hội nghị tại Âu Châu không
biết hiệu quả đạt được ra sao? Mang lại lợi ích thế nào cho dân cho nước. Trước
mắt là thấy ngốn không ít tiền thuế của dân. Nhưng, lại tổ chức ăn uống nhìn nó
thật khốn nạn và lưu manh, kệch cỡm.”
Cũng trên mạng xã hội, nhiều bình luận cho rằng,
bữa ăn là do nước ngoài mời, không tốn ngân sách nhà nước, có gì mà ầm ĩ!
Nêu quan điểm của mình về vấn đề này với RFA,
Nhà báo Trần Ngọc Tuấn ở Cộng hòa Séc, một người luôn đấu tranh cho dân chủ,
nhân quyền trong nước nói:
“Khi tôi xem video clip đó thì cảm giác đầu tiên của
tôi là rất sốc vì trong khi dân hết sức đói nghèo, nợ công đất nước thì ngập.
Nhiều dư luận viên nhảy vào bênh ông Tô Lâm rằng đây là bữa tiệc chiêu đãi của
Chính phủ Pháp. Nói như thế là ngờ nghệch vì tôi ở châu Âu đã lâu rồi, không
bao giờ quan chức mời quan chức lại vào những chỗ đắt tiền như thế đâu. Họ lịch
thiệp và không bao giờ làm chuyện hoang phí như vậy thì đó là ngân sách của quốc
gia, là tiền thuế của dân. Họ không lãng phí như vậy đâu. Thêm vào đó, nếu là
buổi chiêu đãi thì phải có đối tác ngồi cùng bàn chứ.
Tôi cho rằng, họ ăn uống như thế trong khi dân thì
quá đói khổ sau đợt Covid là thiếu tính nhân văn và tầm văn hóa rất kém. Tôi
đánh giá tư cách của một quan chức như vậy là vất đi!”
VIDEO :
Đoạn trường
về quê sau giãn cách #shorts
https://www.youtube.com/watch?v=t8lBSlGyVK0&t=5s
Vụ “ăn chơi” của
Tô Lâm có “sân sau” lo?
Video clip được loan tải khi Bộ trưởng Công an
Tô Lâm đang trong chuyến tháp tùng đoàn của Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự hội
nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc COP26 tại Anh, sau đó đoàn Việt Nam
sẽ thăm chính thức Pháp.
Đằng sau hình ảnh ăn uống sang trọng, xa xỉ của
các vị đứng đầu ngành công an như trong clip đăng tải hai ngày qua, nhiều người
dân đặt câu hỏi rằng, tiền đâu mà các quan chức có thể tiêu xài phung phí như vậy?
Phải chăng đó là tiêu chuẩn đặc biệt của những người thuộc hàng lãnh đạo ngành
công an - người mà bấy lâu nay được coi là "thanh kiếm và lá chắn của đảng”?
Ông Lê Văn Triết,
nguyên Bộ trưởng Thương Mại, khi nghe về thông tin trên đã khẳng định rằng ông
không tin như thế. Ông Triết giải thích thêm với RFA vào sáng ngày 5 tháng 11:
“Bộ Tài chính họ đài thọ cho đoàn đó gồm bao nhiêu
người, mỗi người theo cấp bậc, trong thời gian bao lâu… là có quy định hết. Cho
nên, đoàn đó có muốn lấy nhiều hơn cũng không được, chỉ theo chuẩn đã được Bộ
Tài chính và những cơ quan chức năng khác quy định.
Trước khi đi (công tác - PV), Bộ Tài chánh họ chuẩn
bị sẵn số tiền đó và họ đến nhận. Khi trở về cũng phải báo cáo số tiền sử dụng.
Bộ Tài chính họ đâu được đưa quá số tiền quy định. Nếu làm sai quy định họ sẽ
vi phạm. Việc gì họ phải gánh tội như thế trong khi họ đâu phải người đi?”
Một luật gia tên HL. hiện đang sinh sống ở Hà Nội, người từng đứng trong hàng ngũ Đảng Cộng
Sản Việt Nam những năm 90, nói với RFA:
“Nếu cuộc viếng thăm do nước sở tại mời thì thông
thường họ đài thọ chi phí. Còn nếu mình chủ động thì mình phải tự lo. Ví dụ
mình thành viên của một khối, tổ chức quốc tế nào đó, khi đi dự các hội nghị
liên quan thì phải bỏ tiền túi ra, mà tiền này là ngân sách nhà nước. Nó có hết
trong các chương trình làm việc.
Chuyện ‘ăn chơi’ của Tô Lâm, theo tôi, có thể do một
số doanh nghiệp cánh hẩu, một số doanh nghiệp sân sau của ổng ở đó đãi ổng.
Công an họ có nhiều doanh nghiệp sân sau núp bóng bằng công ty tư nhân ở khắp
thế giới mà. Ở đâu họ chẳng có ‘đệ tử’. Chuyện đó đâu có gì khó hiểu. Công an
nó có những đặc tính của nó, nó có cách kinh doanh của nó. Chỉ có nó mới ‘bán’
hộ chiếu, ‘bán’ visa được thôi. Giá cả thì tùy vào độ gấp, độ cần thiết của người
mua. Tuy không có bằng chứng chứng minh nhưng tôi chắc chắn ai cũng biết những
điều đó.
Chỉ có điều, trong lúc nhân dân đang đói kém do đại
dịch mà ăn uống xa xỉ như thế thì đập vào mặt dân là hình ảnh quan chức cộng sản
hưởng lạc. Thế thôi, chứ tiền thì họ thiếu gì!”
Những “doanh nghiệp sân sau” hay “doanh nghiệp
thân hữu” được coi là những doanh nghiệp nhận được nhiều ưu đãi, tiếp tay của
các quan chức trong việc tiếp cận các lĩnh vực kinh doanh “béo bở” từ đất đai,
tài chính, ngân sách, giấy phép, mức thuế và rất nhiều các ưu đãi khác.
VIDEO :
Bộ trưởng
Công an Tô Lâm ăn bò dát vàng #shorts
https://www.youtube.com/watch?v=irjT0WtPeUU
Những doanh nghiệp như thế tồn tại rất nhiều,
không chỉ ở Việt Nam. Truyền thông Nhà nước từng dẫn lời Viện trưởng Viện
Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương Nguyễn Đình Cung về việc này rằng: “Vì
sao thân hữu ở Việt Nam nhiều đến thế? Vì Nhà nước có quá nhiều thứ để cho, Nhà
nước có quá nhiều và thị trường lại có quá ít và Nhà nước cho không minh bạch,
không chịu trách nhiệm giải trình”.
Dẫn giải về chuyện sân sau, Luật gia HL. kể
thêm rằng, trong lần sang thăm chính thức Hàn Quốc năm 1997, Tổng bí thư Đỗ Mười
lúc bấy giờ nhận được một món quà bằng tiền mặt trị giá một triệu USD, do các
doanh nghiệp nước này góp lại tặng. Ông Đỗ Mười được toàn quyền chi xài số tiền
này:
“Chính cháu ruột ông Đỗ Mười nói với tôi rằng, mùa
hè năm đó ổng mua 40 dàn máy vi tính tặng cho 40 trường xuất sắc trong năm. Phần
còn lại ổng đút túi ổng tiêu”.
Sự kiện năm 1997 cũng từng được báo chí Nhà nước
loan. Tuy vậy, theo nội dung được loan thì, Tập đoàn LG đã gửi biếu cố Tổng Bí
thư Đỗ Mười một triệu USD và Công ty Nomura biếu 100.000 USD để chi dùng khuyến
học.
Ngày 18 tháng 3 năm đó, Văn phòng Trung ương Đảng
đã gửi công văn tới các ban ngành truyền đạt ý kiến của ông Đỗ Mười về việc sử
dụng 1,1 triệu USD nói trên. Theo đó, số tiền này được chia đều làm 11 phần.
Chín phần chia cho chín tỉnh của ba vùng Trung, Nam, Bắc để xây dựng trường tật
học. Một phần góp vào Quỹ khen thưởng dành cho học sinh nghèo học giỏi. Một phần
dùng để “xây dựng một trung tâm đào tạo giáo viên tật học tại Đại học sư phạm Đại
học quốc gia Hà Nội”.
No comments:
Post a Comment