Sunday, 20 January 2019

MỘT MIẾNG KHI ĐÓI (Nguyễn Đạt Thịnh)




Nguyễn Đạt Thịnh
Saturday, 19/01/2019

Nhà hàng Oblio's, tại Denver, dọn pizza và rượu chát cho công chức mất job, mất lương, ăn miễn phí -không chỉ riêng bản thân người công chức mà cả gia đình họ nữa. không biết bà Morgan McKay -chủ nhà hàng Oblio- học ở đâu cái triết lý Việt Nam “Một miếng khi đói, bằng một gói khi no!”

Nhà hàng Oblio's, tại Denver, dọn pizza và rượu chát cho công chức mất job, mất lương ăn miễn phí

Bà McKay lo lắng, “Tình hình mỗi ngày mỗi găng hơn, không biết ngày nào họ mới được đi làm, được lãnh lương.”

Bà lo người công chức mất job, mất paycheck sẽ đói, và bỏ đói gia đình họ, trong lúc thực khách của bà lo bà sập tiệm vì cho họ ăn free.

Trả lời những người lo lắng cho chính bản thân bà và khả năng trường vốn của nhà hàng Oblios, bà Mckay chép miệng, nói một mình, “Được ngày nào, hay ngày đó, mình có biết gì đâu mà tính toán được.”

Đa số thực khách ghi nợ bằng giấy IOYou; có người ký giấy nợ đằng sau tấm hình kháu khỉnh của bé Donald, có in sẵn hàng chữ, “Không ai ngờ đứa bé dễ thương này, lớn lên lại trở thành ác quỷ.'”

Người phổ biến tấm ảnh dùng chữ monster -hơi nặng; thật ra tổng thống cũng chỉ là con trai của một người di dân bình thường như chúng ta thôi.

'Không ai ngờ đứa bé dễ thương này, lớn lên lại trở thành ác quỷ.'

Nhà hàng Oblios bắt đầu cung cấp món free pizza and wine từ cuối tháng Chạp năm ngoái - cùng một lúc với quyết định đóng cửa chính phủ; số thực khách ăn thiếu cũng đông, nhưng số khách ăn 'ủng hộ' lại nhiều hơn, và thường trả trội hơn để tiếp tay giúp vốn cho bà McKay.

Bà Morgan McKay

McKay tâm sự với khách, “Tôi sinh trưởng trong một gia đình không khá giả tí nào; lớn lên lại rơi vào cảnh single mom nên không lạ gì nỗi túng thiếu khi thiếu tấm paycheck.”

Trong những ngày đầu chỉ lác đác 5, 7 người hưởng ứng lời mời ăn free; những thực khách đó thường đi ăn rất trễ, có lẽ ngượng, không muốn gặp nhiều người.

Bà Mckay và nhà hàng Oblios của bà chỉ là một trong nhiều mắt của tấm lưới an toàn được trải ra dưới chân 800,000 công chức mất việc và vợ con họ; tấm lưới an toàn đó không do một cơ quan nào, một hội từ thiện nào tổ chức, và cũng không được một ngân sách nào tài trợ cả; ngày nào còn tiền mua bột, mua thịt, mua cheese, ngày đó bà McKay còn nướng pizza dọn lên bàn cho khách -dù họ trả tiền, hay ăn miễn phí.

Tại Denver và tại vài thành phố khác đã thấy lác đác xuất hiện những biểu ngư đòi hỏi We Want to Work -dù không do tổ chức nào ký tên, nhưng mọi người đều biết đó là tiếng nói của người công chức thất nghiệp, đang mất một tháng tiền lương đầu tiên, dù họ nhàn rỗi ngồi đó, hay bị cưỡng bách phục vụ.

Hệ thống ngân hàng và hiệp hội tín dụng cũng tự động đón nhận vai trò những mắt lưới khác của tấm lưới an toàn -họ ngưng phạt những thân chủ trả nợ trễ; có chỗ còn tạo ra những chương trình cho vay 'bắc cầu' bridge loans-cây cầu đoạn trường chờ chính phủ mở cửa, chờ paycheck.

Các hãng điện, các hệ thống cung cấp nước cũng tình nguyện 'help' tùy theo khả năng của thân chủ đó, không ai bị cúp điện, vì lương bị cúp, các chính phủ địa phương cung cấp miễn phí hoặc giảm giá phương tiện chuyên chở công cộng.

Bà Haydee Guzman, một viên chức IRS (sở thuế vụ) 46 tuổi, cũng trong cảnh không lương như mọi công chức khác, nhưng điểm khác biệt của bà là bà phải thỏa mãn 9 cái miệng đòi ăn: 7 đứa con + một ông chồng bệnh hoạn, và chính bà.

Lối thoát duy nhất là đến xếp hàng, xin ăn tại San Antonio food bank, địa phương bà đang sống.

Bà tâm sự, "Tôi chưa hoàn toàn trắng tay, nhưng cũng không dám đem những đồng bạc cuối cùng ra mua thực phẩm. Đành ngửa tay xin ăn thôi; vì không biết chính phủ còn đóng cửa tới bao giờ.”

Truyền thông mô tả Hoa Kỳ đang sống trong lo buồn, đùm bọc, và sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau; những công chức mất paycheck lo buồn, những người khác đùm bọc, giúp đỡ.

Ông Kirk P. Skinner -quyền giám đốc an ninh tại phi trường quốc tế Tampa- một công chức đang làm việc không lương với nhiều nhân viên an ninh dưới quyền ông- kể lại câu chuyện một phụ nữ lớn tuổi dúi vào tay một viên chức an ninh phi trường tờ giấy $5, ý bảo anh ta mua cái bánh, nhai cho đỡ đói. Anh viên chức này từ chối, bà già kia tức giận ném tờ giấy bạc xuống đất, và ông Skinner nhặt lên đem bỏ vào hộp 'đồ thất lạc' (lost-and-found bin).

Skinner giải thích, “Florida là xứ thường xảy ra bão lớn, nên phản ứng 'cứu trợ' thường xảy ra gần như tự động; bà cụ giận dữ chỉ vì nhân viên an ninh chúng tôi không có quyền nhận tiền như vậy.”

Nguyên là một sĩ quan TQLC giải ngũ, Skinner quan tâm đến việc giữ tác phong của nhân viên làm việc dưới quyền anh.

Bà Cari Thomas, một vị đề đốc hồi hưu, hiện đang là chủ tịch Hội Ái Hữu Coast Guard, nhận định: người Mỹ rất rộng rãi trong việc giúp đỡ lẫn nhau, nhưng tình trạng thường dân phải giúp người công chức đang làm việc cho chính phủ liên bang coi không thuận mắt lắm. Chưa ai nghĩ đến một cơ cấu đáp ứng, vì đây là lần thứ nhất chính phủ đóng cửa lâu đến như vậy.

Có quỹ tương trợ khá dồi dào Hội Ái Hữu Coast Guard đang gửi chi phiếu $1,000 cho mỗi người lính nặng gánh gia đình và $750 cho mỗi thành viên độc thân.

Nhận thức được việc đa số công chức liên bang lọng cọng, ngượng ngùng trong lúc phải đi xin thực phẩm, bà Lyle Allen phụ trách chương trình Care for Real, nói với truyền thông, “Chúng tôi nỗ lực giải thích là chương trình này được tổ chức để phục vụ bất cứ ai có nhu cầu ăn, mặc. Nếu họ có những nhu cầu đó thì bổn phận của chúng tôi là phục vụ họ, xin họ đừng ngượng."

Lá lành đùm lá rách là chuyện rất đẹp tại những quốc gia còn nghèo khó, nhưng tại Mỹ, việc ăn đủ no, mặc đủ ấm, học đến mức tối thiểu, bệnh có bác sĩ, có thuốc men, ... là quyền của mọi công dân Hoa Kỳ, thì tại sao, người công chức lại phải đi xin ăn?

Câu hỏi bất bình này, phải hỏi ai?






No comments:

Post a Comment

View My Stats