Wednesday, 30 January 2019

THẾ GIỚI CẦN QUAN TÂM KHI TRUNG QUỐC BẮT GIỮ NGƯỜI CANADA LÀM CON BÀI THƯƠNG LƯỢNG NGOẠI GIAO (Roland Paris - TIME)




Roland Paris  -  TIME 
Trà Mi dịch
Posted on January 30, 2019

Zhang Jianwei, một giáo sư tại Đại học Thanh Hoa viết, vụ án cho phép người ta “nghi ngờ rằng ngành tư pháp ở Trung Quốc chỉ để phục vụ mục đích chính trị.”

Cảnh sát Trung Quốc đi tuần trước tòa đại sứ Canada ở Bắc Kinh Greg Baker-AFP / Getty Images

Việc Trung Quốc Trung Quốc bắt giữ người Canada làm con bài thương lượng ngoại giao
không chỉ là vấn đề đối với Canada. Đó là một thách thức đối với tất cả các quốc gia trên thế giới muốn duy trì nền pháp trị trong các vấn đề đôai nội cũng như đối ngoại.

Cảnh sát Canada đã bắt giữ giám đốc tài chính của Huawei, Mạnh Vãn Chu, theo yêu cầu dẫn độ từ Hoa Kỳ từ thang 12 năm 2018. Mạnh bị cáo buộc đã lừa dối một số ngân hàng từ năm 2009 đến 2014. Hoa Kỳ tuyên bố rằng Huawei cố tình trí trá mối quan hệ giữa Huawei và Skycom Tech, một công ty có trụ sở tại Hồng Kông đã kinh doanh ở Iran vi phạm lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ.

Nhà chức trách Trung Quốc giận dữ, người miêu tả vụ bắt giữ Mạnh là một nỗ lực “có động cơ chính trị” của Hoa Kỳ để làm suy yếu Trung Quốc, và đe dọa Canada sẽ có “hậu quả nghiêm trọng” nếu bà Mạnh Vãn Chu không được thả ra ngay lập tức.

Đáng tiếc là Tổng thống Donald Trump đã không làm gì để xua tan những nghi ngờ của họ. Trong bình luận công khai đầu tiên về vụ án, ông Trump cho rằng ông có thể sẵn sàng can thiệp vào vụ truy tố bà Mạnh để đổi lấy sự nhượng bộ thương mại từ phía Trung Quốc, mặc dù không rõ ông có quyền làm như vậy hay không. Chính phủ Canada đã tìm cách làm rõ vấn đề ngay lập tức.

Ngoại trưởng Mike Pompeo và những viên chức chính phủ khác của Mỹ đã nhanh chóng phản bác lại nhận xét của Trump. Phụ tá Tổng chưởng lý John Demers nói
‘Những gì chúng tôi làm tại Bộ Tư pháp là thực thi pháp luật. Chúng tôi không làm thương mại.’

Trên thực tế, các cáo buộc đối với bà Mạnh Vãn Chu bắt nguồn từ một cuộc điều tra từ lâu của Bộ Tư pháp Mỹ, được cho là đã có trước Chính quyền Trump.

Trong khi đó, Trung Quốc đã có hành động kịch tính của riêng mình. Chín ngày sau khi bị Mạnh Vãn Chu bị bắt giữ, Trung Quốc đã bắt giam Michael Kovrig, một nhân viên ngoại giao Canada đang tạm nghỉ việc chính phủ để làm việc cho Nhóm Khủng hoảng Quốc tế, và Michael Spavor, một doanh nhân người Canada – bị nghi ngờ gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia của Trung Quốc.

Bắc Kinh dường như đang gửi một thông điệp tới Canada. Theo lời của cựu đại sứ Canada tại Trung Quốc,

“Không có sự trùng hợp ngẫu nhiên ở Trung Quốc khi liên quan các vụ bắt giữ cấp cao.”

Dường như không ai có thể tin được rằng nhà chức trách Trung Quốc đã không biết về những tác động của việc bắt giam một nhà ngoại giao Canada nghỉ phép ngay sau khi họ đưa ra lời cảnh cáo Canada.

Hành động của họ cũng ăn khớp với một mô hình hành động trước đây của Trung Quốc. Vào năm 2014, Canada đã có một vụ bắt giữ một người Trung Quốc, Su Bin, cũng theo yêu cầu dẫn độ của Mỹ Ngay sau đó, nhà chức trách an ninh Trung Quốc đã bắt giữ một cặp vợ chồng người Canada sống ở Trung Quốc, Kevin và Julia Garratt, cáo buộc họ làm gián điệp.

Trên thực tế, ông bà Garratt không phải là nhân viên tình báo, nhưng Su Bin chính là gián điệp. Ông ta thú nhận đã đột nhập vào hệ thống máy tính của các nhà thầu quốc phòng Hoa Kỳ và đánh cắp các bí mật quân sự. Chỉ sau khi Su Bin đầu hàng nhà chức trách Hoa Kỳ, Trung Quốc mới cho phép ông bà Garrat trở lại Canada vào năm 2016. Cặp vợ chồng này cho biết rằng họ đã bị một nhóm ba người thẩm vấn sáu giờ mỗi ngày và họ thường xuyên đe dọa sẽ xử tử ông bà Garratt.

Trung Quốc phủ nhận có bất kỳ mối liên hệ nào giữa việc giam giữ vợ chồng Garrat và việc Su Bin bị Canada bắt giữ, giống như họ đang phủ nhận là đang  trả thù Canada vì vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu. Tuy nhiên,  chính phủ Canada và các chuyên gia độc lập đã tin rằng Trung Quốc bắt giam vợ chồng Garratt để làm áp lực với Canada. Thật vậy, khi tôi đưa vấn đề của ông bà Garratt với nhân viên Tòa Đại sứ Trung Quốc hân vài cơ hội trong năm 2015 và đầu năm 2016 – Trong khi tôi đang phục vụ với tư cách là Cố vấn cho Thủ tướng Justin Trudeau – Họ thường xuyên nhắc đến Su Bin.

Người Canada, nói cách khác, đã xem bộ phim này trước đây rồi. Nhưng nó đang trở nên tồi tệ hơn thế. Vào ngày 14 tháng 1, Robert Schellenberg, người đã bị tòa án Trung Quốc kết án 15 năm tù vì buôn bán ma túy, đã đột ngột bị xử lại lại và bị các thẩm phán tuyên án tử hình chỉ trong một giờ thảo luận.

Các chuyên gia về hệ thống pháp lý của Trung Quốc rất ngạc nhiên về vụ xử lại Schellenberg’s. Zhang Jianwei, một giáo sư tại Đại học Thanh Hoa viết, vụ án cho phép người ta “nghi ngờ rằng ngành tư pháp ở Trung Quốc chỉ để phục vụ mục đích chính trị.” Một chuyên gia khác nói thẳng hơn: “Bắc Kinh đang sử dụng hệ thống tư pháp của họ để tiến hành ‘ngoại giao bằng con tin’.”

Người Canada đã phản ứng một cách dễ hiểu với sự bất bình và phẫn nộ, không chỉ vì Trung Quốc, tùy tiện bắt người  để làm áp lực với Canada mà còn vì sự đối xử tồi tệ với những người Canada đang bị giam giữ. Kovrig và Spavor vẫn đang bị giam nhưng chưa bị truy tố. Họ được cho là đang bị giam trong tù đèn mở sáng suốt ngày và bị thẩm vấn dai dẳng, kẻ cả những câu hỏi về công việc trước đây của Kovrig với tư cách là một nhà ngoại giao Canada. Đây là một vi phạm vào tính bất khả xâm phạm đối với nhân viên ngoại giao của ông.

Ngược lại, Mạnh Vãn Chu đang được đối xử  đúng quy trình pháp luật. Bà đã được tại ngoại hầu tra sau khi ký quỹ 10 triệu đô la, và được luật sư đại diện và có thể thách thức yêu cầu dẫn độ của Hoa Kỳ trước một tòa án độc lập. Cha của Mạnh Vãn Chu, người sáng lập Huawei, đã cảm ơn hệ thống tư pháp Canada đã đối xử rất tử tế với con gái ông.

VIDEO :
Justin Trudeau: Canada là một nền dân chủ pháp trị. Nguồn: The Canadian Press.

Chiến thuật của Bắc Kinh đã thúc đẩy sự đoàn kết giữa các quốc gia có nền pháp trị. Liên minh châu Âu và một số thành viên  — gồm  cả Anh, Pháp và Đức — Hoa Kỳ, Úc và những nước khác đã đưa ra các tuyên bố bày tỏ quan ngại về các vụ giam giữ người Canada tại Trung Quốc.

Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên một chế độ độc tài nhắm vào Canada để trả đũa. Khi Canada kêu gọi Riyadh trả tự do cho nhưng người vận dộng nhân quyền vào mùa hè năm ngoái, Saudi đã nhanh chóng và quyết liệt trả thù. Họ trục xuất đại sứ Canada, đình chỉ đàm phán thương mại, kéo sinh viên của họ khỏi các trường đại học Canada về nước và bán tống tài sản ở  Canada.

Trong màn kịch đó, những đồng minh ruyền thống của Canada đã lặng thinh. Với những chính quyền Hoa Kỳ trước đây, Tòa Bạch Ốc có thể đã kên tiếng để hỗ trợ Canada trong một cuộc tranh chấp với Ả Rập Saudi về quyền con người, nhưng lần này nhà chức trách Hoa Kỳ đã từ chối đứng về mọt phía. Điều tương tự cũng xảy ra ở châu Âu. Mặc dù một số nước châu Âu dã ngầm trợ giúp, nhung không có nước nào công khai lên tiếng ủng hộ Canada. Không phải nước Anh. Không phải nước Pháp. Ngay cả Đức, đã bị Ả Rập Saudi đối xử tương tự cách đó không lâu.

Sẽ là một sai lầm khi coi những biến cố này là vấn đề biệt lập. Những chế độ độc tài đã ngày càng táo bạo hơn và đẩy những hành vi chấp nhận được đến tận cùng biên giới. Phản ứng của chính phủ các nước khác là quan trọng. Khi Saudi tìm cách làm trả đũa Canada, họ có thể đã tin tưởng vào Hoa Kỳ và các nền dân chủ tự do khác sẽ ngaornh mặt làm thinh — một kỳ vọng chính xác, như đã xẩy ra. Chúng ta có thể không bao giờ biết sự không phản ứng này đã thúc đẩy Riyadh, một người nào đó trong thủa khối tự do đã thúc đẩy chính phủ Saudi ám làm chuyện động trời khi gới một đội ám sát để thanh toán nhà báo bất đồng chính kiến, Jamal Khashoggi, ở Istanbul. Sức mạnh của mức phản ứng quốc tế đối với Saudis về vụ ám sát Khashoggi đã kafm Saudi hụt hẫng.

Đây là lý do tại sao một phản ứng mạnh mẽ, đồng lọat đối với việc Trung Quốc đối xử với tù nhân Canada là điều rất quan trọng hiện nay. Nếu các nhà nước pháp trị không phả đối, Trung Quốc và các chế độ độc tài khác sẽ đi đến kết luận thế nào sau vụ trả thù Canada cho Mạnh của Hoa Vi này? Công dân của quốc gia nào sẽ bị Trung Quốc bắt giam tiếp theo?

Phản đối không có nghĩa là coi Trung Quốc như kẻ thù. Quản lý quan hệ với cường quốc mới nổi này đòi hỏi một sự hợp tác liên tục trong các lĩnh vực có cùng quan tâm. Tuy nhiên, chống lại Trung Quốc khi họ hành động quyết liệt cũng quan trọng không kém. Bắc Kinh cần hiểu rằng “ngoại giao bằng con tin” sẽ không được dung thứ.

Đây không phải là thử thách đầu tiên mà những nền dân chủ pháp trị phải đối phó, và nó cũng sẽ không phải là thử thách cuối cùng. Nhiều nhà lãnh đạo chính trị, think tanks, học giả và giới bình luận đang lên tiếng cảnh cáo về những rủi ro đối với trật tự quốc tế — và đúng như vậy. Nhưng sự tan rã của trật tự này, nếu nó xảy ra, sẽ là kết quả của một loạt các biến cố và quyết định rời rạc của khối tự do làm xói mòn nền tảng của nó, chứ không phải là vì một đòn duy nhất.

Thách thức là nhận ra được những khoảnh khắc nghiêm trọng khi chúng xẩy ra — và hành động thích ứng.

*
Paris là một phó viện sĩ chương trình Hoa Kỳ và Châu Mỹ tại think tank  Chatham House có trụ sở tại London. Bài này ban đã được Chatham House ấn hành.

© 2019 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc Thể lệ “trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”









No comments:

Post a Comment

View My Stats