Mình
xem bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm phiên bản 1/2000, được thiết kế bởi công ty
Sasaki và Ban Quản lý đầu tư - xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm (tên giao dịch
nước ngoài là ICA) thì nhận thấy, khu quần thể di tích tôn giáo Nhà thờ Thủ
Thiêm, Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm - một phần di sản quý giá của Sài Gòn
(không biết có phải của TP.HCM ko?) đều nằm trong vùng quy hoạch mà phía Sasaki
có đanh số 26 (công trình lịch sửa) và phần tô màu tím: công trình văn hoá.
Hay
đó chỉ là một dạng phân lô cho các côngt trình lịch sử văn hoá có tính trưng
bày?
Nhưng
có lẽ, đối với các đại doanh nghiệp đã xí các lô đất vàng trong khu vực này, cụ
thể là Lotte Group (khu 2A, chưa rõ khu 2B là DN ), hay rất nhiều tập đàn khác,
họ định nghĩa thế nào là một công trình văn hoá lịch sử.
Mình
chưa xem quy hoạch 1/5000 đang thất lạc, nhưng đã biết số phận nhà thờ Thủ
Thiêm là một sự tàn phá khó tránh nếu các lô đất đã được chia chác ngay từ trên
bản đồ quy hoạch năm 2005. Theo mô tả của báo chí, đây là kết quả từ một quyết
định cấp UBND làm theo chỉ đạo nội bộ của công văn của Nguyễn Tấn Dũng thời đó
là thủ tướng. Các chỉ số về đất tái định cư giữa quyết định năm 2005 của UBND
TPHCM chênh lệch khá nhiều với quyết định của ông Vũ Văn Kiệt ký năm 1996.
Nếu
nhìn vào Luật văn bản quy phạm pháp luật ta sẽ thấy 2 sự vi phạm ở đây:
- Công văn chỉ đạo nội bộ không phải là văn bản quy phạm pháp luật. Công văn của thủ tướng tại nhiệm không thể bác bỏ một văn bản Quyết định của thủ tướng tiền nhiệm.
-
Nếu công văn nội bộ chỉ đạo cho cấp UBND TP nghiên cứu quy hoạch cũ để ra một
quy hoạch cụ thể hơn, thì Thủ tướng tại nhiệm phải ra một văn bản ngay tầm, cụ
thể là Quyết định mới, lấy quy hoạch 1/5000 làm cơ sở pháp lý.
Như
vậy đã có một sự nhập nhèm ở đây. Và trong sự nhập nhèm đó, số phận của các di
sản là 0 và quyết giám sát, quyền chất vấn của những người liên đới nằm trong
diện bị cưỡng chế, mất đất bằng 0. Quyền giám sát và bảo vệ di sản của người
dân TP HCM nói riêng và Sài Gòn nói chung cũng bằng 0.
Và
ta cũng đang chứng kiến một thời kỳ rầm rộ những quyết định của các cở sở hành
chính cấp tỉnh hoặc TP mà đứng sau là các bàn tay của doanh nghiệp tập đoàn
trong và ngoài nước đang làm gì với di sản, tài nguyên đất đai và an ninh quốc
phòng trên toàn quốc.
Các bản đồ :
Điểm
mặt các ông chủ lô đất vàng thủ thiêm
REIC.VN
*
*
Ông
Võ Việt Thanh nguyên Chủ tịch UBND TP HCM công bố với báo Tuổi trẻ một bản đồ
mà nhìn nét vẽ là biết hàng VN thập kỷ 90, có tinh xảo hơn một chút bản quy hoạch
của chính phủ Việt Nam Cộng Hoà. Tôi chỉ quan tâm khu vực có quần thể di tích
Nhà thờ Thủ Thiêm và thấy không đưa ra được kết luận gì về thân phận của nó
ngoài bản đồ Tổng mặt bằng, có vẻ như khu nhà thờ vẫn nằm trong vùng tô màu
xanh. Tư duy chia lô không bạo liệt như tư vấn của phía Nhật Bản Sasaki. Và nếu
ai đã nhìn thấy tấm ảnh ai kịp chụp bản mô hình quy hoạch thời ông Tổng thống
Diệm thì người ta còn coi Nhà thờ là một chỉ giới văn hoá, và các quy hoạch từ
đó mà hướng ra các phía, từ đường sá, cống ranh, đất ở, đất kinh doanh. Có vẻ
như sự mạch lạc này có được từ các nhà tư vấn quy hoạch của một công ty Hy Lạp
và cty Mỹ thời đó.
Ai
đã thăm các thành phố lớn đều thấy, nhà thờ, nhà hành chính, quảng trường, chợ,
đều nằm trên các trục quy hoạch sống còn của đô thị. Vì sao?
Vì
sự di cư của con người và tập tục sống đi theo các con sông. Từ các bờ bãi, các
nhà truyền giáo, các thương nhân đều dừng lại để trao đổi hàng hoá, tư tưởng và
tâm linh. Từ đó con người chọn đất sống theo trục hành vi đó để tạo nên thôn
xóm ấp thành và đô thị. Sau hàng trăm năm, sự sầm uất đó đều từ thuận tiện sông
ngòi, đường sá, nhà cửa, chợ búa tạo ra.
Khi
quy hoạch phá hoại, thì người ta sẽ hăm hở xoá đi các di sản hành vi của cha
ông. Tất nhiên, các tay buôn bất động sản đều muốn chọn nơi sầm uất nhất. Và Hà
Nội, TP.HCM, Huế, Đà Nẵng và các đô thị mới đều chứng kiến 2 thập kỷ tàn sát
các chợ truyền thống, rồi Chùa, Nhà Thờ và các toà nhà hành chính. Giới viết
thuê cho bọn tư bản đều đưa ra các con số lợi nhuận, công ăn việc làm và cao ốc
chọc trời để người ta quên đi các chỉ giới văn hoá của cha ông. Cắt bứng rễ văn
hoá hay cắt chặt cây xanh đều nhằm một mục đích phá hoại có hệ thống. Để bọn đó
nhúng tay vào bản đồ quy hoạch dưới danh nghĩa một vào công ty tư vấn nước
ngoài thì làm sao mơ có được Paris, New York ngoài mớ hổ lốn nhà cao tầng các
kiểu vô văn hoá?
Có
thể bạn chưa biết, số phận một Hội An rầm rộ xẻ đất bán lấy tiền để bảo vệ di sản
cũng đang sầm sập đến. 3 công ty tư vấn Pháp, Úc, Nhật cùng dự thi. Người Pháp
vẽ nên Hội An - thành phố của vườn, người Úc vẽ nên Hội An - thành phố của các
con sông. Người Nhật thực dụng hơn cả và quan trọng nắm thóp giố quan chức -
con buon bất động sản đã vẽ nên Hội An di sản từ bất động sản. Một thành phố sắp
hết yên bình. Một thế hệ nông dân bán đất đã có
Các
bản đồ :
No comments:
Post a Comment