26/05/2018
Đằng
sau những đồng Dollar lấp lánh của những lao động Việt ở khắp nơi trên thế giới
gởi về Việt Nam là cái gì? Nó có êm ả, dịu dàng như những bản nhạc Ballad tình
ca? Nó có đẹp đẽ và rạng ngời tương lai như các Cty Môi giới xuất khẩu lao động
vẫn đã, đang đưa ra để tuyển dụng lao động? Vậy thì nó là cái gì?
Người
ta thường nói, đồng tiền có hai mặt. Lẽ dĩ nhiên là ai cũng biết, nhưng không
phải ai cũng có thể biết hết được. Báo chí cách mạng luôn viết về những lấp
lánh của những đồng Dollar của lao động nước ngoài gửi về. Những làng quê khởi
sắc, những ngôi nhà hai, ba tầng mới xây từ những đồng tiền ấy. Những con số
báo cáo toàn màu hồng, xán lạn tương lai… Vậy thì đằng sau nó là cái gì vậy? Nó
là những lát cắt đớn đau chứa chan nước mắt, thậm chí là máu, mạng sống nữa. Nó
là những mảnh ghép nham nhở rất buồn bã.
Những
người nông dân vốn thật thà chất phác lại dễ tin người. Nghe đài, đọc báo đảng,
nghe môi giới quảng cáo, có thể họ yên tâm và hi vọng. Hi vọng sẽ đổi đời, hi vọng
sẽ có một việc làm và thu nhập tốt hơn, hi vọng nhiều lắm! Ôi, niềm hi vọng, niềm
tin thật ngây thơ bắt đầu vụt tắt khi họ phải cầm cố nhà cửa, ruộng vườn để vay
ngân hàng 6 đến 7000 USD để được “đi Tây”!? Nộp tiền cho môi giới xong, sự ngọt
ngào của những hứa hẹn đã biến mất. Thay vào đó là những cáu gắt, những lời lẽ
buôn tuôn ra như nước sông Tô Lịch. Và bắt đầu của sự “làm tiền” của những con
buôn lạnh lùng đến sởn ốc. Chúng sẽ vẽ ra đủ để bạn phải mệt mỏi. Nào hồ sơ trục
trặc, nào giấy tờ cũ quá, không trùng khớp… phải làm lại. Và bạn nhẹ nhàng đưa
cho chúng 100 hoặc 200USD, mọi trục trặc lại trở lại trơn tru như những ổ bi mới
tra mỡ.
Khi
bạn đã đeo một con số nợ khoảng 150.000.000 và bước lên chim sắt, trong bạn có
gì nhỉ? À, một va li chứa vài bộ quần áo và mấy đồ lặt vặt. Một niềm tin xa mờ
phía trước, một đàn con thơ, mẹ già, chồng hoặc vợ ở lại quê nhà… Và, một cuộc
đời culi bắt đầu.
Sáng
nay, một người bạn trong nước mà tôi rất trân trọng chat với tôi. Bạn nói, anh
ơi, xem trang này hay lắm, chuyên viết về xuất khẩu lao động… Nhân lúc đang ngồi
trên xe ô tô chở bọn tôi đến chỗ làm, tôi đáo vào trang bạn gửi để đọc. Những
bài viết của bạn ấy đã làm tôi nhoi nhói con tim. Hình ảnh con Na, cái Nụ, con
Huệ, cái Hồng đang làm việc ở Arab bị giới chủ bóc lột, ngược đãi, bị đánh đập,
bị bỏ đói… mà tôi ngỡ là họ là NÔ LỆ đang sống ở thời Trung Cổ! Thật đau đớn,
xót xa.
Tôi
cũng là culi xứ Đài, tôi rất đồng cảm với các đồng nghiệp culi khốn nạn của tôi
bên Arab nhưng không biết phải chia sẻ với họ bằng cách nào. Bộ Lao động Thương
binh và Xã hội, Bộ Ngoại giao, các Đại Sứ quán, Lãnh Sự quán Việt Nam ở các nước
có lao động Việt Nam đang làm việc; Cục Quản lý lao động ngoài nước… họ có biết
không, họ biết rồi thì có can thiệp không?
Tôi
đang nợ tôi, nợ một lời hứa về những dòng viết về những mảnh ghép nham nhở, những
thân phận, những số kiếp khổ đau được khoác áo XKLĐ xứ Đài. Có thể tôi sẽ viết,
dẫu có thể không được như những bài viết của trang facebook kia mà qua người bạn
của tôi giới thiệu.
Mời
mọi người xem một bộ phim ngắn về lao động Việt ở Arab mà tôi copy từ trang
facebook ấy nhé:
Một
buổi trưa nắng chang chang ngồi với chị bạn, chị kể về người nhà chị đang có
chuyện này… Chị nói tới câu nào mình sững sờ tới câu đó. Tối đó chị bạn gửi cho
mình những trang viết.
Rồi
mọi chuyện diễn ra như thế trên Facebook mình suốt chục ngày qua. Không biết
thì thôi, biết rồi tâm trí không yên.
Là
một công dân Việt Nam mình nghĩ trách nhiệm mình vậy dừng được rồi. Chẳng ai
đòi hỏi hay trách móc hay chờ đợi một người – không phải nhà gì hết – phải làm
hơn thế. Mình yên tâm gập máy tính, cất tủ, chuẩn bị hưởng thụ một mùa hè sung
sướng cùng các con.
Nửa
đêm dậy tắt điều hòa, mất giấc ngủ luôn. Theo thói quen với tay lên đầu.
***
“Cả
nhà ơi! Ngày 23/1/2018 tôi trốn văn phòng môi giới chạy ra Sứ Quán Việt Nam, tại
Arập Xêút.
Người
đầu tiên tôi gặp là một người phụ nữ nhỏ bé, chị ta giới thiệu tên là Minh. Chị
nói tôi, em muốn về Việt nam đưa cho chị 1500 ria, chị nhờ người mua vé máy bay
giá rẻ cho em về.
Vì
mới bị đánh ở trong trại ra rất đau, lại đi xe từ Haij về rất mệt, tôi liền đưa
tiền cho chị. Một lúc sau chị gọi cho một người có tên là Thuận tới, đưa cho
tôi 1 tờ giấy để khai, nhưng khi anh Trung làm việc, anh Trung nói có hộ chiếu
rồi không phải khai tờ này nữa, thế rồi tôi được đưa về Văn Phòng môi giới
Riyadh.
Một
tuần sau tôi nhớ ra đã đưa tiền cho chị Minh, tôi nhờ Vượng gọi về Sứ Quán cho anh
Trung nhờ anh hỏi chị Minh số tiền ấy nhưng anh Trung không nghe máy. Tôi nhờ
Cty Thăng Long đòi hộ nhưng không được, nhờ có anh Cường Cty Bảo Sơn tôi mới biết
chị đó không phải tên Minh mà tên là Oanh, đến bây giờ về Việt Nam gần một
tháng, số tiền ấy vẫn không lấy được.
Cả
nhà ơi! Một Sứ Quán có nhân viên lừa gạt tiền của lao động nước mình, khi gặp
khó khăn có phải là Sứ Quán tốt không?
Cấp
trên làm việc không có trách nhiệm, cấp dưới làm sai là lẽ đương nhiên, bài viết
này mong chị em bên Arập Xêút đừng quá tin vào Sứ Quán Việt Nam mà mất tiền,
công sức làm việc thức khuya dậy sớm, cơm chan nước mắt của mình nhé”.
***
“Xin
chào cả nhà! Tôi xin kể câu chuyện đau lòng này xảy ra tại văn phòng môi giới
Riyadh, ở Ảrập Xêút cho cả nhà biết nhé. Ngày 18/3/2018, lúc 15g chiều, ở văn
phòng lúc đó, có tôi và 4 lao động của Việt Nam, và 5 lao động da đen của
NÊGIRIA.
Chúng
tôi vừa ăn cơm xong, thì Vàng Thị Xong, dân tộc Mông, quê ở Yên Bái, lao động của
công ty VINAGIMÊX, ốm đã lâu lên cơn co giật, rúm hết cả tay chân méo miệng.
Năm bạn da đen NÊGIRIA tới xem, tôi bấm huyệt cho Xong, còn Thục xoa bóp dầu, 5
bạn da đen hối thúc gọi thằng Cao chủ văn phòng lên, đưa Xong đi bệnh Viện cấp
cứu. Chúng tôi lắc đầu vì đã có lần Xong bị co giật như thế gọi thằng Cao lên nó
không đưa Xong đi viện, mà đánh Xong, vì cho rằng Xong giả vờ. Năm bạn da đen lập
tức ra đập cửa và gọi thằng Cao (vì cửa bị khóa chặt, gọi là văn phòng cho oai
chứ thực ra, bị nhốt khác nào nhà tù đâu).
Một
lúc sau, thằng Cao lên, cùng với Vượng làm cho nhà thằng Cao, lên phòng. Tôi
nói Vượng, người Xong thì nóng, chân lạnh ngắt, nhưng chưa được lệnh của chủ Vượng
không dám sờ xem chân của Xong, thằng Cao ra hiệu tôi và Thục tránh xa ra, thằng
Cao bước đến bên Xong tặng Xong hai cái tát rất mạnh vào thái dương bên trái, bắt
Xong đứng dậy. Xong sợ giơ tay quờ quạng xung quanh tìm nơi bám để đứng, nên
chưa thể đứng vì vẫn còn co giật.
Năm
bạn da đen đứng xem thấy vậy, tiến thẳng vào chỉ mặt thằng Cao (chủ văn phòng
người Arập) nói ba ba ma phi quây Việt Nam tạ ban, (ông chủ không tốt, đánh người
Việt Nam bị ốm). Thằng cao sợ lùi ra cửa, năm bạn da đen bẻ cán chổi, cậy gạch ở
cửa, cầm xoong nồi, tấn công thằng Cao. Số còn lại hò hét thật to: Saudi Arabia
ma phi quây Việt Nam tạ ban (Ảrập Xêút không tốt với người Việt Nam bị ốm).
Năm
bạn da đen tấn công từ tầng hai xuống tầng một, nơi nhà thằng Cao ở, năm chị em
Việt Nam thấy họ bảo vệ người Việt mình mà không chút sợ hãi. Năm chị em Việt
xúc động, mắt ai cũng đỏ hoe. Năm bạn da đen chiếm giữ cổng nhà thằng Cao,
nhưng vẫn hò hét ầm ĩ: Saudi Arabia ma phi quây Việt nam tạ ban. Vợ con thằng
Cao ra vào cổng họ cũng xúm lại đòi đánh, khiến thằng Cao sợ hãi.
Chúng
tôi ở tầng hai nhìn qua cửa sổ nói: NÊGIRIA VIỆT NAM THANKS. Các bạn da đen
nhìn chúng tôi cười rất tươi. Thế đấy các bạn, NÊGIRIA biết bảo vệ lao động Việt
Nam, còn các Công ty đưa lao động Việt Nam sang Ảrập Xêút làm việc, đã biết bảo
vệ lao động của mình chưa?
Thật
buồn như trường hợp của tôi, về văn phòng đổi chủ bị Apôsít (thằng lùn, chủ văn
phòng môi giới đánh, kèm theo lời đe dọa khi đi chủ mới. Khi tôi thông báo về
Công ty bên Việt Nam, công ty không công nhận tôi bị đánh và còn nói văn phòng
không ai đánh người. Họ ở Việt nam tôi ở Ảrập, không biết họ lấy bằng chứng đâu
để khẳng định như vậy. Thật đau lòng phải không, cả nhà? Việc chị em Việt nam ở
Văn Phòng Môi Giới Riyadh được các bạn da đen NÊGIRIA bảo vệ, khiến chúng ta phải
suy ngẫm”.
Thật
tội và tôi cũng rất đau lòng khi Vàng Thị Xong nói tiếng kinh chưa rõ lắm và rất
khờ dại, ốm chưa ăn uống được, chúng tôi còn đang chăm sóc Xong, sau vụ ấy chưa
được bao lâu, thì họ đưa Xong đi đâu không rõ. Cả Vượng và chúng tôi than thở với
nhau, Xong còn đang ốm, lũ chó lại đưa đi đâu mất. Xong khổ nhục quá trời thôi,
tôi căm thù những kẻ bán lao động như Xong.
Tôi
ở đó ba ngày, không có hạt cơm nào, còn mấy củ hành Tây luộc ăn chống đói mà nhớt
quá không ăn nổi, cả phòng đói mệt nằm dài ra, có lao động đói mệt nằm dài, khi
dậy xưng híp hết cả mặt, thương xót lắm nhưng phải chịu thôi.
Mình
về Việt Nam rồi bạn, sau khi bị đánh, bị lừa mất tiền, 3 tháng ở Văn Phòng
Riyadh, mình lên đường về Việt Nam, cầm 3 tấm vé trên tay, về tới Malaysia bị mắc
ở đó 1 tuần. Gần chết vì đói, vì không tiền, công ty bỏ mặc. Một số bạn bè bên Ảrập
liên lạc về công ty, yêu cầu cứu mình về nước. Bạn ở Ảrập đã về nước, từ Sài
Gòn đến Hà Nội chửi công ty qua trời. Có bạn gọi cho công ty, yêu cầu cứu mình,
mới đầu công ty còn nghe máy, về sau không nghe, may cháu mình là tiếp viên
hàng không, cứu mình.
***
–
Xin chào mọi người. Em này tên Trần Thị Nhung, sinh năm 1984, quê Tây Ninh.
Mình cũng không rõ lắm là đi công ty nào vì hôm qua tình cờ mình gặp em ấy đi đổ
rác. Và chỉ kịp chụp hai tấm hình này. Nay mình đăng vào nhóm, mong mọi người
chia sẻ và giúp đỡ em ấy. Em đã hết hợp đồng nhưng nhà chủ không mua vé cho về
mà tiền lương cũng không trả, điện thoại, giấy tờ họ thu hết, còn bị đánh đập nữa.
Em ấy đã ôm lấy mình cầu cứu. Vì không không được nói chuyện, nên mình không rõ
lắm là đi công ty nào, mong mọi người chia sẻ, có ai đi cùng công ty với em ấy
không, nhờ giúp đỡ. Thanks mọi người.
–
Mình cũng biết em ấy, nhưng lâu rồi hổng thấy em ấy online nên mình tưởng em ấy
đã được về nước. Huhuhu, em ấy làm nhà chủ chỉ trả tiền 1200sr và ăn phải tự bỏ
tiền ra mua thức ăn, mình đã khuyên em ấy nên trốn ra cảnh sát, nhưng em ấy vẫn
nói là sẽ cố gắng vì tháng 4 là hết hợp đồng.
***
“Cần
100 nữ giúp việc tai Kuweit và Arab Saudi, lương từ 9,2 triệu đến 10 triệu. Tuổi
từ 21-54, ưu tiên các chị đi Arab về, hỗ trợ rất cao, miễn phí xuất cảnh. Đây
là hình ảnh nah2 chủ, đa phần một nhà có 2 osin. Liên hệ inbox”.
Dưới
dòng quảng cáo này có một bình luận: “Cho em một suất”.
Mình
vào Facebook người muốn đi đó. Là một cô gái trẻ ở Hòa Bình. Mình gửi lời kết bạn.
Hy vọng cô tạt qua trang Facebook mình và dừng lại.
Trạng
thái cô cập nhật gần đây nhất là bức ảnh con đường thôn bản và dòng chữ tạm biệt.
Tạm
biệt bản mường đến vương quốc. Đến làm việc cho một gia đình mà sự tử tế chỉ biết
chờ đợi vào may rủi.
Cô
gái đã đi sang bên đó ngày 18/5. Cách đây bốn ngày.
Con
đường men theo núi xanh mát gợi bình yên. Cảm tưởng như em lên xe rồi ngoái cổ
lại nhìn lần nữa.
Mình
ngỡ như đang đứng trên con đường dốc thoai thoải đó và văng vẳng bên tai lời của
một người chị vừa xong hợp đồng hai năm bên đó về.
“Lên
máy bay rời khỏi Riyadh, tôi đã khóc, thương chị em mình như cá nằm trên thớt
mà chưa thể về như mình, đau lòng lắm bạn ơi. Mong sao ở Việt Nam không có ai
đi Ảrập nữa”.
No comments:
Post a Comment