RFA
2018-05-22
2018-05-22
Vào
ngày 18/5 vừa qua tờ Nhân Dân Nhật Báo của Trung Quốc đưa tin và hình ảnh máy
bay ném bom H-6K của nước này hạ và cất cánh tại một địa điểm không nêu tên cụ
thể ở Biển Đông. Các chuyên gia quốc tế ngay lập tức xác định đó là tại đảo Phú
Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa và cho rằng trong tương lai không xa Trung Quốc sẽ
cho máy bay ném bom đến Trường Sa nơi nước này đã cho xây dựng các đường băng,
nhà chứa máy bay và tên lửa.
Máy
bay H-6K bay trong cuộc duyệt binh kỷ niệm kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2 ở
Bắc Kinh hôm 3/9/2015. AP
Hoạt
động mới này của Trung Quốc chỉ là một phần trong một loạt những hoạt động quân
sự tại Biển Đông của Trung Quốc trong suốt thời gian qua mà như người phát ngôn
Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, Trung tá Christopher Logan gọi là sự tiếp tục quân sự hóa
khu vực Biển Đông.
Để
đối phó với những hành động gia tăng quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông, thời
gian qua Hoa Kỳ ngoài việc lên tiếng phản đối, cũng đã thực hiện các hoạt động
tuần tra tự do hàng hải gần các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây lấp, trợ giúp
các nước Đông Nam Á trong khả năng phòng vệ và tuần tra biển. Tuy nhiên, dường
như những gì Hoa Kỳ đang làm vẫn không đủ để đối phó với Trung Quốc. Bà Lindsey
Ford, Giám đốc phụ trách các vấn đề chính trị và an ninh thuộc Viện Chính sách
của Asia Society, Mỹ, nhận định trong một hội thảo về Biển Đông tại Trung tâm
Penn-Biden ở Washington DC hôm 21/5:
"Vào
khoảng năm 2014 và 2015 thì rõ ràng là những gì mà Hoa Kỳ đang làm đã không có
hiệu quả hay thậm chí làm chậm bất cứ cái gì ở Biển Đông. Việc cải tạo đất của
Trung Quốc được thực hiện, và đó là dấu hiệu của quân sự hóa, gia tăng quân sự
hóa khu vực Biển Đông. Trung Quốc đã thành công trong việc áp dụng chiến thuật
chia rẽ ASEAN và thay vì dùng tàu hải quân họ dùng tàu chấp pháp tại đây và điều
này gây khó khăn cho các nước khác khi tìm cách đối phó."
Cựu
sĩ quan tình báo Hải Quân Mỹ James Fanell trong một bản tường trình gửi Ủy ban
tình báo thượng viện Mỹ hồi tháng đầu tháng 5 cho biết từ tháng 10/2015 trở lại
đây, Trung Quốc đã cho tàu theo sát hầu như mọi hoạt động của tàu Hải quân Hoa
Kỳ ở khu vực Biển Đông. Ông Fanell nhận định “tàu chiến hải quân Trung Quốc
vào và hoạt động trong khu vực Biển Đông, chuyển chiến lược bao phủ khu vực
sang chiến lược đối đầu trực tiếp. Sự thay đổi này cho thấy bằng chứng về ý định
Trung Quốc sẽ sử dụng lực lượng quân sự để đạt dược những mục tiêu chiến lược
qua đe dọa và bắt nạt, bất chấp việc họ vẫn khẳng định về sự phát triển hòa
bình”
Theo
thống kê được đưa ra trong bản tường trình của ông James Fanell, Từ tháng
10/2015 trở lại đây, Hoa Kỳ đã thực hiện tổng cộng 14 cuộc tuần tra trên Biển
Đông trong chương trình Tự do Hàng Hải (Fonops) được Tổng thống Barack Obama
đưa ra từ năm 2015.
Mỹ
thất bại trong việc tìm chiến lược đối phó
Chương
trình tự do hàng hải ở Biển Đông của Mỹ theo đánh giá của chuyên gia Lindsey
Ford là nằm trong những chiến thuật mà Mỹ áp dụng nhằm tìm một chiến lược đối
phó hiệu quả với sự lấn lướt của Trung Quốc ở Biển Đông. Chiến thuật này được
đưa ra sau khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Hillary Clinton vào năm 2010 lần đầu tiên
lên tiếng tại Hà Nội về quyền lợi của Mỹ ở Biển Đông. Theo bà Lindsey Ford, những
quyền lợi này đã cho thấy vấn đề mà Mỹ mắc phải khi giải quyết vấn đề Biển Đông
"Tuyên
bố (của Ngoại trưởng Hoa Kỳ) làm được là thứ nhất chỉ ra các quyền lợi của Mỹ ở
Biển Đông. Các quyền lợi này bao gồm hai điểm, thứ nhất là tự do hàng hải và sự
tiếp cận tới vùng biển của châu Á, thứ hai là tuân thủ luật quốc tế và giải
quyết tranh chấp không qua vũ lực và xâm lấn. Nhưng điều mà tuyên bố không nói
tới là quyền lợi trực tiếp của Mỹ ở Biển Đông, quyền lợi của Mỹ ở các đảo và
bãi đá hay kết quả của những tranh chấp. Theo tôi cái cách mà Hoa Kỳ đưa ra các
quyền lợi của mình trong tuyên bố này đã nói rõ và nó là điều đã dẫn chúng ta đến
tình huống ngày hôm nay."
Theo
bà Lindsey Ford, Trung Quốc đã ngay lập tức có chiến thuật đối phó thành công
còn Hoa Kỳ đã thất bại trong việc tìm ra chiến lược hiệu quả
"Theo
tôi câu chuyện Biển Đông trong những năm qua là chiến thuật của Mỹ tìm chiến lược
trong khi Trung Quốc đã có chiến lược và họ đi tìm chiến thuật. Khi so sánh hai
phía tôi thấy là Trung Quốc đã làm tốt hơn Mỹ trong việc tìm ra chiến thuật hiệu
quả còn Hoa Kỳ thì chưa tìm ra được chiến lược hiệu quả cho mình."
Dưới
thời của Tổng thống Obama, Hoa Kỳ có chiến lược chuyển trục về châu Á Thái Bình
Dương để đối phó với sự lớn mạnh của Trung Quốc. Tuy nhiên theo đánh giá của một
số chuyên gia quốc tế, chiến lược này đã không thực sự hiệu quả.
Dưới
thời của Tổng thống Donald Trump, Hoa Kỳ có chiến lược Ấn Độ Thái Bình Dương mở
thay cho chiến lược chuyển trục. Tuy nhiên theo chuyên gia Lindsey Ford cho đến
lúc này Mỹ vẫn chưa thực sự có chiến lược hiệu quả đối phó với Trung Quốc ở Biển
Đông mà vẫn tiếp tục thực hiện một số những chiến thuật từ thời của Tổng thống
Obama, cụ thể là hoạt động tuần tra tự do hàng hải vốn không có mấy tác dụng.
Trung
Quốc trong suốt giai đoạn từ cuối năm 2013 đến nay đã gia tăng việc xây lấp đảo
nhân tạo và thiết lập các căn cứ quân sự trên các đảo này. Hồi đầu năm nay, mạng
báo Inquirer của Philippines cho biết Trung Quốc gần như hoàn tất việc quân sự
hóa 7 rạn san hô đang tranh chấp chủ quyền ở Trường Sa. Hiện Trung Quốc đã thiết
lập 7 tiền đồn trên quần đảo Trường Sa với ba đường băng trên đá Chữ Thập, Subi
và Vành Khăn, chưa kể căn cứ quân sự và đường băng ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo
Hoàng Sa.
Hồi
đầu tháng 5, hãng tin CNBC dẫn nguồn tin tình báo Mỹ cho biết Trung Quốc đã triển
khai tên lửa đất đối không và chống hạm ra 3 tiền đồn ở Trường Sa.
Hồi
đầu tháng 4 vừa qua, tờ Wall Street Journal của Mỹ cho biết Trung Quốc đã lắp đặt
trên hai tiền đồn ở Trường Sa các thiết bị phá sóng radar và liên lạc.
Hoa
Kỳ đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo Trung Quốc về việc quân sự hóa khu vực Biển
Đông. Tuy nhiên Trung Quốc nói rằng nước này có toàn quyền đối với các vùng thuộc
chủ quyền của mình và việc xây dựng trên các đảo là nhằm phục vụ mục đích phi
quân sự và quốc phòng, không nhằm hướng tới một nước nào cụ thể.
Chuyên
gia về luật và chính trị thuộc trường đại học Pennsylvania, giáo sư Jacques
Delisle nhận định:
"Chừng
nào Trung Quốc còn đưa vào tuyên bố của mình rằng nước này không có ý định ngăn
cản tự do hàng hải thì vẫn còn có hai sự khác biệt cơ bản về khái niệm ở đây giữa
việc tôi có quyền và tôi chọn không thực hiện quyền đó, và do đó sẽ còn nhiều
lý do để chúng ta phải chú ý tới những gì sẽ diễn ra ở Biển Đông sắp tới."
Cho
đến lúc này, hoạt động được báo chí đưa tin nhiều nhất của Mỹ tại Biển Đông vẫn
là chương trình tự do hàng hải. Chuyên gia Lindsey Ford cho rằng đây là chương
trình tốt nhưng tự nó không thể giải quyết được câu hỏi về mặt chiến lược, và
đã đến lúc Mỹ cần phải vẽ một lằn ranh đỏ. Tuy nhiên, chuyên gia từ Asia
Society cho rằng nếu lằn ranh đỏ có nghĩa bao gồm cả các hoạt động quân sự cụ
thể thì có lẽ cả Mỹ và Trung Quốc đều không muốn vào lúc này, nhất là khi Mỹ lại
đang cần có sự hợp tác của Trung Quốc trong vấn đề hạt nhân của Bắc Hàn
*
Tin,
bài liên quan
No comments:
Post a Comment