Hai
ngày nữa, đến ngày 24/5/2018 là tròn 9 năm ông Thức bị bắt giữ. Trong suốt thời
gian đó đã có nhiều cơ quan ngoại giao quốc tế, các tổ chức nhân quyền, các cá
nhân trong và ngoài nước đã bày tỏ mối quan tâm lên tiếng đề nghị trả tự do cho
ông Thức.
Dẫn
lại liệt kê ra ở đây để thấy rằng vụ việc của ông Thức đã hội đủ yếu tố về đối
nội và đối ngoại để có thể áp dụng quy định của Luật đặc xá về Đặc xá trong trường
hợp đặc biệt.
–
Hôm 20/01/2010 khi Tòa án xét xử tuyên án ông Thức 16 năm tù giam, hai nước Anh
Quốc và Hoa Kỳ đã lên tiếng về vụ án này. Trong đó Bộ Ngoại giao Anh lên tiếng
bày tỏ quan ngại. Thứ trưởng Ngoại giao Ivan Lewis nói tại London: “Không thể cầm
tù bất kỳ ai vì người đó bày tỏ quan điểm của mình một cách hòa bình”. “Quyền
tự do ngôn luận và tự do lưu thông tư tưởng là tối quan trọng cho một nền
kinh tế và xã hội phát triển.” Theo ông Lewis, bản ạ́n chỉ “gây phương hại cho
vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế”.
–
Cũng hôm 20/01/2010 Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) ra thông cáo
gọi phiên xử cùng ngày với các nhà đối kháng là “sự nhạo báng công lý”. Thông
cáo nói “Những người này đáng ra không bao giờ nên bị bắt chứ đừng nói là bị buộc
tội và nhận án tù”. Brittis Edman, nhà nghiên cứu về Việt Nam của Amnesty
International nói trong thông cáo: “Phiên xử thể hiện một cách rõ ràng việc thiếu
bao dung đối với tự do ngôn luận và bất đồng một cách hòa bình, và việc tòa án
thiếu tính độc lập.”
–
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) và Tổ chức Phóng viên Không
Biên giới cũng đã lên tiếng về vụ kết án. Họ đưa ra Thông cáo cho rằng việc bắt
và xử tù này sẽ không ngưng được cuộc tranh luận của người dân về tương lai của
đất nước. Họ cũng hối thúc Liên hiệp Âu châu ngưng đối thoại nhân quyền với Việt
Nam cho tới khi các nhà hoạt động được trả tự do, thúc giục ASEAN bày tỏ quan
ngại ngày càng ra tăng sau các án tù.
–
Năm 2012 nhân dịp diễn ra đối thoại nhân quyền Úc – Việt Nam, đây là một chương
trình thực hiện thường xuyên hàng năm. Tổ chức nhân quyền Quốc tế đã khuyến nghị
Úc chú trọng và quan tâm đến những người đang bị bỏ tù vì các lý do chính trị,
trong đó nêu tên ông Trần Huỳnh Duy Thức. Tổ chức nhân quyền quốc tế khuyến nghị:
Đối với những tù nhân chính trị đã thành án: cho phép các quan sát viên của Úc
và các tổ chức nhân quyền, nhân đạo quốc tế tới thăm gặp các tù nhân, nhất là
những người bị tuyên án tù nhiều năm, bắt đầu theo thứ tự như sau: 1) Trần Huỳnh
Duy Thức (bị kết án 16 năm tù);..
–
Ngày 23/11/2012, Nhóm Làm việc chống Giam giữ Tùy tiện của Liên Hiệp Quốc WGAD
cũng đã kêu gọi nhà nước Việt Nam trả tự do cho tù nhân lương tâm Trần Huỳnh
Duy Thức và bồi thường thiệt hại.
–
Ngày 11/10/2013 Mạng lưới nhân quyền Việt Nam có trụ sở tại California đã vinh
danh trao giải thưởng nhân quyền năm 2013 cho ông Trần Huỳnh Duy Thức. Sự việc
này cho thấy mối quan tâm lớn của người Việt trong và ngoài nước về vấn đề nhân
quyền nói chung và về bản án nặng nề nghiệt ngã dành cho ông Trần Huỳnh Duy Thức
nói riêng.
–
Năm 2015 Quốc tế kêu gọi thả ông Trần Huỳnh Duy Thức, theo đó Gần 20 tổ chức quốc
tế hoạt động vì quyền con người đã ký tên vào một tuyên bố kêu gọi chính quyền
Việt Nam trả tự do cho ông Trần Huỳnh Duy Thức, người hiện đang thụ án tù về
tội ‘Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’. Lời kêu gọi này được đưa
ra nhân dịp tròn sáu năm ngày ông Thức bị bắt giữ và khởi tố – ngày 24/5 năm
2009. Bản tuyên bố nói rõ ông Thức bị bắt và khởi tố ‘chỉ vì ông thực hiện quyền
tự tự do biểu đạt của mình một cách ôn hòa’. “Trái ngược với bản án tuyên tội
hoạt động nhằm ‘lật đổ’ chính quyền, các hoạt động bị đưa ra truy tố của ông Thức
và những người bị kết án cùng ông thực chất chỉ là viết blog kêu gọi cải cách
chính trị và tôn trọng quyền con người”.
Bản
tuyên bố nhắc lại việc hồi cuối năm 2012 Nhóm Làm việc chống Giam giữ Tùy tiện
của Liên hiệp Quốc đã kết luận việc kết án ông Thức là ‘vi phạm quyền tự do
tư tưởng và biểu đạt vốn được đảm bảo tại Điều 19 Công ước Quốc tế về các Quyền
Dân sự và Chính trị’. Bản tuyên bố này được các tổ chức như Ân xá Quốc tế, Những
người bảo vệ Quyền Dân sự, Căn nhà Tự do, Ủy ban Nhân quyền châu Á, Diễn đàn
châu Á vì Nhân quyền và Phát triển, Công dân vì Công lý và Hòa bình… đồng ký
tên. Ngoài ra một số tổ chức xã hội dân sự, hội đoàn và các giáo hội tôn
giáo không do Nhà nước kiểm soát ở Việt Nam cũng ký tên vào bản tuyên bố này.
–
Năm 2016 Dân Biểu Loretta Sanchez lên tiếng trước Quốc Hội Mỹ về ông Trần Huỳnh
Duy Thức. Vào tháng 5/2016 trước khi Tổng Thống Obama đi Việt Nam, bà Sanchez
và 19 vị dân biểu thuộc lưỡng đảng Quốc Hội đã gửi cho ông Obama và Bộ Ngoại
Giao Hoa Kỳ một danh sách các tù nhân lương tâm hiện đang bị những bản án oan
sai, và mong đợi tổng thống sẽ đích danh kêu gọi trả tự do cho họ. Sau đây là
trích lời phát biểu của bà trước quốc hội về ông Trần Huỳnh Duy Thức:
“…Tôi khen ngợi TT
Obama đã nhấn mạnh về nhân quyền và thúc đẩy các quyền tự do ngôn luận, hội họp
và biểu đạt chính kiến, tự do internet cũng như cải tổ hệ thống giáo dục và
kinh tế.
Tuy nhiên, tôi thất vọng vì Tổng thống Obama đã không mạnh dạn kêu gọi trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị, cũng như không công khai tên các nhà hoạt động nhân quyền, những người đã bị bắt giữ và bị ngăn cản không cho đến gặp ông ấy.
Tuy nhiên, tôi thất vọng vì Tổng thống Obama đã không mạnh dạn kêu gọi trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị, cũng như không công khai tên các nhà hoạt động nhân quyền, những người đã bị bắt giữ và bị ngăn cản không cho đến gặp ông ấy.
Vì vậy, ngày hôm nay,
tôi đứng đây nói rõ tình trạng của một người hoạt động nhân quyền dũng cảm và
cũng là một tù nhân chính trị, ông Trần Huỳnh Duy Thức.
Là một doanh nhân và
blogger, ông Thức đã ôn hoà kêu gọi chính quyền phải cải cách chính trị song
hành với cải tổ kinh tế tại Việt Nam. Năm 2009, ông Thức bị bắt, và năm 2010,
trong một phiên tòa kéo dài một ngày, ông đã bị truy tố vì “hoạt động tiến hành
nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 của Bộ Luật Hình sự. Chính phủ
Việt Nam đã kết án ông 16 năm tù giam và 5 năm quản thúc tại gia.
Để phản đối sự bất
công đang diễn ra và đánh dấu năm thứ bảy của bản án bất công, ông đã bắt đầu
tuyệt thực vô thời hạn trong nhà tù ở Nghệ An.
Tôi mong các bạn đồng
nghiệp (tại Hạ Viện Quốc Hội) hãy cùng đồng hành với tôi, để soi sáng vào hoàn
cảnh của ông Thức khi ông can đảm đấu tranh cho các quyền tự do cơ bản mà người
Hoa Kỳ rất trân quý…”
Bà
Loretta Sanchez cũng cho rằng hoàn cảnh của ông Trần Huỳnh Duy Thức đang cần được
sự quan tâm của quốc tế hơn bao giờ hết, khi mà Việt Nam đã có được việc xóa bỏ
hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí từ Hoa Kỳ.
–
Cũng năm 2016 nhân dịp Tổng thống Mỹ Obama sang thăm Việt Nam, các tổ chức theo
dõi nhân quyền, quyền tự do báo chí gồm Human Rights Watch, Ủy ban Bảo vệ Ký giả-
CPJ và Ân Xá Quốc tế- Amnesty International đã đưa ra thông cáo về việc Tổng thống
Obama quan tâm đến vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Ngoài thông cáo, Human Rights
Watch còn gửi thư trực tiếp đến tổng thống Barack Obama, tương tự như Ủy ban Bảo
vệ Ký giả- CPJ. Hai lá thư đều nhắc đến trường hợp cụ thể của tù nhân chính trị
Trần Huỳnh Duy Thức, người đang phải thụ án 16 năm tù giam với cáo buộc hoạt động
nhằm lật đổ chính quyền. Thư của Human Rights Watch và Ủy ban Bảo vệ Ký giả CPJ
nêu ra tuyên bố tuyệt thực của ông Trần Huỳnh Duy Thức kể từ ngày 24 tháng 5,
trùng vào dịp công du Việt Nam của tổng thống Barack Obama. Cả hai lá thư đều
nhắc đến việc chính quyền Hà Nội lặp đi lặp lại đề xuất tù nhân Trần Huỳnh Duy
Thức phải đi Mỹ nếu muốn ra khỏi tù.
–
Năm 2016 Nghị viện Châu Âu ra một Nghị quyết số 2016/2755(RSP) về nhân quyền Việt
Nam, trong đó nêu nhiều nội dung như: Ghi nhận rằng EU là thị trường xuất khẩu
lớn nhất của Việt Nam; ghi nhận rằng EU, cùng với các nước thành viên, là nhà
cung cấp viện trợ phát triển chính thức lớn nhất cho Việt Nam, và ghi nhận rằng
EU sẽ tăng 30% ngân sách cho việc này, lên 400 triệu euro, trong giai đoạn
2014-2020; Nghị quyết Hoan nghênh việc thắt chặt quan hệ đối tác và cuộc đối
thoại nhân quyền giữa EU và Việt Nam; hoan nghênh việc Việt Nam phê chuẩn Công
ước Chống Tra tấn của LHQ vào năm ngoái; Và Nghị quyết kêu gọi chính quyền Việt
Nam chấm dứt ngay lập tức mọi hành động sách nhiễu, đe dọa, ngược đãi các nhà
hoạt động nhân quyền, hoạt động xã hội và bảo vệ môi trường; nhất quyết yêu cầu
chính quyền tôn trọng quyền tụ tập ôn hòa của những nhà hoạt động này, và trả tự
do cho bất kỳ ai còn đang bị giam cầm một cách sai trái; yêu cầu thả ngay lập tức
tất cả các nhà hoạt động đã bị bắt giữ và cầm tù oan uổng như Trần Huỳnh Duy Thức…;
–
Năm 2016 Ông Pascal DEGUILHEM Đại biểu Quốc Hội Pháp, Chủ tịch Hội Hữu Nghị
Pháp-Việt Nam tại Quốc Hội Pháp đã gửi thư cho Ngài François HOLLANDE Tổng Thống
Cộng Hòa Pháp nhân chuyến thăm của Tổng thống Pháp đến Việt Nam trong đó ông là
một thành viên tham gia cùng đoàn. Nội dung toàn bộ bức thư nói về tù nhân
lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức, yêu cầu Ngài Tổng Thống dành sự quan tâm thật đặc
biệt cho hồ sơ này. Bức thư nêu rõ: Vì những giá trị phổ quát tốt đẹp thuộc Quyền
Con Người mà nước Pháp tiếp tục tôn vinh và chia sẻ với nhiều nơi trên thế giới
bên cạnh lợi ích kinh tế, tôi xin trân trọng cảm ơn Ngài Tổng Thống dành thời
gian can thiệp và tác động lên chính quyền Việt Nam ngay khi có thể để cho anh
TRẦN Huỳnh Duy Thức được sớm trả tự do như những người cộng sự của mình.
–
Ngày 5/6/2016 đã có thỉnh nguyện thư đề nghị trả tự do cho ông Trần Huỳnh Duy
Thức được gửi tới Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Chính phủ
Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Bộ công an Tô Lâm. Thỉnh nguyện thư nhận được sự tham
gia ghi danh ủng hộ của rất nhiều người, theo số liệu gia đình tổng hợp cung cấp
thì đã có 20.472 người từ 5 quốc gia khác nhau tham gia. Sự việc này cho thấy
đã có rất nhiều người dành mối quan tâm về số phận tù tội của ông Trần Huỳnh
Duy Thức.
–
Ngày 8 tháng 12 năm 2016 tại Brussels Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam đã tổ
chức phiên thứ 6 của Đối thoại Nhân quyền tăng cường thường niên trong khuôn khổ
Hiệp định Đối tác và Hợp tác EU-Việt Nam (PCA). Các cuộc thảo luận tập trung
vào cải cách pháp lý và tư pháp tại Việt Nam, tự do ngôn luận, tôn giáo, tín
ngưỡng, tự do hội họp một cách ôn hoà và tự do lập hội, quyền lao động, thúc đẩy
pháp quyền và tiến trình thực thi pháp quyền một cách phù hợp, chống tra tấn và
ngược đãi, giam giữ tuỳ tiện, án tử hình, hỗ trợ các tổ chức xã hội dân sự của
Việt Nam và tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền, và sự tham gia trong khuôn khổ của
Liên hiệp Quốc. Tại phiên đối thoại EU nhắc lại rằng tất cả những người bị giam
giữ do thực hiện quyền tự do ngôn luận một cách ôn hoà phải được trả tự do. Nhiều
trường hợp cá nhân được nêu lên tại buổi đối thoại chứng tỏ mối quan tâm của EU
đối với số phận của họ, trong đó có ông Trần Huỳnh Duy Thức.
–
Ngày 23/5/2017 Tổ chức Ân Xá Quốc tế một lần nữa lên tiếng về tù nhân Trần Huỳnh
Duy Thức. Tổ chức Ân xá quốc tế, Amnesty International, có trụ sở tại Anh Quốc
viết thư ngỏ gửi cho ông Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam về trường hợp tù
nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức. Tổ chức Ân xá quốc tế kêu gọi các cơ quan
quản lý nhà tù Việt Nam dành cho ông Thức sự đối xử tôn trọng và những điều kiện
vật chất tối thiểu theo chuẩn mực quốc tế. Theo Tổ chức Ân xá quốc tế, tại trại
giam số sáu ở tỉnh Nghệ An, nơi ông Thức đang bị giam, phòng giam của ông không
đủ ánh sáng cần thiết, và những người quản lý trại giam lại không cho phép gia
đình ông Thức gửi đèn điện thêm cho ông. Ngoài ra Tổ chức Ân xá quốc tế còn cho
rằng từ khi thi hành án tù tới nay, ông Thức bị chuyển trại nhiều lần, mà không
báo trước cho gia đình. Việc ông Thức bị chuyển trại ngày càng xa gia đình ông,
theo Ân xá quốc tế, là trái với một điều khoản do Liên hiệp quốc qui định là tù
nhân phải được giam giữ ở nơi gần gia đình nhất có thể.
–
Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại thành phố Hồ Chí Minh đã nhiều lần quan tâm và hỏi
gia đình về sức khỏe và tình hình của ông Trần Huỳnh Duy Thức. Đặc biệt, cho sự
kiện Đối thoại nhân quyền Hoa Kỳ – Việt Nam sẽ diễn ra vào 17-18/5/2018 tại
Washington D.C, Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ cũng đã hỏi thăm về tình hình của anh
Thức để họ chuẩn bị cho sự kiện này.
–
Vụ việc của ông Thức còn được nhiều đài báo Quốc tế quan tâm như các đài đài Á
châu tự do RFA, đài BBC Việt ngữ, đài tiếng nói Hoa Kỳ VOA, đài phát thanh quốc
tế Pháp RFI … Nếu ông Thức được trả tự do, thông tin này hẳn sẽ được các đài
báo trên loan báo, sẽ tạo ra một hiệu ứng âm hưởng tích cực, nhìn nhận đánh giá
tích cực cho Việt Nam.
–
Từ khi ông Trần Huỳnh Duy Thức bị bắt giữ và kết án cho đến nay, gia đình ông
đã không lúc nào ngưng nghỉ những nỗ lực lên tiếng kêu cứu giúp cho ông Thức,
đơn thư của họ được gửi tới nhiều lãnh đạo các ban ngành. Cũng từ đó đến nay
nhiều cá nhân trong và ngoài nước, nhiều tổ chức quốc tế vẫn quan tâm và theo
dõi các thông tin về cuộc sống nơi ngục tù của ông Trần Huỳnh Duy Thức. Từ thực
tế đó chúng tôi cho rằng việc đặc xá trả tự do cho ông Thức là việc rất cần được
cân nhắc thực hiện để đem lại lợi ích cho đất nước.
*
*
Trả lời phỏng vấn đài sbs Úc Châu về ông Trần Huỳnh Duy
Thức.
Việc đề nghị đặc xá trả tự do này hoàn toàn nằm trong khuôn khổ các quy định pháp luật đang có hiệu lực. Các cơ quan có thẩm quyền chỉ việc thực thi áp dụng đúng các quy định pháp luật hiện tại.
Luật đặc xá của VN do 'đặc thù' của hệ thống các quy định pháp luật về an ninh quốc gia của nước mình, cho nên các nhà làm luật đã dự phòng và có hẳn một chương về đặc xá trong trường hợp đặc biệt, khi một tù nhân lương tâm...
Việc đề nghị đặc xá trả tự do này hoàn toàn nằm trong khuôn khổ các quy định pháp luật đang có hiệu lực. Các cơ quan có thẩm quyền chỉ việc thực thi áp dụng đúng các quy định pháp luật hiện tại.
Luật đặc xá của VN do 'đặc thù' của hệ thống các quy định pháp luật về an ninh quốc gia của nước mình, cho nên các nhà làm luật đã dự phòng và có hẳn một chương về đặc xá trong trường hợp đặc biệt, khi một tù nhân lương tâm...
No comments:
Post a Comment