Rõ
ràng là Quốc Hội Việt Nam, cơ quan đại diện dân và đảng Cộng sản cầm quyền đã
cúi đầu khuất phục trước sức mạnh quân sự của Trung Hoa ở Biển Đông và để mặc
cho lính Tầu tự do đàn áp ngư dân Việt Nam.
Thái
độ nhu nhược này đã lộ rõ mỗi ngày từ đầu năm 2018, khi Trung Hoa hầu như đã
hoàn tất kế hoạch bồi đắp thành đảo lớn kiên cố và quân sự hóa 7 bãi đá chiếm của
Việt Nam ở Trường Sa gồm Vành Khăn, Tư Nghĩa, Subi, Gaven, Chữ Thập, Gạc Ma và
Châu Viên.
Căn
cứ vào hình chụp vệ tinh thì các viện nghiện cứu quân sự Tây phương, kể cả Hoa
Kỳ và Anh cho biết Trung Hoa đã xây dựng căn cứ quân sự, xây sân bay, bãi đáp
trực thăng, thiết lập các dàn phóng phòng không, dựng đài Radar, đài khí tượng
và lập nhiều bến tầu đổ bộ, tiếp vận tại 7 vị trí.
Về
phương diện chiến lược thì Subi, Gaven và Chữ Thập gần Việt Nam nhất. Gạc Ma và
Châu Viên nằm ở vị trí có thể ngăn chặn các tầu tiếp viện và lương thực từ Tỉnh
Khánh Hòa cho quân Việt Nam đồn trú ở Trường Sa. Hai đá Tư Nghĩa (còn có tên là
Huy Cơ), phía bắc Gạc Ma và Vành Khăn nằm chệch về hướng đông, hay phía Tây của
biển Phi Luật Tân.
Vào
ngày 06/01/2018, Trung Hoa đã cho 2 máy bay dân sự của China Southern Airlines
và Hainan Airlines bay thử và đáp xuống sân bay dài trên 3,000 mét ở đá Chữ Thập.
Đe
doạ Việt Nam
Theo
tài liệu của Bách khoa Toàn thư mở thì: "Trung Quốc đã xây dựng một
tòa nhà bê tông dài hơn 60 m trên đá Chữ Thập. Trên ngôi nhà có nhiều ăng-ten,
gồm cả một ăng-ten radar thu phát sóng cao tần Yagi của hải quân cùng hai vòm
che radar. Ngày 26 tháng 5 năm 2010, Trung Quốc phủ sóng mạng điện thoại trên
đá này.
Từ
năm 2014, Trung Quốc bắt đầu cải tạo mở rộng Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef)
thành đảo nhân tạo lớn nhất quần đảo Trường Sa có diện tích 2,74 km2 (tính đến
tháng 7/2015) với tổng kinh phí hơn 73 tỉ nhân dân tệ (11,5 tỉ USD). Trung Quốc
xây dựng trên Đá Chữ Thập 9 cầu tàu, 2 bãi đáp trực thăng, 10 ăng ten liên lạc
qua vệ tinh và một trạm radar. Đặc biệt là việc xây dựng một đường băng dài
3.125m và rộng 60m, là đường băng duy nhất đủ lớn cho máy bay ném bom chiến lược
tại Trường Sa, cho phép quân đội Trung Quốc bao quát không phận rộng lớn từ Tây
Thái Bình Dương gồm cả Guam (nơi
có các căn cứ Mỹ) đến Ấn
Độ Dương. Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ (PACOM), Đô đốc Harry
Harris, cho biết hiện các vỉa đá ngầm mà Trung Quốc chiếm giữ và xây dựng
trái phép ở Biển Đông nhìn giống hệt các căn cứ cho máy bay chiến đấu, máy bay
ném bom, tàu và hoạt động do thám."
Như
vậy, từ vị trí Chữ Thập, máy bay quân sự Trung Hoa có thể cất cánh tấn công Đà
Nẵng, cố đô Huế và các tỉnh miền Trung trong nháy mắt.
Trong
khi đó, tại bãi Subi phía bắc của Gaven và Chữ Thập, máy bay quân sự Trung Hoa
cũng đã bị nhận diện có mặt từ hồi tháng 5/2018.
Tin
này được đài Tiếng nói Việt Nam (Voice of Vietnam, VOV) phát đi từ Hà Nội ngày
11/05/2018, dựa theo báo Tiếng nói nước Nga Việt Nam (Sputnik Vietnam).
Theo
Sputnik Vietnam thì: "Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á
(Asia Maritime Transparency Initiative,
AMTI) đã công bố bức ảnh vệ tinh cho thấy máy bay vận tải quân sự Y-8 Trung Quốc
đỗ trên đường băng mà nước này ngang nhiên xây dựng phi pháp ở Đá Subi, thuộc
quần đảo Trường
Sa của Việt Nam.
Những
hình ảnh cực kỳ chi tiết do vệ tinh chụp được ngày 28/4 cho thấy, một chiếc máy
bay quân sự Shaanxi Y-8 đang đỗ trên đường băng do Trung Quốc xây trái phép
trên đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Y-8
là máy bay vận tải quân sự nhưng một số phiên bản có thể sử dụng để vận chuyển
trực thăng, chống ngầm và do thám. Loại máy bay này được Trung Quốc phát triển
dựa trên thiết kế của máy bay Antonov An-12 do Liên Xô chế tạo và có thể so
sánh với chiếc C-130 Hercules của Mỹ.
Theo
AMTI, những động thái của Trung Quốc ở Đá Subi, Đá Vành Khăn và Đá Chữ Thập cho
thấy Trung Quốc có tham vọng theo đuổi mô hình họ từng thực hiện phi pháp ở đảo
Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam."
Từ
Subi, máy bay quân sự Trung Hoa cũng có thể xung trận tấn công vào Việt Nam
cùng lúc với máy bay cất cánh từ Chữ Thập
Ngoài
ra từ đầu tháng 05/2018, đài CNBC của Mỹ trích tin tình báo Hoa Kỳ cho biết
Trung Quốc đã bố trí tên lửa YJ-12 chống hạm trong tầm hoạt động 295 hải lý (1
hải lý dài 1,852 mét) và tên lửa địa không HQ-9B, có tầm bắn xa 257 cây số trên
3 bãi Chữ Thập, Subi và Vành Khăn.
Từ
Tư Nghĩa xuống Gạc Ma
Về
hoạt động của quân Trung Hoa và công tác kiến thiết doanh trại của họ ở Trường
Sa, hai Phóng viên của báo Thanh Niên (Việt Nam), Mai Thanh Hải và Trung Hiếu
đã có một số bài viết từ chuyến ra Trường Sa từ tháng 01 đến tháng 05 năm 2018.
Theo
quan sát của hai phóng viên này thì các hoạt động của tầu hải quân Trung Hoa và
tầu quân sự Trung Hoa đã không bị cản trở khi di chuyển từ vị trí này qua vị
trí khác, dù trong tầm quan sát của lực lượng Việt Nam ở Trường Sa.
Mai
Thanh Hải viết: "Chiều một ngày cuối tháng 1.2018, khi đang tác
nghiệp trên đảo Len Đao (huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) thì chúng tôi
nghe hiệu lệnh báo động "Tàu quân sự nước ngoài tiếp cận vùng biển Cô Lin
- Len Đao - Gạc Ma".
Từ
đài quan sát trên nóc đảo Len Đao, chúng tôi phát hiện 1 tàu quân sự rất lớn
mang số hiệu 961, mang cờ Trung Quốc đang chạy từ phía nam lên Gạc Ma - Bãi đá
của Việt Nam, bị Trung Quốc đánh chiếm từ ngày 14.3.1988 và giữa năm 2013 tập
trung tôn tạo, xây dựng thành đảo nhân tạo với nhiều cơ sở hạ tầng với các
trang thiết bị, vũ khí khí tài hiện đại." (báo Thanh Niên, ngày
05/02/2018)
Trong
khi đó, Phóng viên Trung Hiếu quan sát:
"So với công trình 9 tầng trên bãi đá Huy Gơ (hay Tư Nghĩa) thì 'thành phố
nổi' mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên bãi Gạc Ma có quy mô rộng lớn hơn
nhiều.
Theo
ghi nhận của PV Thanh Niên vào những ngày giữa tháng 4.2016, Trung
Quốc đã xây xong tòa nhà trung tâm (Sở Chỉ huy) hình khối cao khoảng 8
tầng trên bãi Gạc Ma.
Bao
quanh tòa nhà phi pháp này là hàng rào và những dãy nhà xây kiên cố theo kiểu
doanh trại quân đội. Các dãy nhà này che chắn hết hai tầng phía dưới của tòa
nhà trung tâm để các tàu bè đi ngoài biển không thể quan sát được các hoạt động
bên trong tòa nhà.
Đáng
chú ý ở thời điểm PV Thanh Niên có mặt gần bãi đã có tàu vận tải đổ bộ số hiệu
998 và tàu khu trục số hiệu 168 lướt sóng quẩn quanh bãi Gạc Ma.
Tàu
vận tải đổ bộ 998 trọng tải gần 20.000 tấn có nhiệm vụ vận chuyển quân và đánh
chiếm các mục tiêu đảo. Tàu 998 có sức chở 1 tiểu đoàn hải quân đánh bộ khoảng
270 người với đầy đủ trang bị vũ khí, 4 xuống đổ bộ đệm khí LCAC, 3 xe tăng lội
nước kiểu 63A hoặc 6 xe thiết giáp kiểu 90. Tàu còn được trang bị 1 bệ 8 ống
phóng tên lửa đối không HQ-7 tầm bắn 13 km, 1 khẩu pháo 76 mm, 2 bệ 4 khẩu pháo
30 mm.
Tàu
998 thuộc biện chế Hạm đội Nam Hải và con tàu này từng tham gia chiến dịch hạ đặt giàn khoan 981 trái
phép trong vùng biển Việt Nam năm 2014." (báo Thanh Niên, ngày 19/04/2016)
Như
vậy, dù Trung Hoa chỉ chiếm 7 vị trí tại Trường Sa nhưng Bắc Kinh đã biến chúng
thành các căn cứ Quân sự kiên cố và trang bị vũ khi tối tân để đe dọa Việt Nam
và các nước có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông gồm Phi Luật Tân, Mã Lai Á,
Brunei và Nam Dương.
Đài
Loan, tuy kiểm soát đảo Ba Bình, lớn nhất trong Trường Sa, nhưng không tranh chấp
với Bắc Kinh vì Trung Hoa coi Đài Loan là phần lãnh thổ của mình.
Ngược
lại, Việt Nam luôn luôn chứng minh Ba Bình thuộc Trường Sa là của Việt Nam.
Các
hoạt động quân sự của Trung Hoa ở Trường Sa và ở Hoàng Sa (chiếm của Việt Nam từ
tháng 01/1974), cộng với các cuộc thao diễn lực lượng hải và không quân của nước
này từ đầu năm 2018, có dự kiến của Chủ tịch, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung
Hoa Tập Cận Bình, cho thấy Bắc Kinh không ngại phô trương sức mạnh quân sự ở Biển
Đông.
Và
nhiều phần Việt Nam sẽ là nạn nhân đầu tiên, nếu xẩy ra chiến tranh, mặc dù Việt
Nam đang kiểm soát tới 21 vị trí ở Trường Sa gồm:
Cụm
Song Tử:
Đảo Song Tử Tây, Đá Nam
Cụm
Nam Yết:
Đảo Nam Yết, Đảo Sơn Ca, Đá Lớn, Đá Núi Thị
Cụm
Sinh Tồn:
Đảo Sinh Tồn, Đảo Sinh Tồn Đông, Đá Cô Lin, Đá Len Đao
Cụm
Trường Sa:
Đảo Trường Sa, Đá Đông, Đá Lát, Đá Núi Le, Đảo Phan Vinh, Đá Tây, Đá Tiên Nữ,
Đá Tốc Tan, Đảo Trường Sa Đông
Cụm
Thám Hiểm:
Đảo An Bang, Đá/Bãi Thuyền Chài
Ngư
dân và chủ quyền
Với
các hoạt động quân sự ngông nghênh của Trung Hoa ở Biển Đông đã rõ như thế mà
người đứng đầu đảng cầm quyền Cộng sản Việt Nam (CSVN), Tổng Bí thư đảng Nguyễn
Phú Trọng và Quốc Hội, cơ chế đại diện dân vẫn không dám có bất cứ động thái
nào chống mưu đồ nham hiểm của của Bắc Kinh.
Họ
đã ngậm miệng nhìn hàng chục ngư dân bị lính Tầu đánh đập, dã man đâm chìm thuyền
trong đêm tối giữa biển khơi và cướp đi tài sản đánh bắt từ ngày 18/03/2018 ở
Hoàng Sa và Trường Sa.
Vụ
mới nhất đã xẩy ra khoảng giữa tháng 5/2018 cho ngư dân Lê Văn Nam ở Quảng Ngãi
khi tầu của ông đang hoạt động ở vùng biển Hoàng Sa thì “bị một tàu vỏ
sắt tấn công, dùng súng uy hiếp, cướp đi 200 tấm lưới, 6 tạ hải sản và đổ số
còn lại xuống biển.
Trước
đó hai ngày, cũng tại vùng biển này, ngư dân Trần Quốc Vũ cũng bị hai ca nô
truy đuổi rồi cướp nhiều ngư cụ và hải sản trên tàu”. (Tin các báo từ
Việt Nam, ngày 25/5/2018)
Ngoài
các hành động vô nhân đạo và cướp bóc của lính Trung Quốc nhắm vào ngư dân Việt
mà chính quyền Cộng sản Việt Nam không bảo vệ được, Việt Nam còn bị Trung Hoa
áp lực ngưng các hợp đồng tìm kiếm dầu với các công ty nước ngoài ở Biển Đông.
Tiêu
biểu như Việt Nam đã phải ngưng Dự án giếng dầu và khí đốt Cá Rồng Đỏ do
PetroVietNam hợp tác với Repsol (Spain,Tây Ban Nha) trong vùng đặc quyền kinh tế
của Việt Nam.
Các
tin của Kỹ nghệ dầu khí xác nhận Việt Nam đã phải đình chỉ tìm kiếm ở giếng Cá
Rồng Đỏ, sau khi Trung Hoa đe dọa sẽ tấn công quân sự rộng rãi vào các vị trí của
Việt Nam ở Trường Sa.
Giếng
Cá Rồng Đỏ, lô 163-03, nằm ở khu vực bãi Tư Chính (Vanguard Bank), phía Tây Nam
trong quần đảo Trường Sa và cách Vũng Tàu khoảng 200 hải lý về phía Đông Nam.
Giếng
này có khả năng sản xuất 25.000-30.000 thùng dầu và 60 triệu mét khối khí mỗi
ngày.
Trung
Hoa cho rằng giếng Cá Rồng Đỏ nằm trong vùng “lưỡi bò” thuộc chủ quyền của họ,
mặc dù Tòa án Quốc tế đã bác bỏ luận cứ này từ năm 2016
Lạc
quan hồ hởi
Với
những bằng chứng kể trên, rõ ràng lãnh đạo Việt Nam đã chỉ biết khoanh tay cúi
đầu trước áp chế của Trung Hoa mà không dám phản ứng.
Chẳng
những thế, một số viên chức trong nước và báo chí còn không dám chỉ đích danh
lính Trung Hoa và tầu Trung Hoa đã tấn công, đánh đập dã man và cướp tài sản,
ngư cụ của ngư dân Việt Nam. Họ cam tâm cúi mặt để gọi các tầu hải quân, cảnh
sát biển Trung Hoa là “tầu lạ”, hay “tầu nước ngoài”.
Cũng
bằng cái giọng lạc điệu và hồ hởi của kẻ bàng quang, Thượng tướng Nguyễn
Trọng Nghĩa - Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội đã nói với báo
chí tại hành lang Quốc Hội rằng: "Quan hệ đối ngoại, quốc phòng, kể
cả vấn đề liên quan đến hoạt động trên biển đảo đều rất tốt."
"Ông
lấy ví dụ như hoạt động tuần tra chung, giao lưu hải quân, Cảnh sát biển Việt
Nam với các nước diễn ra rất tốt."
Ông
tướng này nói thêm: "Có thể nói độc lập, chủ quyền được giữ vững
và quan trọng nhất, tạo được hòa bình để phát triển kinh tế…chúng ta đấu tranh
bằng tất cả các giải pháp từ chính trị, ngoại giao, xây dựng bảo vệ thực địa, đặc
biệt là việc tổ chức, giáo dục tuyên truyền để nhân dân bạn bè quốc tế hiểu hơn
về chủ quyền của ta đối với vùng Biển Đông." (theo
VietnamExpress, ngày 25/05/2018)
Như
vậy thì Việt Nam đã mất định hướng ở Biển Đông chưa, hay khi nào giặc Trung Quốc
vào nhà dí súng vào mặt thì mới biết mở mắt ra?
Hay
là, lại giống như ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch (Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch) đã khuyên những ai phản đối du khách Tầu vào Việt Nam
mặc áo thun có hình “Lưỡi Bò” rằng: "Không để những sự cố nhỏ ảnh
hưởng đến đại cục".
Tất
nhiên ông Tuấn đã bị rất nhiều người chửi phản quốc vì ông sợ làm to chuyện áo
thun sẽ mất du khách Tầu du lịch Việt Nam.
Tư
duy vọng ngoại như thế mà viên chức này vẫn tại chức mới lạ.
Càng
lạ hơn, nếu đem những chuyện Trung Hoa đang tung hoành ở Biển Đông để đo lường
khả năng cầm quyền của lãnh đạo Việt Nam thì sẽ thấy họ sợ Tập Cận Bình đến mức
nào? -/-
(05/018)
No comments:
Post a Comment