Thanh Hồ
Tác
giả gửi tới Dân Luận
28/05/2018
Dù
không đồng tình với Thiếu tướng Trương Giang Long, nguyên
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị CAND, Giam đốc Học viện Chính trị CNAD ở
nhiều quan điểm. Nhưng tôi thích cách mà ông phát biểu: “Trung Quốc, không bao giờ từ bỏ dã tâm thôn
tính chủ quyền của chúng ta. Mà không phải thời ông Tập Cận Bình đâu, ông khác
lên cũng sẽ như vậy thôi. Câu chuyện là, bao giờ họ sẽ lấy và lấy bằng cách
nào…”
Đó
là sự thật. Sự thật mà đến lúc chúng ta phải thẳng thắn nhìn nhận, Trung Quốc
đang âm mưu thôn tính nước ta trên mọi mặt, từ đất liền cho đến biển đảo ngoài
khơi. Đó là một cuộc xâm lược mềm bằng chiến lược tằm ăn dâu. Trong khi, chúng
ta vẫn đang mơ mộng hảo huyền vào mối quan hệ 16 chữ vàng, 4 tốt, vào tình hữu
nghị đồng chí anh em.
Lịch
sử hình thành các quốc gia trên thế giới là những cuộc chiến tranh thôn tính,
thống nhất và mở rộng lãnh thổ. Trung Quốc là một ví dụ điển hình nhất. Cách
đây hơn 3000 năm, Trung Quốc thời nhà Thương – Chu cương vực chỉ bao gồm các tỉnh
Sơn Tây, Sơn Đông, Hà Bắc, Hà Nam ngày nay. Theo tiến trình lịch sử, người Hán
(hoa hạ) không ngừng mở rộng biên cương về phía Nam bằng cách thôn tính các bộ
lạc, bộ tộc, tiểu quốc. Khi ấy vùng Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam Trung Quốc
ngày nay là nơi sinh sống của các tộc người Bách Việt.
Vào
năm 221 TCN, Trung Quốc sau một thời kỳ phân tranh kéo dài đã được thống nhất bởi
nhà Tần. Từ đó, các triều đại phong kiến kế tiếp (Hán, Đường, Tống, Nguyên,
Minh, Thanh), không ngừng tiến hành các cuộc chiến tranh thôn tính các tiểu quốc
xung quanh, đặc biệt là nhóm tộc người Bách Việt ở phương Nam. Cuối cùng trong
nhóm Bách Việt đó chỉ còn sót lại Lạc Việt và Âu Việt ở miền Bắc Việt Nam không
bị đồng hoá dù người Hán đã đặt chính quyền cai trị ở đây hơn 1000 năm. Xin nói
thêm, trong cuộc chiến chống lại sự thôn tính ấy, nhiều nhóm người Việt ở vùng
Quảng Tây, Quảng Đông đã thiên di vào lãnh thổ của hai nhóm Lạc Việt và Âu Việt
và cùng nhau hợp sức chống lại người Hán.
Trong
hơn 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc, người Việt không ngừng nổi dậy chống
lại ách áp bức bốc lột và đấu tránh giành quyền độc lập dân tộc. Nhưng hầu như
mọi cuộc khởi nghĩa trong thời kỳ này điều thất bại. Chỉ đến khi Ngô Quyền đánh
bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng (938) thì người Việt mới giành lại được độc
lập, mở ra kỷ nguyên mới cho lịch sử dân tộc. Thế nhưng, với các triều đại
phong kiến của Trung Quốc họ không thừa nhận. Bằng mọi cách họ luôn gây ảnh hưởng
đến Việt Nam, và nếu có cơ hội thì phát binh xâm lược. Ngay cả thời hiện đại,
khi đường biên giới phân chia lãnh thổ đã rỏ ràng, Trung Quốc vẫn không ngừng
gây hấn, xâm phạm chủ quyền nước ta.
Hiện
nay, chiến lược tằm ăn dâu của Trung Quốc ở Biển Đông bước đầu đang tỏ ra rất
hiệu quả. Từng bước tiến hành nâng cấp, xây dựng các đảo chìm thành đảo nổi,
xây dựng sân bay, quân cảng, kho tàng, đưa tên lửa, máy bay ra các đảo mà Trung
Quốc chiếm của Việt Nam như Gạc Ma, Chữ Thập... Về mặt hành chính Trung Quốc
cho thành lập chính quyền Tam Sa nhằm “hợp thức hóa” đường biên giới “lưỡi bò”.
Đồng thời tiến hành tập trận, lập vùng nhận Diện Phòng Không ADIZ.
Cùng
với đó, Trung Quốc cho hàng ngàn tàu đánh cá (của ngư dân họ hoặc giả dạng)
tràn ngập biển Đông, tiến sâu vào vùng lãnh hải của ta để vơ vét hải sản. Và tiến
hành động phá hoại như đâm chìm tàu, phá hỏng, bắn người, bắt thuyền viên, cướp
tài sản của ngư dân Việt Nam. Khiến ngư dân Việt Nam kệt quệ về kinh tế mà bỏ
nghề. Chưa hết, ở các vùng biển nơi có các nhà máy Trung Quốc, luôn xảy ra các
thảm hoạ môi trường khiến ngành du lịch, ngành nuôi trồng, đánh bắt hải sản phải
điêu đứng, thiệt hại rất lớn. Điển hình là vụ Formosa Hà Tĩnh xả thải làm ô nhiễm
vùng biển của các tỉnh ven biển miền Trung.
Đó
là về mặt quân sự, còn về kinh tế họ tìm mọi cách để tuôn hàng hóa rẻ tiền vào
lũng đoạn thị trường nước ta, phái thương nhân thao túng giá khiến nông sản Việt
Nam luôn bị rơi vào cảnh “được mùa mất giá”. Chưa hết, họ còn đưa thực phẩm, đồ
dùng độc hại vào Việt Nam để đầu độc giống nòi ta.
Trong
lĩnh vực xây dựng, Trung Quốc trúng thầu hầu hết các dự án đầu tư xây dựng lớn ở
Việt Nam. Bằng nhiều thủ đoạn, bất chấp luật pháp họ kéo dài dự án dẫn đến tình
trạng chậm tiến độ, đội vốn, mất an toàn, chất lượng kém…Như dự án đường sắt
Cát Linh - Hà Đông, dự án Tổ hợp Bô xít Tây Nguyên, Dự án nhà máy gang thép Lào
Cai… Tất cả những thiệt hại do chậm tiến độ, đội vốn, chất lượng kém người dân
Việt Nam phải gánh chịu.
Những
năm gần đây, họ lại đổ tiền vào thuê, mua, đầu tư đất khắp nơi trên lãnh thổ nước
ta. Với thời gian thuê lên đến 70 năm, thì đó khác nào lãnh địa của họ ? Vừa rồi
một doanh nghiệp Trung Quốc đưa ra đề xuất cho nước ngoài sở hữu nhà 100 năm ở
TP.HCM. Nếu đề xuất này được chính quyền đồng ý thì hậu quả là khôn lường. Nham
hiểm hơn, họ đưa công nhân Trung Quốc sang Việt Nam lao động, trong đó không ít
lấy con gái Việt Nam, sinh sống tại Việt Nam để tạo nên những làng, những phố
Trung Quốc trong lòng Việt Nam.
Tất
cả những việc làm trên của Trung Quốc không phải là ngẫu nhiên, mà đó là một kế
hoạch bài bản, được tính toán kỷ lưỡng với từng bước đi thận trọng. Và mục đích
đến là biến Việt Nam thành “thuộc quốc” hoặc “thuộc địa kiểu mới” của chủ nghĩa
bành trướng, bá quyền Đại Hán. Vấn đế chỉ là thời gian, thời điểm.
Chẳng
lẽ, tổ tiên họ từng phái trăm vạn hùng binh nam chiến cũng không chiếm được nước
ta, nay họ lại không tốn một binh một tốt cũng có thể bắt ta cuối đầu làm thuộc
quốc?
Nếu
bây giờ chúng ta không có biện pháp ngăn chặn, thì với cái vòng kim cô ngày
càng siết chặt đó, sớm muộn gì Trung Quốc cũng đạt được mục đích. Sẽ là rất muộn
nếu hôm nay chúng ta không hành động.
Thanh
Hồ
No comments:
Post a Comment